SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Eakar

doc 28 trang sangkien 01/09/2022 8860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Eakar", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Eakar

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK Trường PTDT Nội Trú Eakar ===  === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ EAKAR Người thực hiện: Trần Thị Hiên Môn:Ngữ văn Năm học:2014 – 2015 Eakar, tháng 2 năm 2015
  2. PHẦN PHỤ LỤC STT ĐỀ MỤC NỘI DUNG TRANG 1 A Phần mở đầu 3 2 I Lý do chọn đề tài 3 3 II Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 4 III Đối tượng nghiên cứu 4 5 IV Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 6 V Phương pháp nghiên cứu 4 7 B Phần nội dung 4 8 I Cơ sở lí luận 4 9 II Thực trạng vấn đề 5 10 III Giải pháp, biện pháp 5 11 1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 5 12 2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 13 a Định hướng đối tượng bồi dưỡng 6 14 b Tài liệu bồi dưỡng 7 15 c Nội dung, phương pháp bồi dưỡng 8 16 d Tham khảo đề thi 25 17 e Ấn định thời gian làm bài 26 18 3 Khả năng ứng dụng 26 19 IV Kết quả 26 20 C Kết luận, kiến nghị 27 21 I Kết luận 27 22 II Kiến nghị 27 A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
  3. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, Văn học là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có vai trò khá quan trọng trong việc dạy và học trong nhà trường. Sách có câu “ Văn học là nhân học”. Học văn không chỉ đơn thuần là học để biết chữ mà học văn còn là học cách làm người, nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Từ đó các em có niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho các em vốn sống để biết phản ánh cuộc sống, hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy Văn nói chung là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, tạo ra được những rung động thẩm mỹ, biết liên hệ với thực tế cuộc sống, biết đặt vấn đề trong thực tế của cuộc sống chung và riêng Đặc biệt là một giáo viên dạy Văn ở trường PTDT Nội trú, ngoài việc dạy chữ, người giáo viên cần kết hợp để giúp các em hòa nhập vào cuộc sống chung . Từ đó, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, biết gắn kết nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống nhằm cung cấp và mở rộng những hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống xã hội hiện tại, tăng cường ý thức của học sinh với cộng đồng xã hội. Việc dạy học Văn thông thường đã quan trọng như vậy rồi thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn lại càng quan trọng gấp bội. Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo. Việc bồi dưỡng HSG, góp phần vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho huyện nhà, cho tỉnh. Bồi dưỡng HSG là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học; người dạy là những giáo viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dạy học, tâm huyết với nghề và có lòng quyết tâm cao. Chương trình bồi dưỡng phải được nâng cao so với chương trình giáo dục chính khóa của Bộ GDĐT; Thời gian và phương pháp bồi dưỡng được các trường vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói đây là hoạt động dạy học ở trình độ cao, đòi hỏi người dạy và người học phải có năng lực và tố chất cần thiết; đòi hỏi các cấp quản lí giáo dục phải có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng giải pháp phù hợp với đặc thù của công tác bồi dưỡng HSG của trường mình. Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài lại là một việc làm thường xuyên. Để có học sinh giỏi Văn thì cần thành lập đội tuyển và ôn luyện. Nhưng với đặc trưng trường PTDT Nội trú có số lượng học sinh ít hơn nhiều so với các trường THCS khác nên việc để thành lập được một đội tuyển có chất lượng quả là một việc hết sức khó khăn, nan giải. Trong khi thực tế, chất lượng học sinh giỏi Văn của các trường Dân tộc Nội trú trong tỉnh chưa cao. Học sinh chưa thật sự yêu thích môn văn, ngại học văn, nếu được chọn vào môn văn thì các em miễn cưỡng đi học Vì vậy, các giáo viên của trường không có niềm tin để ôn luyện các em. Nhưng mấy năm gần đây, như chúng ta đã biết, đã có học sinh giỏi môn Văn của những trường Dân tộc Nội trú trong tỉnh. Vậy để duy trì và phát huy thành tích này, chúng ta cần có sự đầu tư chu đáo hơn cho việc ôn luyện HSG và việc thành lập đội tuyển là hết sức cần thiết. Mà muốn có được đội tuyển chất lượng để đạt hiệu quả thì việc ôn luyện, bồi dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Eakar để cùng hội đồng tham khảo, xây dựng và áp dụng nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Văn. II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đưa ra Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Eakar. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường PTDT Nội trú , hy vọng sẽ giúp các đồng nghiệp có thêm kỹ năng tổ chức các phương pháp bồi dưỡng cho từng bộ môn của mình. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3
  4. Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Eakar. IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Qua các năm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tại trường PTDT Nội trú Eakar ( từ năm 2011 -2015). V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng rất nhiều phương pháp, tiêu biểu là các phương pháp sau: 1/ Phương pháp điều tra. Tôi đã điều tra , tìm hiểu niềm yêu thích môn Văn cũng như năng khiếu viết Văn của các em học sinh trong từng khối lớp. 2/ Phương pháp đối chứng. So sánh, đối chiếu kết quả trước khi vận dụng biện pháp theo kinh nghiệm của tôi với sau khi vận dụng kinh nghiệm này. 3/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách tham khảo, văn bản và tài liệu có liên quan. Đặc biệt là các văn bản, tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tài liệu chuẩn kiến thức - kĩ năng, sách nâng cao môn Ngữ văn các khối lớp. Học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp thông qua dự giờ dạy, tiết dạy tốt. 4/ Phương pháp kiểm tra. Đưa một số bài tập, đề văn năng cao, yêu cầu học sinh trả lời để lấy kết quả. 5/ Phương pháp vận dụng: Quan sát, ứng dụng trong thực tế giảng dạy. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai của đất nước , đồng hành với sự phát triển trí tuệ vượt bậc, toàn diện là mục tiêu quan trọng của Ngành giáo dục và đào tạo, đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục nước nhà. Bồi dưỡng học sinh giỏi giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực, năng khiếu của mình. Người xưa đã từng nói: Hiền tài là nguyên khí quốc gia.Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để tạo nên nhân tài cho đất nước và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngành giáo dục nói chung và của mỗi trường học nói riêng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt - khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ văn chương, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết bài ( nhiều em có thể viết bài gửi các báo, có những đề tài nghiên cứu phù hợp với lứa tuổi) tốt. Như vậy, tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Đó là yêu cầu của ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường và cũng là mục tiêu của người bồi dưỡng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau dồi không ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Qua một số năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn 9, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, dù chỉ thực hiện tập trung trong mấy tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công nhất định. 4
  5. Vậy nên, với đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn thiết tha là được trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, chia sẻ, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh nói chung và việc nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn nói riêng. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Thuận lợi: - Đối với nhà trường: Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan là Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đúng mức, có kế hoạch kịp thời, phù hợp và chi tiết đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; đồng nghiệp nhiệt tình, hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy. Thư viện đáp ứng đầy đủ tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học và giáo cụ trực quan cho việc giảng dạy - Đối với giáo viên: Là một giáo viên nhiệt tình và tâm huyết, tôi thường xuyên nghiên cứu giảng dạy, dành nhiều thời gian để suy ngẫm về chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng. Vì thế qua từng năm công tác, kinh nghiệm giảng dạy cũng được tích luỹ phong phú hơn. - Đối với học sinh: Với đặc thù là trường Nội trú, đầu vào phải được tuyển chọn nên phần lớn học lực của các em cũng ở mức độ trung bình khá, cũng có những em có chất lượng học tập rất khá. Đặc biệt, môn Văn là môn học lợi thế của một số em học sinh dân tộc phía Bắc. Vả lại, các em được ăn ở tại trường nên có nhiều thời gian để các em học tập và trao đổi với bạn bè, thầy cô. 2. Khó khăn: Đặc thù của trường PTDT Nội trú là trường chuyên biệt. Sỉ số học sinh quá ít, cả trường chỉ có 4 lớp với sỉ số chỉ hơn 150 học sinh ( 1 lớp 9 chỉ có 35- 38 em), trong đó 100% là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, khả năng nhận thức, tiếp thu của phần lớn học sinh còn rất nhiều hạn chế, các em còn ảnh hưởng nặng tập quán của địa phương nên sống khép mình, ngại tiếp xúc, ngại suy nghĩ, tìm tòi. Hơn nữa nhận thức vươn lên của một số em cũng chưa tốt, hứng thú với môn Văn chưa cao. Học sinh tình nguyện tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi Văn ít so với các đội tuyển môn tự nhiên, nhiều em học được Văn nhưng lại gặp sự phản đối từ gia đình Vì các em xa gia đình, ăn ở tại trường nên việc học tập của các em hầu như chỉ phó thác cho giáo viên và nhà trường, thiếu vắng sự quan tâm của phụ huynh. Nên khi các em được vào đội tuyển ôn luyện, phụ huynh rất hờ hững, không mấy mặn mà với việc con em mình được thi học sinh giỏi, họ đón nhận thành quả của con em mình cũng thật dững dưng 3. Nguyên nhân của thực trạng trên: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quả là một công việc hết sức quan trọng nhưng thật khó khăn và nặng nề. Và đối với trường chuyên biệt là trường Dân tộc Nội trú thì đó quả thật lại càng khó khăn gấp bội. Sĩ số học sinh ít (35- 38 học sinh lớp 9), 100% là học sinh dân tộc thiểu số, thiếu sự quan tâm sát sao của gia đình, hứng thú học tập của cá em chưa cao, năng khiếu văn học nhiều hạn chế sẽ là những yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng ôn luyện. Dù vậy, nhưng mấy năm gần đây,đội ngũ giáo viên trường PTDT Nội trú đã nỗ lực khắc phục những khó khăn, trở ngại để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở một số môn như: Sinh, Văn và đạt được một số thành tích nhất định. Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy ôn luyện học sinh giỏi môn Ngữ văn 9. 5