SKKN Một số kinh nghiệm dạy học 1 tiết lý thuyết Vật lý 6 ở trường PTDT Nội trú huyện Mường La
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học 1 tiết lý thuyết Vật lý 6 ở trường PTDT Nội trú huyện Mường La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_1_tiet_ly_thuyet_vat_ly_6_o.doc
Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học 1 tiết lý thuyết Vật lý 6 ở trường PTDT Nội trú huyện Mường La
- - 1 - Đê tài sáng kiến kinh nghiệm – lũ bun ly Mường la năm 2006 a. Phần thứ nhất Một số vấn đề chung I : Lý do chọn đề tài 1.Vị trí, tầm quan trọng của đề tài: - Thực hiện nguyên lý giáo dục của đảng “Học đi đôi với hành” trong thời kỳ đất nước trên đà phát triển- thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trong chiến lược phát triển,đảng ta xác định, lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu: Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.Một nhân cách mang bản sắc dân tộc Việt Nam,đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đang thời kỳ mở cửa của kinh tế thị trường. Như vậy, chất lượng giáo dục trong nhà trường luôn là nỗi bức xúc cúa toàn xã hội. Nhà trường với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phat triển toàn diện thông qua quá trình giảng dạy, vì vậy học sinh được tiếp xúc với các môn khoa học tự nhiên và xã hội trong hệ thống các môm học đó, thì môn vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên lý gíao dục “học đi đôi với hành”. - Môn vật lý có tầm quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của bậc THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số kiến thức vật lý cơ bản ở trình độ phổ thông cơ sở . Bước đầu hình thành ở học sinh các kỹ năng cơ bản thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở học sinh các nhân lực thức và các phẩm chất cách mà mục tiêu giáo giục bậc THCS đề ra . - Môn vật lý có mối quan hệ gắn bó qua lại với các môn khác. Nhiều kiến thức và kỹ năng đạt được qua môn vật lý cơ sở đối với việc học tập các môn khoa học khác, đặc biệt môn khoa học thực nghiệm đã được toán học ở mức độ cao nên nhiều kiến thức và kỹ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập môn vật lý . - Môn vật lý ở trường PTCS có vị trí cầu nối quan trọng một mặt nó phát triển hệ thống kiến thức kỹ năng và thái độ mà học sinh đã lĩnh hội và hình thành ở tiểu học, mặt khác nó góp phần chuẩn bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên trung học phổ thông và trung học - 1 -
- - 2 - Đê tài sáng kiến kinh nghiệm – lũ bun ly chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào lĩnh vực lao động sản xuất, đòi hỏi những hiểu biết nhất định về vật lý . - Việc giảng dạy vật lý có những khả năng to lớn góp phần hình thành và rèn luyện học sinh cách thức tư duy và làm việc khoa học, cũng như góp phần giáo dục học sinh ý thức, thái độ, trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình xã hội và môi trường . 2 . Mục đích nghiên cứu của đề tài và những điều cần đạt được . - Môn vật lý được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 6 .Với mục đích nối tiếp phát triển các kiến thức và kỹ năng mà bước đầu đã được hình thành cho học sinh qua môn “ tự nhiên xã hội’’ ở bậc tiểu học để cân đối với các môn khoa học tự nhiên khác, nhằm đáp ứng hứng thú học tập và nhu cầu nhận thúc của học sinh đối với thế giới tự nhiên qua môn vật lý . - Chương trình vật lý 6 chỉ bao gồm những khái niệm về cơ học nhiệt học được nghiên cứu ở mức độ đơn giản một số hiện tượng qui luật vật lý gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh . Phương pháp dạy học môn vật lý 6 là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh , chủ yếu tổ chức cho học sinh tự mình phát triển tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề qua các hoạt động thích hợp . - Trong nội dung đề tài này mục đích và những điều mà học sinh cần đạt được là : + Đề tài đưa ra cơ sở lý luận về phương pháp dạy học một tiết vật lý 6 và cơ sở thực tiễn về quá trình dạy học môn vật lý 6 ở trường PTDT nội trú huyện Mường la.Từ đó đưa các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học một tiết môn vật lý 6 và cách thức thể hiện các biện pháp đó trong quá trình dạy học một trong trường PTDT nội trú huyện Mường la . - Cụ thể những điều học sinh cần đạt được là : + Học sinh cần dự toán được câu trả lời đầu bài đặt ra . Tự nghiên cứu và trả lời câu hỏi trong SGK Biết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau thông qua hoật động nhóm . Thông qua các câu trả lời học sinh tự rút ra kết luận của bài và làm được các bài tập vận dụng trong - 2 -
- - 3 - Đê tài sáng kiến kinh nghiệm – lũ bun ly SGK ; và học sinh khá giỏi còn có thể giải được nhiều dạng bài khác ngoài SGK và sách bài tập . 3. ý nghĩa của đề tài : Đứng trước nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường ở bậc THCS là một vấn đề vô cùng bức bách đặt ra cho mỗi giáo viên . vì vậy cấp THCS đựơc coi là cầu nối đề học sinh lên phổ thông, vậy muốn có chất lượng tốt, phải được bắt đầu ngay từ các lớp dưới. Do dạy học theo phương pháp mới, nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ, trong việc soạn giáo án và thực hiện dạy học một tiết lý thuyết vật lý 6. Nên hiệu quả bài dạy chưa cao và chất lượng dạy học môn vật lý 6 cồn hạn chế. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn vật lý 6 trường PTDT Nội trú huyện mường la . Tôi mạnh dạn nghiên cớu đề tài “ một số kinh nghiệm dạy học 1 tiết lý thuyết vật lý 6 ở trường PTDT nội trú huyện mường la’’ với mong muốn được traođổi kinh nghiệm giảng dạy môn vật lý 6 với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy môn vật lý trong trường cũng như trong toàn xã hội . II : Phương pháp cơ bản 1. Phương pháp cơ bản : - Phương pháp điều tra , phương pháp đàm thoại , phương pháp thực nghiệm . - Phương pháp tổng kết - đúc rút kinh nghiệm . 2. Phương pháp hỗ trợ : - Phương pháp dùng hệ thống câu hỏi , phương pháp hỏi đáp , phương pháp thống kê , phương pháp kiểm tra đánh giá . III : Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 6a, 6b trường PTDT nội trú . - Lớp 6a là đối tượng nghiên cứu của đề tài . - Lớp 6b là đối tượng đối chứng . - Cơ sở nghiên cứu : giáo viên dạy môn vật lý6 ở trường PTDT Nội trú Mường la. - 3 -
- - 4 - Đê tài sáng kiến kinh nghiệm – lũ bun ly B. Phần thứ hai Nội dung của đề tài I / Cơ sở xây dựng của đề tài . 1. Cơ sở lý luận : Mục tiêu của môn vật lý THCS là chuyển mạnh từ việc nặng nề chuyền thụ kiến thức, sang việc chú trọng bồi dưỡng năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực sáng tạo và năng lực thực hành . Vì thế ngoài việc đổi mới SGK, phải tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học . Sự đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý được thể hiện trên các mạt sau : a. Khắc phục lối chuyền thụ một chiều Truyền thụ một chiều là kiểu dạy học đã tồn tại lâu năm trong nền giáo dục của chúng ta, nét đặc trưng của nó là : “ giáo viên đối thoại, giảng giải, minh hoạ, làm mẫu kiểm tra, đánh giá còn học sinh thụ động ngồi nghe, ngồi nhìn thầy cô mà ghi nhớ và nhắc lại’’. Theo cách đó, giáo viên trình bày giảng giải kiến thức cần truyền thụ cho học sinh một cách rõ ràng, chính xác, đầy đủ, dễ hiểu . Biểu diễn thực nghiệm một cách thành công đúng như trong lý thuyết hay đúng như mong muốn cần đạt được, còn học sinh có hiểu được, làm được phát triển được hay không là trách nhiệm của học sinh. Việc khắc phục lối truyền thụ một chiều là một hoạt động có tính cách mạng nhằm chống lại một thói quen đã có từ lâu đời , chống lại biểu hiện đặc quyền của người giáo viên và dành cho học sinh vị trí chủ động trong học tập . b. Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho học sinh . Muốn rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo cho học sinh điều quan trọng nhất là giáo viên phải biết tổ chức hướng dẫn tạo điều kiện cho học sinh tích cực, tự lực tham gia vào các quá trình tái tạo cho mình những kiến thức phân loại đã có, tham gia giải quyết các vấn đề học tập. Trong quá trình học tập môn vật lý, sự sáng tạo thể hiện nhiều nhất ở hai khâu : - 4 -
- - 5 - Đê tài sáng kiến kinh nghiệm – lũ bun ly + Đưa dự toán ( xác định giả thiết ) + Đề xuất phương án thực nghiệm kiểm tra giả quyết c. áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến , các phương pháp dạy hoạ hiện đại và quá trình dạy học . Nền giáo dục của hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới của nửa cuối thế kỉ XX đều rất quan tâm đến năng lực sáng tạo của học sinh, nhiều phương pháp dạy học mới được thử nghiệm và được những kết quả rất khả quan, nhưng không có một phương pháp vạn năng nào có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh và đối tượng học sinh . Do đó khi dạy học môn vật lý, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học , đặc biệt là các phương pháp như sau : * Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề : Phương pháp này đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, nghiên cứu, tự lực hoạt động. Chương trình sách giáo khoa vật lý 6 chú trọng đến việc xây dựng tình huống có vấn đề, tạo hứng thú học tập cho học sinh . Đồng thời rất quan trọng việc hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề như thu thập thông tin, đề xuất dự án giả thuyết, đưa ra phương pháp kiểm tra giả thuyết, tập cho học nghiên cứu giải quyết các vấn đề học tập và các vấn đề thường gặp trong cuộc sống . * Phương pháp xuất phát từ kinh nghiệm, vốn sống và trình độ của học sinh : Khi dạy học giáo viên cần coi trọng những kiuến thức có liên quan trực tiếp đến vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh chính xác hoá và phát triển vốn hiểu biết và kỹ năng của mình . Đặc biệt cần chú ý đến những nội dung nhằm làm cho học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã chiếm lĩnh được vào các hoạt động thường ngày, cũng như các hoạt động nghề nghiệp sau này. Như thế kiến thức của học sinh sẽ vững vàng và sâu sắc hơn , hoạt động nhận thức có kết quả và ngày càng nâng cao . * Dạy học phương pháp thực nghiệm : Phương pháp thực nghiệm được xêm như phương pháp cơ bản trong quá trình tìm tòi nghiên cứu vật lý . Chương trình vật lý ở THCS chủ yếu là vật lý thực nghiệm , các kiến thức vật lý được rút ra thực nghiệm và được kiểm tra bằng thực - 5 -
- - 6 - Đê tài sáng kiến kinh nghiệm – lũ bun ly nghiệm. Bởi vậy khi áp dụng phương pháp thực nghiệm , những kiến thức hiểu biết về phương pháp thực nghiệm trở thành một loại kiến thức cơ bản quan trọng như các kiến thức vật lý khác . * Tăng cường hoạt động nhóm , thảo luận lớp : Việc thảo luận nhóm và tranh luận ở lớp không những tạo điều kiện cho học sinh có thể giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong việc tìm tòi nghiên cứu bảo vệ ý kiến của mình, mà còn rèn luyện cho học sinh năng lực tự khẳng định, năng lực giao tiếp, ứng sử . * Rèn luyện khă năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh : Bất cứ việc học tập nào đều phải thông qua việc tự học của người học thì mới có kết quả sâu sắc và bền vững . Trong môn vật lý 6 việc rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu thể hiện trong các hoạt động thu thập thông tin, vận dụng . Việc áp dụng triệt để từng phương phấp trên , sẽ có hiệu quả rất lớn đến chất lượng học tập và hình thành năng lực sáng tạo của học sinh . Tuy nhiên việc đó đòi hỏi một trình độ phát triển khá cao ở học sinh và tốn khá nhiều thì giờ trong dạy học . Trong điều kiện hiện nay của trường PTCS với trình độ ban đầu của học sinh nhỏ tuổi bước vào học tập vật lý với vốn kiến thức còn ít, kinh nghiệm hoạt động nhận thức còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu thốn thì giáo viên cần lựa chọn những mức độ thích hợp để áp dụng và phối hợp các phương pháp dạy học trên mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn . 1. Cơ sở thực tiễn : sau một học kỳ giảng dạy môn vật lý 6 ở hai lớp 6a và 6b được dự giờ và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy vật lý với giáo viên trong trường . Tôi nhận thấy một số vấn đề sau : a. Đối với giáo viên : Do giáo viên còn chưa nắm chắc cách soạn bài theo phương pháp dạy học mới , nên việc tổ chức dạy học một tiết vật lý 6 trên lớp còn nhiều hạn chế : giáo viên vẫn còn giảng nhiều , vẫn đọc cho học sinh ghi câu trả lời , chưa hướng dẫn học sinh sử dụng triệt để sách giáo khoa , còn lúng túng trong việc tổ chức học sinh thực hành vật lý theo nhóm , phân bố - 6 -