SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả

doc 34 trang sangkien 11860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_chao_co_dau_tuan_tai_tr.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả

  1. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. MỤC LỤC TÊN MỤC GHI CHÚ TRANG PHẦN MỞ ĐẦU 3 I. Lý do chọn đề tài 4 II. Mục tiêu của đề tài 5 III. Nhiệm vụ của đề tài 5 IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5 V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 VI. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 6 VII. Khẳng định tính mới 6 PHẦN NỘI DUNG 8 I. Cơ sở lý luận 9 II. Thực trạng 10 II.1 Thuận lợi 10 II.2 Khó khăn 11 III. Biện pháp tiến hành 11 III.1 Quan tâm đến các nhân tố 11 quyết định đến hiệu quả của tiết chào cờ đầu tuần III.2 Lập kế hoạch thực hiện tiết 14 chào cờ đầu tuần. III.3 Tiến hành thực hiện 16 III.4 Một số mô hình tiết chào cờ 17 đầu tuần đã được thực hiện tại trường THCS Bình An – Dĩ An IV. Hiệu quả thực hiện 22 Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 1
  2. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. IV.1 Về phía người tổ chức – điều 22 khiển IV.2 Về phía người tham gia. 22 PHẦN KẾT LUẬN 24 I. Ý nghĩa của đề tài 25 II. Bài học kinh nghiệm 25 III. Hướng phát triển của đề tài 25 Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 2
  3. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 3
  4. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sinh thời, Hồ Chủ Tịch của chúng ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy! Tài - đức là hai phương diện khác nhau nhưng lại tồn tại song song, tương hỗ nhau trong từng bước phát tiển của con người. Chính nó đã tạo nên trong con người một nhân cách sống. Nhưng nhân cách ấy không phải tự nhiên có mà phần nhiều là do giáo dục mà nên: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh) Nhận thấy tầm quan trọng ấy, ngay từ buổi sơ khai, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ - những mầm xanh của của đất nước. Có thể nói, hơn đâu hết, môi trường giáo dục cho các em một cách toàn diện nhất chính là Nhà trường. Tại đây, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người; được vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về đức, trí, thể, mỹ thông qua các môn học hay các tiết sinh hoạt ngoại khóa. Và có lẽ, khi nhắc tới đây không ai có thể quên được tiết chào cờ đầu tuần - một trong những tiết sinh hoạt luôn gắn liền với việc hỗ trợ giáo dục các em học sinh rèn luyện đạo đức, phát huy tính tích cực trong học tập cũng như trong các hoạt động phong trào Nhưng, thực tế hiện nay, tiết sinh hoạt dưới cờ ở mỗi trường thực hiện mỗi khác và sẽ có những tác động tích cực hay tiêu cực khác nhau đến học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết chào cờ đầu tuần sinh động, hiệu quả nhưng vẫn giữ được tính chất nghiêm trang đồng thời gây được sự chú ý, thích thú của học sinh từ đó giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc; rèn luyện cho các em những kỹ năng sống; giúp các em nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 4
  5. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. để ôn lại; triển khai và thực hiện tốt kế hoạch trong tuần, trong tháng. Nhận thấy tính cấp thiết ấy, tôi quyết định thực hiện đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỘT CÁCH SINH ĐỘNG, HIỆU QUẢ” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại trường THCS Bình An của chúng tôi nói riêng, đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. Việc thực hiện đề tài giúp tạo ra những hình thức tổ chức tiết chào cờ đầu tuần sinh động với những nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với chủ đề năm học, chủ điểm tháng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS và hơn hết là đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh các vấn đề về về kinh tế xã hội, đạo đức lối sống, cách đối nhân xử thế hàng ngày góp phần tạo một môi trường học tập, sinh hoạt thân thiện, tích cực. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài tập trung nghiêm cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp sắp xếp, tổ chức tiết chào cờ đầu tuần sao cho phù hợp với tình hình nhà trường và nhu cầu giáo dục học sinh. Sáng tạo những hình thức mới, những nội dung phong phú có tính chất giáo dục cao, phù hợp với chủ điểm năm học, chủ điểm tháng, chủ điểm tuần và đội tường học sinh. Vận dụng lý luận và thực tiễn, tổ chức tiết chào cờ đầu tuần sinh động, hiệu quả rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách sống cho học sinh từ đó tạo niềm tin nơi phụ huynh. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. IV.1 Phương pháp quan sát: Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 5
  6. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. Là phương pháp theo dõi, quan sát sự chú ý, tinh thần tham gia tiết chào cờ đầu tuần của các em học để từ đó hiểu được mức độ hứng thú của các em. IV.2 Phương pháp điều tra: Là phương pháp tiến hành khảo sát, điều tra học sinh về hứng thú của các em đối với tiết chào cờ đầu tuần trước và sau khi thực hiện một số hình thức tổ chức mới. IV.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp: Là phương pháp tìm hiểu, phân tích những tiết chào cờ đã được thực hiện hay cách thức giải quyết vấn để của những người đi trước rồi tổng hợp rút ra những nhận định chính xác về kết quả đã đạt được và đề ra cách thức thực hiện mới. IV.3 Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài để có thể đành giá được mức độ thành công trong quá trình thực hiện. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài tập trung nghiên cứu những hình thức tổ chức, những nội dung đã được thực hiện trong tiết chào cờ đầu tuần ở trường THCS. VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Đây là đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả” nên sau khi đã tìm hiểu được những hình thức tổ chức và các nội dung thực hiện ở tiết chào cờ đầu tuần trong cấp THCS, tôi thực hiện nghiên cứu cụ thể trên đối tượng là học sinh trường THCS Bình An – Thị xã Dĩ An từ đó khái quát hóa tính ứng dụng của đề tài cho toàn cấp THCS. VII. KHẲNG ĐỊNH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài có nhiều cái mới trong cách thức tổ chức các nội dung của tiết chào cờ đầu tuần, biến nó thành nơi để các em được học tập, được tham gia các hoạt Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 6
  7. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. động, được thể hiện bản thân nhưng vẫn giữ được vẻ nghiêm trang của nghi lễ chào cờ. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra nhiều phương pháp hiệu quả giúp chúng ta có thể tổ chức một tiết chào cơ sinh động, phù hợp với thời lượng, đối tượng cũng như nhu cầu giáo dục toàn diện đối với học sinh cấp THCS. Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 7
  8. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 8
  9. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chào cờ là nghi thức quan trọng có ý nghĩa mở đầu cho các buổi lễ, các đại hội hay một tuần làm việc mới. Lễ chào cờ được tiến hành trong không khí nghiêm trang, tất cả mọi người đều hướng mắt về cờ Tổ quốc như thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất nước mình. Toàn thể học sinh trường THCS Bình An đang nghiêm trang thực hiện nghi lễ chào cờ đầu tuần. Trong trường THCS, tiết chào cờ được thực hiện vào sáng thứ hai hàng tuần, trong thời gian một tiết học (45 phút) theo quy định của ngành gáo dục. Đây là tiết học dưới hình thức tập hợp, sinh hoạt học sinh trên quy mô toàn trường. Chính vì thế, tính giáo dục của tiết học phải cao và mang tính toàn diện. Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần là nơi để các tập thể hiểu biết về thành tích phấn đấu cũng như những tồn tại của nhau để từ đó tìm những điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mặt khác, tiết chào cờ đầu tuần sẽ như một cuốn sách mới giúp học sinh cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, địa phương mình. Các Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 9
  10. ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động,hiệu quả. em hiểu hơn về những ngày kỉ niệm lớn của địa phương mình, đất nước mình để rồi hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộc. Và có lẽ, chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó học sinh xác định được phương hướng phấn đấu cho bản thân, cho tập thể. Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cực đối với việc định hướng nhận thức, thái độ hành vi của mỗi cá nhân. Chào cờ đầu tuần còn là cơ hội để học sinh tập dượt điều khiển hoạt động trên quy mô toàn trường. Vì thế, nó có tác dụng góp phần rèn luyện ý thức và năng lực tự quản cho học sinh. Hơn thế nữa, nó còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể, trước công chúng, hình thành trong bản thân những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống giúp các em có thể tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội. Như vậy, chào cờ đầu tuần có ý nghĩa thực sự quan trọng không chỉ với tập thể mà còn cho từng cá nhân giáo viên và học sinh. Chính vì thế, nó đã và đang được đưa vào một trong những tiết chính khóa của chương trình học và đòi hỏi người tổ chức phải không ngừng sáng tạo, tìm ra những phương pháp mới giúp hiệu quả của tiết học được nâng cao hơn, thu hút được hứng thú từ phía người tham dự. II. THỰC TRẠNG II.1 Thuận lợi. Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ phía lãnh đạo ngành, địa phương và Ban giám hiệu nhà trường về khâu tổ chức cũng như các mặt nội dung. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác tổ chức cũng như tham mưu nội dung giáo dục. Đa số các em học sinh ngoan, có ý thức tham gia tích cực. Ban chỉ huy liên đội nhiệt tình, sáng tạo trong công tác đề xuất các hoạt động. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội khá đầy đủ. Tác giả: Bùi Thị Thúy Lương – GV Tổng phụ trách Đội Trang 10