SKKN Áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn Sinh học trong trường THCS

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 8382
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn Sinh học trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_phuong_phap_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh.doc

Nội dung text: SKKN Áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn Sinh học trong trường THCS

  1. áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS Phần I - đặt vấn đề Trong cải cách giáo dục bên cạnh những đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy thì sự đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng.Vì nó cho phép đánh giá khách quan chất lượng dạy và học, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả của những cải tiến về nội dung và phương pháp giảng dạy đã thực hiện, tư đó co biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, của học sinh là một phần quan trọng trong quá quá trình dạy và học. Đổi mới chương trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các phần trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải đổi mới việc kiểm tra. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ở các trường THCS hiện nay cho thấy: - Chưa đạt được sự công bằng, giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra cũng khác nhau. - Chủ yếu là sử dụng hình thức tự luận. - Thiếu tính khách quan, phần lớn dựa vào các đề thi có sẵnvà ép kiến thức, ấn định học sinh theo các đề thi có sẵn đó. - Thiếu tính năng động do chưa có ngân hàng đề thi. - Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng . - Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hầu như ít kiểm tra vềnăng lực tự học của học sinh. - Việc cho điểm thường có độ tin cậy thấp vì thiếu tiêu trí đánh giá và phụ thuộc một phần tâm trạng, kiểu trình bàycủa người chấm. - Chưa sử dụng cácphương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. - Trong các bài kiểm tra 15’ hoặc 45’ hay kiểm tra cuối kì, ở hầu hết các trường đều sử dụng các câu hỏi tự luận truyền thống thày ra câu hỏi, học sinh trả lời rồi đối chiếu với biểu điểm chấm bài, đánh giá bài theo thang điểm đã qui ước( điểm 10). Phương pháp này bộc lộ một số nhược điểm như hạn chế tính khách quan và tính chính xác. Trong thực tế cùng một bài kiểm tra nếu cho giáo viên chấm độc lập có thể cho hai kết quả không giống nhau. - Trong các bài kiểm tra 5’ đầu giờ ở hầu hết các giáo viên đều áp dụng phương pháp vấn đáp ( kiểm tra miệng) đã phần nào đánh giá thực chất hơn, nhưng tong mỗi lần kiểm tra chỉ có thể tiến hành trên 1 - 2 học sinh. Phạm vi kiểm tra thường hạn hẹp trong từng bài học từng tiểu mục của bài. - Do bài kiểm tra sử dụng phương pháp tự luận cho nên có thể dễ phát sinh các tiêu cực trong khi kiểm tra. Học sinh coi cóp bài trong sách giáo khoa, vở ghi, đáp án, đề cương ôn tập hoặc coi bài của nhau là tình trạng khá phổ biến, trong một số lớp nếu có 1 vài học sinh làm được bài là cả lớp đều có điểm tốt. Để khắc phục một số nhược điểm nêu trên, trong mỗi bài kiểm tra nhiều giáo viên đã áp dụng việc ra nhiều câu hỏi ngắn hoặc thiết kế các hỏi trả lời nhanh dưới 1
  2. áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS dạng các “ phiếu học tập” nhằm mục đích đánh giá hoặc củng cố kiến thức sau một giờ dạy. Tuy nhiên việc áp dụng còn chưa được rộng rãi. Giải quyết vấn đề này Dự án phát triển giáo dục THCS, trung tâm nghiên cứu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông - Viện khoa học giáo dục đã xây dựng bộ tài liệu “ Bước đầu đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở các môn học lớp ” nhằm cung cấp một số khái niệm cơ bản, một số định hướng về việc đổi mới đánh giá chất lượng học tập của học sinh và các đề kiển tra mẫu để giáo viên có thể sử dụng hoặc tham khảo trong quá trình giảng dạy. Bộ Tài liệu đã được Vụ trung học phổ thông thẩm định để sử dụng trong nhà trường THCS Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy các câu hỏi trong bài kiểm tra cần kết hợp câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan , nên tăng dần câu hỏi trắc nghiệm khách quan và các câu vận dụng kiến thức và giải thích những hiện tượng thực tiễn cuộc sống. Đối với câu hỏi tự luận thì câu hỏi kiểm tra chủ yếu là loại câu hỏi “tại sao?” Kiểm tra có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như : kiểm tra nói kiểm tra viết, nhưng cần chú ý kiểm tra thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học ở các trường THCS nói chung và ở trường THCS Cẩm Văn nói riêng, tôi xin mạnh dạn đưa vấn đề “áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS” Rất mong nhận được sự đồng cảm và sự góp ý tận tình của các đồng nghiệp. 2
  3. áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS Phần II - GiảI quyết vấn đề A/ Cơ sở lí luận I. Hình thức : - Có câu hỏi dạng trắc nghiệm chiếm 30% - 40% - Có câu hỏi dạng tự luận chiếm 70% - 60% II. Yêu cầu: - Nội dung kiểm tra cần quán triệt nguyên tắc vừa sức bám sát yêu cầu của chương trình, kiểm tra được cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. - Đề kiểm tra phải đánh giá khách quan chính xác năng lực học tập của từng học sinh. - Kiểm tra không thể bỏ qua được các hình thức kiểm tra truyền thống, mà ttrong một bài kiểm tra cần kết hợ cả kiểm tra truyền thông và câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tăng đần trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt với chương trinh sinh học 9 cần chú ý câu hỏi thực hành và câu hỏi vận dung vào giải thích một số hiện tượng trong thức tiễn cuộc sống. III. Nội dung kiểm tra Kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. Kiểm tra kiến thức ở 3 mức độ : - Biết : câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại một kiến thức đã biết, học sinh chỉ dựa vào trí nhớ để trả lời. - Hiểu : câu hỏi yêu cầu học sinh tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học diễn đạt bằng ngôn tư của mình chứng tỏ thông hiểu chứ không phải chỉ biết và nhớ. - Vận dụng : câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Kiểm tra thực hành bằng các bài thực hành thí nghiệm cụ thể như : trình bày thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm, hoặc quan sát giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống. IV. Hình thức kiểm tra: Đối với học sinh lớp 9 vẫn giữ 2 hình thức kiểm tra : - Kiểm tra nói trong một tiết học (kiểm tra bài cũ). - Kiểm tra viết (kiểm tra 15’ hoặc 45’). Kiểm tra 15’ có thể đầu tíêt hoặc cuối tiết học, kiểm tra 45’ giữa kì hoặc cuối kì. V. Điều kiện kiểm tra : - Dựa vào mục tiêu cấp học lớp học. - Phải nghiên cứu kĩ những kiến thức cơ bản của bài của chương trình, chuẩn kiến thức tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - đào tạo. - Phải nắm được đối tượng, trình độ của từng lớp, của từng học sinh, từng vùng miền khác nhau. - Coi kiểm tra hoặc coi thi phải thực sự nghiêm khắc chống hiện tượng quay cóp bài trao đổi bài. VI. Một số phương pháp kiểm tra cụ thể 3
  4. áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS Mỗi một phương pháp đều có những ưu - nhược điểm và được sử dụng thích hợp trong mỗi tình huống cụ thể. 1. Phương háp quan sát: Phương pháp này mang nặng tính chất định tính thường được dùng trong việc đánh giá kết quả thực hành. 2. Phương pháp vấn đáp(nói) Yêu cầu đối với câu hỏi kiểm tra nói: - Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải vừa phải, sát với trình độ học sinh. - Câu hỏi nêu ra cho học sinh phải chính xác rõ ràng và xác định, không làm cho học sinh hiểu sai, dẫn đến trả lời lạc đề. Bên cạnh câu hỏi cơ bản, chuẩn bị câu hỏi bổ sung, tạo điều kiện đánh giá chính xác, chú ý năng lực vận dụng kiến thức, suy nghĩ sang tạo. - Phương pháp kiểm tra vấn đáp (nói) có thể đầu tiết học “ Kiểm tra miệng” hoặc trong suốt cả tiết học. Phương pháp này không thích hợp cho việc đánh giá một lượng lớn kiến thức hoặc trên nhiều học sinh trong một thời gian ngắn. 3. Phương pháp kiểm tra viết: Bài kiểm tra viết có thể được thực hiện ở đầu hay cuối tiết học hoặc chọn một tiết học sau một chương hay một phần của chương trình, hoặc trong bài viết vào cuối học hay cuối năm học. Kiểm tra viết có thể đề cập nhiều vấn đề nhằm đánh giá học sinh ở nhiều mặt hơn kiểm tra nói. Tuy nhiên đề kiểm tra viết cũng chỉ có thể đề cập một số kiến thức mấu chốt nào đó trong cả một chương trình rất dài. Đối với học sinh THCS khó có điền kiện đánh giá kĩ năng thực hành cho nên có thể dùng những câu hỏi kiểm tra lí thuyết về thực hành. Nội dung câu hỏi phải vừa sức học sinh. Số lượng câu hỏi phải thích hợp với thời gian qui định làm bài, bao quát được những thành phần kiến thức khác nhau của chương trình môn học. Trong đề kiểm tra nen có những phần câu hỏi phân hoá trình độ học sinh, phát hiện những học sinh giỏi để bồi dưỡng. Để khắc phục những nhược điểm của kiểm tra viết trong dạy học trước đây, ngoài việc kiểm tra viết theo kiểu truyền thống như trắc nghiệm chủ quan thì cần phảI kết hợp với kiểm tra viết theo trắc nghiệm khách quan. Nên đảm bảo tỉ lệ nhất định giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan với câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Bao gồm 2 dạng chính là câu hỏi tự luận(trắc nghiệm chủ quan) và trắc nghiệm khách quan. a - Loại câu hỏi tự luận : - Loại này bao gồm 3 dạng nhỏ: diễn giải, tiểu luận và luận văn. Các bài kiểm tra trong trường THCS vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giải mà ở đó học sinh có thể diễn đạt ý tưởng, câu văn nhờ kiến thức và học tập đã có. 4
  5. áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn sinh học trong trường THCS - Phương pháp này có khả năng đo được khả năng suy luận, suy diễn, so sánh, tổng hợp Nên phát huy được óc sáng tạo khéo léo khi giải quyết vấn đề, khuyến khích học sinh suy luận tổng kết hoá, khái quát hoá hoặc trình bày về mối liên hệ giữa các sự kiện, tạo cơ hội cho học sinh luyện văn, tu từ thích hợp trong việc kiểm tra các môn học xã hội. - Việc soạn câu hỏi cho dạng này khá dễ dàng, nhanh chóng - Phương pháp này có nhược điểm là khó chấm điểm việc chấm điểm mất rất nhiều thời gian, tính khách quankhông cao nên độ tin cậy thấp. Trong một bài chỉ kiểm tra trong phạm vi hẹp về nội dung kiến thức. b - Loại trắc nghiệm khách quan: Là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo các câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại câu hỏi này được gọi là câu hỏi đóng, được xem là khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm. Những loại câu trắc nghiệm khách quan dùng trong kiểm tra viết : * Loại Đúng - Sai : Trước một câu dãn xác định học sinh trả lời câu hỏi Đúng (Đ) hay Sai (S). Loại câu trắc nghiệm đúng sai thích hợp để kiểm tra những kiến thức sự kiện, cũng có thể dùng để kiểm tra về định nghĩa các khai niệm, nội dung các định luật. Loại này đòi hỏi trí nhớ, ít có khả năng phân biệt học sinh giỏi học sinh kém. Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Đúng - Sai, cần chú ý những điểm sau: + Chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khó nhận ra Đ hay S. + Không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa. + Mỗi câu trắc nghiệm nên diễn tả một ý duy nhất. + Trong một bài kiểm tra không nên bố trí số câu Đ bằng số câu S, không nên bố trí số câu đúng theo một trật tự có tính chu kì. * Loại câu hỏi lựa chọn nhiều phương án : Mỗi câu hỏi nêu ra có 3 - 5 câu trả lời sẵn. Trong đó chỉ có một câu trả lời đúng. Những câu trả lời khác được xem là câu“Gây nhiễu” hoặc “Gài bẫy”. Học sinh phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Các câu “Gây nhiễu” hoặc “Gài bẫy” có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng 1 phần. Loại câu hỏi nhiều loại lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất kích thích suy nghĩ nhiều hơn đúng sai. Khi viết loại câu trắc nghiệm này cần chú ý những điểm sau: + Phần gốc có thể là 1 câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là câu bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa. + Phần lựa chọn nên từ 3- 5 câu tuỳ trình độ kiến thức và tư duy của học sinh. + Tránh xếp câu trả lời đúng nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở mọi câu hỏi. * Loại ghép đôi : 5