Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các hoạt động sống của thế giới thực vật - lá

doc 32 trang sangkien 30/08/2022 6721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các hoạt động sống của thế giới thực vật - lá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_cac_hoat_dong_song_cua_the_gi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các hoạt động sống của thế giới thực vật - lá

  1. NCKHSPƯD - Năm học 2011 – 2012 GV:Vũ Thị Phương Trâm ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI HỌC CÓ NỘI DUNG “TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA THẾ GIỚI THỰC VẬT- LÁ” THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, SỬ DỤNG CÁC TỆP CÓ ĐỊNH DẠNG FLASH & VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC.(HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG TH&THCS VÕ THỊ SÁU) Người nghiên cứu: Vũ Thị Phương Trâm - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các môn học nói chung, môn sinh học 6 nói riêng. Để dạy môn sinh học 6 ở trường THCS, bên cạnh SGK có khá nhiều hình ảnh minh hoạ, người giáo viên đã sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ và sách tham khảo để hướng dẫn HS tìm hiểu, quan sát những vấn đề mới giúp HS hiểu bài hơn. Song, với một số nội dung khó như mô tả những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của tế bào, hoạt động sống của các cơ quan hay các thí nghiệm mà giáo viên chỉ dùng lời nói và hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì HS vẫn khó hình dung, không hiểu rõ được bản chất của sự vật và hiện tượng. Phương pháp của tôi muốn đưa ra là ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng FLASH và video clip có nội dung phù hợp thay vào việc sử dụng SGK và tranh ảnh để các em hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lí của các cơ quan ở cơ thể thực vật. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm thuộc lớp 6 trường TH & THCS Võ Thị Sáu.Do đặc thù trường ở xã, học sinh ít nên mỗi khối chỉ có một lớp, tôi chia lớp thành 2 nhóm ngẫu nhiên, một nhóm đối chứng và một nhóm thực nghiệm.Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế các bài từ bài 18 – 24 ( sinh học lớp 6 với nội dung “ Tìm hiểu các hoạt động sống của thực vật - Lá”. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm có kết quả trung bình là 7,8 còn nhóm đối chứng là 6,25. Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các tệp định dạng Flash và video clip trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học về chủ đề “ Tìm hiểu về hoạt động sống của thế giới thực vật - lá” cho HS lớp 6 trường TH &THCS Võ Thị Sáu. 2
  2. NCKHSPƯD - Năm học 2011 – 2012 GV:Vũ Thị Phương Trâm II. GIỚI THIỆU 1.Hiện trạng: Trong SGK sinh 6 các hình ảnh về thế giới thực vật, các thí nghiệm mô tả chỉ là những hình ảnh tĩnh với kích thức nhỏ, kém sinh động. Thực tế hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin với việc sử dụng máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình ảnh rực rỡ, sinh động, kèm theo những hoạt động sống chính của thực vật như: Sự lớn lên và phân chia của tế bào, sự hấp thụ nước và muối khoáng của rễ, quang hợp của lá, sự nảy mầm của hạt v.v góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong quá trình dạy học ở những năm học trước, tôi chỉ sử dụng các tranh ảnh trong SGK hoặc phóng to treo lên bảng và những vật mẫu cho HS quan sát (mẫu vật học sinh sưu tầm không phong phú), sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. Đối với các thí nghiệm nghiên cứu nhằm phát hiện kiến thức tôi hướng dẫn học sinh làm, tuy nhiên thường không thành công do nhiều yếu tố như thiếu dụng cụ, hoá chất, thời tiết Nên tôi chỉ sử dụng các tranh ảnh để mô tả thí nghiệm. Kết quả là HS thuộc bài nhưng chưa thực sự sâu sắc về những hoạt động bên trong của sự vật, từ đó vận dụng vào thực tế chưa cao. Để thay đổi thực trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thí nghiệm mô phỏng, phim sinh häc thay cho các phiên bản tranh ảnh và khai thác nó như 1 nguồn dẫn đến kiến thức. 2.Giải pháp thay thế: Đưa tệp có định dạng Flash miêu tả quá trình quang hợp của lá, sự hô hấp của cây, sự thoát hơi nước của lá, thí nghiệm về quang hợp vv Các video clip về cây bắt mồi, cây ăn thịt, hô hấp, lỗ khí khổng Giáo viên chiếu hình ảnh cho Hs quan sát và nêu hệ thống câu hỏi để dẫn dắt giúp HS phát hiện kiến thức. Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, HS tự khám phá ra kiến thức khoa học. Từ đó giúp các em có lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày và các em thêm hứng thú và yêu thích môn học hơn. 3.Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài: Về vấn đề đổi mới phương pháp trong đó có ứng dụng CNTT trong dạy học, đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan.Ví dụ: - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH Lâm Quang Thiệp. - Bài Những yêu cầu về kiến thức,kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. 3
  3. NCKHSPƯD - Năm học 2011 – 2012 GV:Vũ Thị Phương Trâm Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc sử dụng các tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học. 4.Vấn đề nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các tệp định dạng vào tìm hiểu “Các hoạt động sống của thế giới thực vật-lá ” cho HS lớp 6 có hiệu quả không? 5.Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin,sử dụng tệp có định dạng trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập các bài học thuộc chủ đề “ Các hoạt động sống của thế giới thực vật- lá”cho HS lớp 6 trường TH&THCS Võ Thị Sáu. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu -Tôi chọn lớp 6 trường TH&THCS Võ Thị Sáu có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng. - Tôi chia lớp thành hai nhóm, hai nhóm tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đương nhau về giới tính, dân tộc, và ý thức rèn luyện đạo đức.Cụ thể: Bảng 1: Giới tính, thành phần dân tộc, thành tích học tập và đạo đức của học sinh lớp 6 trường TH&THCS Võ Thị Sáu năm học 2010-2011. Giới Hạnh Dân Nhóm STT Họ và tên Học lực tính kiểm tộc I-Nhóm 1 Phùng Thị Dịu Nữ Giỏi Tốt Kinh đối chứng 2 Nguyễn Thị Duyên Nữ Khá Tốt Kinh 3 Trần Văn Chiến Nam Khá Tốt Kinh 4 Phùng Văn Long Nam Trung bình Tốt Kinh II- Nhóm 1 Vũ Thị Linh Nữ Khá Tốt Kinh thực 2 Vũ Thị Bích Nữ Khá Tốt Kinh nghiệm 3 Nguyễn Thanh Thư Nữ Trung bình Tốt Kinh 4 Trần Thế Thảo Nam Khá Tốt Kinh 5 Hoàng Văn Nam Nam Trung bình Tốt Kinh - Đa số các em đều là con của gia đình nông dân, hiền ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. - Giáo viên chủ nhiệm có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh. 2. Thiết kế Tôi chia lớp thành 2 nhóm, nhóm I là nhóm đối chứng, nhóm II là nhóm thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T.Tesh để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,25 6,0 p = 0,3869 4
  4. NCKHSPƯD - Năm học 2011 – 2012 GV:Vũ Thị Phương Trâm p = 0,3869 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên (được mô tả ở bảng 3): *Thiết kế nghiên cứu: Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng O3 Flash và Video clip Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng O4 Flash và Video clip ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: a/ Chuẩn bị bài của giáo viên - Nhóm I ( đối chứng): Thiết kế bài học không sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip, quy trình chuẩn bị bài như bình thường: sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa, mẫu vật thật có ở địa phương. - Nhóm II( Thực nghiệm): HS sưu tầm mẫu vật thật có ở địa phương, GV Thiết kế bài học có ứng dụng công nghệ thông tin,sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip. - Sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net, tulieu.vn . + M¸y Pr«jecter, m¸y tÝnh, loa. b/ Tiến hành thực nghiệm Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi đề nghị với BGH, tổ chuyên môn xây dựng thời khoá biểu cho học sinh nhóm thực nghiệm sao cho hợp lí, cụ thể: Bảng 4: Thời gian dạy đối chứng và thực nghiệm Tuần/tháng Tiết Tiết theo Thứ, ngày Nhóm Tên bài dạy dạy PPCT Thứ 3 1 TN 22 Đặc điểm bên ngoài của lá 1/11 3 ĐC 1/11 Thứ 5 2 TN 23 Cấu tạo trong của phiến lá 3/11 4 ĐC Thứ 3 1 TN 24 Quang hợp 7/11 3 ĐC 2/11 Thứ 5 2 TN 25 Quang hợp (tiếp) 10/11 4 ĐC Thứ 3 1 TN 26 Ảnh hưởng các ĐK bên ngoài đến 15/11 3 ĐC QH 3/11 Thứ 5 2 TN 27 Cây có hô hấp không? 17/11 4 ĐC 5
  5. NCKHSPƯD - Năm học 2011 – 2012 GV:Vũ Thị Phương Trâm Thứ 3 1 TN 28 Phần lớn nước vào cây đi đâu? 22/11 3 ĐC 4/11 Thứ 5 2 TN 29 TH:Quan sát biến dạng của lá 24/11 4 ĐC 4. Đo lường 4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo: - Bài kiểm tra 45 phút của học sinh - Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra 1 tiết môn sinh học. - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài trong chương “Lá” * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học nêu trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian 1 tiết ( có đề kèm theo).Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu: - Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đề bài phân hoá được đối tượng học sinh. - Cấu trúc đề: phù hợp:Có 6 câu trắc nghiệm dạng chän ®¸p ¸n ®óng và 3 câu tự luận - Câu hỏi có tính chất mô tả như : Làm thế nào để biết lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? - Đáp án, biểu điểm: rõ ràng, phù hợp. *Nhận xét về kết quả hai nhóm: nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,8, nhóm đối chứng có điểm trung bình là 6,25 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 1.55. Điều đó chứng minh rằng nhóm thực nghiệm giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các tệp định dạng trong dạy học nên kết quả cao hơn. 4.3Kiểm chứng độ tin cậy: - Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách chia đôi dữ liệu. Tôi chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm số của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown. Kết quả: Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh = 0,813489 Độ tin cậy Spearman-Brown rSB = 0,897153 > 0,7  Kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm ĐTB 6,125 8,1 6