SKKN Một số kinh nghiệm của tổng phụ trách về việc tổ chức hướng dẫn, thực hiện đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh ở trường THCS

doc 15 trang sangkien 27/08/2022 11560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm của tổng phụ trách về việc tổ chức hướng dẫn, thực hiện đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_cua_tong_phu_trach_ve_viec_to_chuc_h.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm của tổng phụ trách về việc tổ chức hướng dẫn, thực hiện đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh ở trường THCS

  1. Hội đồng đội tỉnh hà tĩnh Hôi đồng đội thị xã hà tĩnh đề tài: sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm của tổng phụ trách về việc tổ chức hướng dẫn, thực hiện đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh ở trường THCS Tác giả: Nguyễn thị mai anh Năm học 2005 - 2006
  2. một số kinh nghiệm của tổng phụ trách về việc tổ chức hướng, dẫn thực hiện đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh ở trường THCS I. Đặt vấn đề Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay, trong sự phát triển ngày càng cao của xã hội, đời sống kinh tế của xã hội cũng không ngừng phát triển nên nhu cầu về đời sống tinh thần cũng ngày càng đòi hỏi được nâng cao hơn nữa. Do yêu cầu của xu thế chung nhất là trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão, nền kinh tế cơ chế thị trường phát triển mạnh thì việc tạo cho thế hệ trẻ tiếp cận với các thông tin khoa học hiện đại, đào tạo cho lớp trẻ tầm cao về trí tuệ thì yêu cầu giáo dục đạo đức cho trẻ em là một vấn đề rất cần phải quan tâm chú ý, đề cao, cập nhật trong các công tác giáo dục. Trong tổng thể của một quá trình giáo dục, việc giáo dục đạo đức là một vấn đề nóng bỏng cần quan tâm hàng đầu. Đặc biệt trong những năm gần đây, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ra đời thì trách nhiệm của người làm công tác giáo dục cần phải nâng lên một bước nữa, phải tổ chức quá trình giáo dục như thế nào để có tác động tới mức cao nhất đến trẻ em giúp cho các em hiểu được quyền, bổn phận của mình để các em xác định đúng động cơ, lý tưởng phấn đấu rèn luyện của mình. Đây là một trọng trách hết sức nặng nề đối với những người làm công tác giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng. Từ những yêu cầu thực tế trên đòi hỏi những người làm công tác giáo dục cần phải có bước đột phá quyết định trong nội dung, phương pháp, thể chế, chương trình hành động của mình để phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những yếu tố hàng đầu. Không thể có một mái trường tốt hơn nếu nề nếp học sinh ở đó chưa ngoan, không thể trường ra trường, lớp ra lớp nếu ở đó vấn đề đạo đức, tư cách của học sinh chưa được đánh giá và đề cao đúng mức, việc dạy và học chữ trong nhà trường và giáo dục đạo đức là hai mặt của một thể thống nhất. 2
  3. Qua thực tế những năm làm tổng phụ trách Đội trường THCS tôi đã triển khai áp dụng việc giáo dục đạo đức, nề nếp cho học sinh thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là việc hướng dẫn, thực hiện đánh giá, xếp loại đạo đức nề nếp, hạnh kiểm cho học sinh. Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin phép mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về vấn đề đó ở trường chúng tôi. II. Vai trò, mục đích, thực trạng và nhận thức về việc đánh giá, xếp loại đạo đức, nề nếp cho học sinh trong nhà trường. 1. Vai trò và mục đích của việc giáo dục nề nếp cho học sinh trong nhà trường. Người xưa đã có câu "Tiên học lễ, hậu học văn" Như đã đề cập ở phần đầu đề tài, việc giáo dục đạoc đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu bức thiết và cập nhật. Việc này không dừng lại ở khía cạnh phong trào mang ý nghĩa hình thức, màu sắc mà nó phải gắn liền với việc dạy chữ trong nhà trường, tác động, hỗ trợ lẫn nhau, việc giáo dục đạo đức cho học sinh mang ý nghĩa quyết định thành công trong công tác dạy và học. Đây là điều mà chúng ta cần đạt được trong sự nghiệp giáo dục toàn diện cho trẻ, nó vừa là quyền lợi hưởng thụ nền văn minh của nhân loại, vừa là trách nhiệm của trẻ em, phải tự rèn luyện mình theo yêu cầu của nền giáo dục đề ra và đây cũng chính là con đường đưa trẻ đến tự giáo dục. Trong đề tài này tôi đề cập đến việc đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của học sinh, nề nếp của lớp, mục đích của công việc này là đánh giá xếp loại đúng mức, khách quan làm nhằm cho các em có chí hướng phấn đấu, xây dựng, khích lệ cho các em hứng thú rèn luyện, vươn lên tiến bộ để tự hoàn thiện mình (chứ không đơn thuần chỉ là xếp loại A, B , C để kỷ luật hoặc chạy theo số liệu). 2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức và việc tổ chức đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường 3
  4. Trường là một trong những trường có bề dày truyền thống về công tác giáo dục cho học sinh. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường là một trong những Liên đội xuất sắc của tỉnh, nhiều năm liền được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Trong những năm gần đây, khi mà cơ chế xã hội có nhiều biến động - để phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, đạo đức của xã hội nói chung, việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đặt ra nhiều vấn đề bức xúc mà chúng tôi - những người trực tiếp làm công tác giáo dục rất băn khoăn và trăn trở: Là một trường lớn trong khối các trường THCS của Thị xã Hà Tĩnh với gần 800 học sinh mỗi năm, học sinh là con em phường địa bàn rộng, tương đối phức tạp. Một số thanh niên chậm tiến của địa phương và nơi khác tụ tập đến lôi kéo học sinh trong trường vi phạm kỷ luật, vẫn còn một số học sinh chưa thực sự ham học, vẫn còn hiện tượng thiếu tôn trọng pháp luật, tôn trọng nội quy , quy chế nhà trường, vẫn còn học sinh vi phạm kỷ luật như đánh nhau, thiếu trung thực, bỏ giờ, vô kỷ luật trong giờ học, lười học bài, làm bài Đứng trước thực trạng này chúng tôi nhận thấy cần phải có biện pháp tích cực để cải thiện tình hình. Những năm trước nhà trường cũng đã có những biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng tình trạng yếu kém về đạo đức nói chung, của một bộ phận học sinh nói riêng chuyển biến chưa nhiều, tình trạng giáo viên chủ nhiệm chưa có biện pháp và chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn còn, việc xếp loại hạnh kiểm theo quy chế vẫn còn một số biểu hiện hữu khuynh, châm chước cả nể, thiếu chính xác. Cụ thể như một số học sinh chưa thật ngoan cũng được xếp vào loại khá tốt, có lớp không có học sinh loại yếu kém hoặc lớp trung bình, có yếu kém nhưng tỷ lệ khá tốt quá cao. Vì vậy học sinh thiếu ý thức tự giác rèn luyện dẫn đến tình trạng yếu kém của một bộ phận học sinh và tình trạng xuống cấp về đạo đức nói chung. 3. Nhận thức về công tác giáo dục đạo đức và việc tổ chức đánh giá xếp loại nề nếp, hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường. 4
  5. Là lực lượng trực tiếp làm công tác giáo dục, nhà trường chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, trước hết phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiểu được tầm quan trọng việc giáo dục đạo đức trong nhà trường, đặc biệt là một trường lớn, học sinh đông, học 2 ca, trình độ học sinh không đồng đều. Trong những năm gần đây Ban giám hiệu nhà trường đã phân công đồng chí Tổng phụ trách làm nhiệm vụ trực tiếp theo dõi tình hình đạo đức của học sinh và phối hợp với 2 thầy cô giáo trực tuần,và ban giám hiệu trực hai ca, để đánh giá xếp loại nề nếp các lớp và hạnh kiểm của từng học sinh. Với vai trò là một tổng phụ trách, trực tiếp nhiều với học tập và sinh hoạt của học sinh. Bản thân tôi có nhiều suy nghĩ và trăn trở cùng với tập thể Ban giám hiệu nhà trường tìm ra nhiều biện pháp để tập trung giáo dục đạo đức cho học sinh. Một biện pháp mà qua thực tế năm năm qua tôi đã áp dụng có hiệu quả đó là, tổng phụ trách hướng dẫn, chỉ đạo xếp loại hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ cho từng học sinh, xếp loại nề nếp cho từng lớp và cho giáo viên chủ nhiệm, đã đưa lại phong trào thi đua học tập và rèn luyện trong đội viên Thiếu niên, giúp học sinh phấn đấu tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, có đạo đức tốt. Từ đó đẩy mạnh được phong trào thi đua của nhà trường và cả liên đội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đạo tạo trong tình hình hiện nay. III. Những biện pháp mới: 1. Quy định chung - Xếp loại hạnh kiểm học sinh căn cứ vào điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng kỳ. - Xếp loại danh hiệu lớp căn cứ vào đạo đức học sinh. - Lấy nề nếp lớp là một trong những tiêu chí xét danh hiệu thi đua của giáo viên chủ nhiệm. 5
  6. 2. Tổng phụ trách hướng dẫn. chỉ đạo đánh giá xếp loại hạnh kiểm hàng tuần: (tính từ thứ 7 tuần trước đến thứ 6 trong tuần). Để có căn cứ xếp loại hàng tháng chính xác, để phân loại được loại tốt, trung bình, yếu kém, để động viên khuyến khích những em có ý thức tốt hàng tuần và chỉ ra những em còn yếu kém để tạo ra một khí thế thi đua sôi nổi trong các lớp và cả trường tôi đã chỉ đạo các lớp cho điểm hạnh kiểm hàng tuần. * Về học sinh: Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo các tổ trưởng chấm điểm cho các tổ viên trong tuần. Nếu đạt 8 - 10 điểm là tốt, trong đó đạt 10 điểm trở lên là xuất sắc, đạt 6,5 - 7,9 điểm loại khá, đạt 5 - 6,4 điểm là trung bình, 2 - 3 -4 điểm là yếu, dưới 2 điểm là kém. Để chấm được điểm cả tuần, hàng ngày các tổ phải chấm điểm, sau đó cuối tuần lấy số điểm tối đa là 10 trừ đi số điểm vi phạm (các tổ trưởng cờ đỏ, lớp trưởng hội ý cho điểm vào ngày thứ 6, ngày thứ 7 vào tiết sinh hoạt các tổ trưởng lên công bố ở bảng để lớp cho ý kiến và thông qua, nếu nhất trí thì ghi vào biên bản của lớp ). - Hàng ngày các tổ trưởng dựa vào các căn cứ sau để đánh dấu ( mỗi dấu trừ 1 điểm). + Các khuyết điểm ở mức độ nhẹ, bị cán bộ lớp, giáo viên nhắc nhở, bị trừ đi 1 điểm như: Nói chuyện trong lớp, trong sinh hoạt, có hành động gây mất trật tự bị nhắc nhỡ, thiếu dụng cụ sách vở, không làm bài tập, không học bài, quay cóp bài hoặc nhắc bài cho bạn, nói tục, chửi bậy, ăn quà vặt, không chấp hành các nội quy khác của trường, lớp, đội, không chấp hành sự phân công của cán bộ lớp, tổ, giáo viên v.v + Các khuyết điểm ở mức độ nặng hơn, phê bình nhiều lần không sửa chữa trước lớp, hoặc bị làm kiểm điểm, cảnh cáo trước lớp như đánh nhau, vô lễ với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi, chậm giờ, bỏ học v.v bị trừ 2 điểm trở lên. + Những em có những việc làm tốt sẽ được thưởng điểm. Ví dụ: Đạt điểm 8, 9, 10; giúp đỡ bạn trong khó khăn hoạn nạn, xung phong làm những việc khó khăn 6
  7. có lợi cho tổ, lớp, cho trường, được của rơi trả lại, phát hiện ngăn ngừa các việc làm ảnh hưởng tới lợi ích của tập thể và cá nhân ( tuỳ mức độ mà có thể cộng thêm 1 - 3 điểm). Lớp hoặc tổ đề nghị thưởng điểm, giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp quyết định có được cộng điểm thưởng hay không. + Cuối tuần các tổ trưởng cộng sổ, tổng hợp điểm của từng cá nhân trong tổ, + Các lớp trưởng chấm điểm cho các tổ trưởng, cuối tuần tổng hợp theo mẫu sau: TT Họ tên Thứ 7 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 TB X. loại - Những em đạt điểm 10 trở lên đạt loại xuất sắc và được biểu dương trước lớp, trước trường; những em bị điểm dưới 5 bị phê bình trước lớp hoặc trước trường. * Về nề nếp các lớp: Đội cờ đỏ và giáo viên trực tuần theo dõi chấm điểm thi đua cho các lớp theo quy định: Điểm học tập + điểm nề nếp ĐTB = + Điểm hoạt động 2 Điểm học tập: Lấy điểm từ sổ đầu bài: Giờ A: 10 điểm; giờ B: 8 điểm. Giờ C: 6 điểm; giờ D: 4 điểm. Tuần nào có hoạt động theo chủ đề chủ điểm thì cộng điểm vào. (Cộng lại chia bình quân cho số tiết thực học trong tuần) Điểm nề nếp: Thứ Tổng Nhà x Trang phục SH 15 phút Vệ sinh SH tập thể Tổng NX Lớp 7