SKKN Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong ''luyện có giảng'' khi dạy bài "Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý"

doc 19 trang sangkien 30/08/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong ''luyện có giảng'' khi dạy bài "Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_phan_luyen_tap_theo_huong_trong_luyen_co_giang.doc

Nội dung text: SKKN Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong ''luyện có giảng'' khi dạy bài "Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý"

  1. sở giáo dục và đào tạo hải Dương sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong'' luyện có giảng''khi dạy bài nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý môn:ngữ văn khối lớp:9 Nhận xét chung: điểm thống nhất Bằng số: Bằng chữ: Giám khảo số 1: Giám khảo số 2: Năm học 2008-2009 1
  2. sở giáo dục và đào tạo hải dương phòng gd&đt huyện ninh giang Phần ghi số phách của Phòng GD&ĐT sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế phần luyện tập theo hướng"trong luyện có giảng "khi dạy bài nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý Môn:ngữ văn Khối lớp:9 Tên tác giả: Vũ Thị Hương Đơn vị công tác: Trường THCS Văn Hội Đánh giá của tổ chuyên môn Nhận xét, ghi điểm (Ký, ghi rõ họ tên) Đánh giá của nhà trường Nhận xét, ghi điểm, xếp loại (Ký, đóng dấu) 2
  3. sở giáo dục và đào tạo hải dương phòng gd&đt huyện ninh giang Phần ghi số phách của phòng GD&ĐT sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế phần luyện tập theo hướng"trong luyện có giảng "khi dạy bài nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý Môn:Ngữ văn. Khối lớp:.9 Đánh giá của Phòng Giáo dục (Nhận xét, xếp loại, ký đóng dấu) Tên tác giả: Đơn vị công tác: 3
  4. A. Đặt vấn đề. 1.Lí do chọn đề tài Trong chương trình Ngữ văn THCS, dạy học Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng. Đó là giúp các em nắm được bản chất hệ thống qui tắc ngữ pháp tiếng mẹ đẻ để vận dụng vào giao tiếp và sản sinh các loại văn bản. Từ đó rèn cho học sinh tư duy thực hành sáng tạo và giáo dục tư tưởng, tình cảm một cách tự nhiên, phù hợp. Các tiết dạy còn bồi dưỡng khiếu thẩm mĩ, lòng tự hào, ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt. Dạy học Ngữ pháp ở trường THCS hiện nay được xây dựng trên cơ sở của hoạt động giao tiếp. Việc hình thành các khái niệm được tiến hành thông qua các hoạt động ngôn ngữ và hướng tới nó, tiết học luôn luôn chú trọng các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe- nói - đọc- viết. Chương trình hiện hành biên soạn theo tinh thần tích hợp đã thể hiện sinh động mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học. Vì vậy người thầy phải khai thác tốt mối quan hệ đó để đảm bảo nguyên tắc bộ môn . Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học không phải là cuộc vận động hay những lời hô hào chung chung mà nó đã ngấm sâu vào từng phần trong bài, từng tiết học. Đó cũng là nhiệm vụ cấp bách của những người vừa lao động sư phạm vừa lao động nghệ thuật chúng ta. Qua thực tế giảng dạy Tiếng Việt của bản thân và đồng nghiệp trong thời gian gần đây, bên cạnh những thành công, những bước đột phá về nội dung và phương pháp, tôi thấy vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm. Cụ thể như: Thứ nhất: coi trọng những biểu hiện bên ngoài của đổi mới phương pháp dạy học. Tiết dạy tiếng Việt, thầy thường sử dụng phương pháp vấn đáp với các câu hỏi, bài tập hời hợt, chưa đi đến bản chất vấn đề. HS đứng lên ngồi xuống nhiều nhưng chỉ cần sử dụng linh cảm tiếng mẹ đẻ để nhận biết hơn là hiểu và vận dụng kiến thức Tiếng Việt như một môn khoa học. Tiếc là thầy không đi sâu khai thác linh cảm đó rồi qui về bản chất ngôn ngữ chuẩn. Thứ hai: Xuất hiện một số dấu hiệu của dạy học áp đặt với những biểu hiện mới. Thày không độc thoại nữa mà sử dụng loại câu hỏi “mớn” học sinh, kiểu như: có phải không? có đúng không?Đúng hay sai? Hoặc hỏi là hình thức, thầy hỏi cốt để lấy cớ đưa ra kết luận, ghi lên bảng; hoặc gò ép học sinh theo giáo án “ chuẩn” của thầy, không cho các em nói tiếp nếu thấy xu hướng câu trả lời sai. Thầy không biết tận dụng lỗi của học sinh để nắm chuẩn cho các em. Thứ ba: Lạm dụng thiết bị dạy học trong Tiếng Việt một cách thái quá. Một tiết dạy hội giảng của đồng nghiệp, bài Hoán dụ, SGk cho ví dụ: “ áo nâu liền với áo xanh/ nông thôn cùng với thị thành đứng lên”, thầy mang ngay một chiếc áo nâu và một chiếc áo xanh lên lớp. Thử hỏi khái niệm hình thành ra sao? Hoán dụ là hiện tượng chuyển đổi tên gọi có tính lâm thời và gắn với văn cảnh . Các khái niệm và qui tắc lại luôn có sự biểu hiện đa dạng, có sự biến đổi, chuyển hoá trong hoạt động giao tiếp. Vậy đấy có phải là một cách áp đặt không? Tư duy trừu tượng, tư duy liên tưởng của các em sẽ bị hạn chế. Thứ tư: coi trọng dạy kiến thức mà coi nhẹ kĩ năng, thái độ. Thầy chỉ chú tâm vào 4
  5. dạy kiến thức mà không chú ý đến các mục tiêu khác của tiết học. Có những tình huống các em đưa ra đúng về ngữ pháp những lại chưa phù hợp với văn hoá ứng xử, với phong tục tập quán của người Việt Nam mà thầy lại cho qua thì sao có thể dạy các em từ nói đúng, viết đúng đến nói hay, viết hay được. Thứ năm: chưa phát huy thế mạnh của dạy Tiếng Việt cho học sinh bản ngữ. Dạy Tiếng Việt cho người Việt có nhiều thuận lợi. Đó là vốn ngôn ngữ sẵn có và khả năng sử dụng trực cảm vào phân biệt và nhận xét các tình huống ngôn ngữ thầy đưa ra, hướng tới ngôn ngữ chuẩn. Bên cạnh đó là khắc phục những thói quen lệch chuẩn trong sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh. Phần luyện tập sẽ tạo điều kiện cho chúng ta phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu của các em. Thứ sáu: dạy học tiếng Việt chưa chú trong đến sự kết hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành, chưa hướng dẫn học sinh sử dụng phần lí thuyết nào để giải quyết tình huống bài tập và ngược lại tình huống này giúp ta hiểu thêm kiến thức gì về tiếng mẹ đẻ. Cụ thể là các phần : hình thành kiến thức và luyện tập thực hiện một cách rời rạc trong tiết học. Như vậy, dạy tiếng Việt không đòi hỏi phải dùng trực quan cầu kì, hiện đại. Trong tiết Tiếng Việt, học sinh được trực quan từ câu chữ, lời nói chuẩn kiến thức, chuẩn văn hoá của thầy. Và hơn tất cả là những tình huống giao tiếp đời thường được đưa vào tiết học một cách sinh động qua luyện tập. II. Mục đích của đề tài Trong tiết Ngữ pháp, phần thực hành nhằm làm sáng tỏ và củng cố kiến thức vừa học đồng thời giúp học sinh trực tiếp vận dụng những điều đã học vào hoạt động giao tiếp. Không thể quan niệm dạy lí thuyết là lí thuyết và thực hành chỉ là thực hành. Mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành là quan hệ qua lại, hỗ trợ đắc lực cho nhau, không thể tách rời nhau. Nhưng vấn đề này lại không được nhìn nhận một cách đúng mực trong thực tế dạy học hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Thiết kế phần luyện tập theo hướng trong luyện có giảng ở tiết 128 : Tường minh và hàm ý ( Ngữ văn 9) . III. Phạm vi giới hạn. Đề tài này viết về thiết kế phần “Luyện tập” trong tiết Tiếng Việt , vì vậy phạm vi áp dụng khá rộng. Có thể sử dụng cho phần “Luyện tập” và tiết “Luyện tập” trong chương trình Tiếng Việt từ lớp 6 đến lớp 9. 5
  6. B.Giải quyết vấn đề. I. Nguyên tắc “ trong luyện có giảng” khi dạy học Tiếng Việt 1. Thế nào là trong giảng có luyện “ Trong luyện có giảng” thực chất là nguyên tắc giảng dạy thực hành gắn với lí thuyết. Nếu như “trong giảng có luyện” là khi hình thành kiến thức đã có những ví dụ, bài tập nhỏ để củng cố và luyện tập thì ngược lại “ trong luyện có giảng” là quá trình thực hiện phần luyện tập tiếp tục củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức hay rèn các kĩ năng cho học sinh, mở cho các em những hướng mới để tìm tòi, sáng tạo. (Từ “giảng” ở đây được dùng với nghĩa là quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức). 2. Thực tế giảng dạy phần luyện tập Tiếng Việt ở trường THCS hiện nay. a.Tách biệt giữa dạy phần phần hình thành kiến thức và luyện tập . Hiện tượng này khá phổ biến vì giáo viên thường lệ thuộc vào sách giáo viên mà sách giáo viên chỉ giải bài tập, không gợi ý về phương pháp thực hiện. Trong thực tế, không ít thầy cô dạy song phần hình thành kiến thức thì như một lẽ đương nhiên dạy sang phần luyện tập như hai nhiệm vụ tách biệt trong tiết học. Sau mỗi bài tập đưa ra hướng dẫn HS làm mà không thu về bằng kiến thức. Hoặc không biết lấy kiến thức vừa hình thành để hướng dẫn HS giải quyết bài tập, nhận xét sửa bài cho bạn. Thầy chữa cho các em thấy bài tập này khắc sâu cho phần kiến thức nào, hoặc cần lưu ý gì khi thực hiện. Ví dụ: - Cho HS đọc và xác định y/c bài 1 Bài tập 1: (Tr.91) - GV cho HS đọc lập làm bài, gọi a. Chè đã ngấm rồi đấy-> mời bác và cô vào HS xung phong lên bảng trình bày uống nước. phần a,b. - Người nghe (ông hoạ sĩ): đã hiểu (liền - Cho lớp nhận xét, hoàn thành bài theo) tập. b. Chúng tôi cần phải -> không thể cho - Nhắc HS hoàn thành phần còn lại được ở nhà - Người nghe hiểu hàm ý: Thật là giầu có. b.Thực hiện giải các bài tập đơn thuần. Đây là cách làm thường xuyên của giáo viên khi tiến hành phần luyện tập tiếng Việt trong các tiết dạy ở trường THCS hiện nay. Khi đến phần luyện tập, thầy thường gọi HS lần lượt lên bảng giải bài tập hoặc làm miệng . Khi có kết quả đúng thì dừng lại mà không biết sử dụng kết quả bài tập để củng cố hoặc mở rộng kiến thức đã học.VD: Bài tập 4(Tr92): - Gv gọi HS đọc, xác định bài tập. Hàm ý: Tuy hy vọng chưa có thể nói là Gọi HS trình bày miệng thực hay hư nhưng nếu cố gắng thì có thể -Gv gọi HS nhận xét. đạt được. c. Giải quyết bài tập chưa chú trọng đến kết hợp: kiến thức- kĩ năng- thái độ. Nhiều khi thầy hướng dẫn HS giải bài tập một cách đơn điệu, máy móc, chỉ cần quan tâm đến tính đúng hay sai mà chưa chú ý đến kiến thức- kĩ năng hay thái độ như mục tiêu tiết học đề ra. Thầy ít khi đặt ra những câu hỏi: Vì sao ? Nên làm như 6
  7. thế nào? trong tình huống khác có thể sử dụng được không? ( Rèn kĩ năng sử dụng tình huống hợp lí) Có những khi đúng nhưng chưa được vì những lí do hết sức tế nhị ( bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho các em). - Gv gọi HS đọc, xác định bài tập. 2. Bài tập 2(Tr.92) ? Xác định hàm ý trong câu in đậm. - Hàm ý: nhờ chắt nước hộ. ? Theo em vì sao em bé không nói - Trước đó, em bé đã nói thẳng nhưng thẳng a mà lại dùng hàm ý. không có kết quả. ? Việc sử dụng hàm ý không thành - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì sao. công vì người nghe không hợp tác. d. Chưa mạnh dạn mở rộng và nâng cao kiến thức để phát huy tính ứng dụng thực hành sáng tạo cho học sinh. Để thực hiện được yêu cầu này không phải dễ vì nó còn liên quan đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Trong khi xử lí bài tập, thầy không chủ động được các tình huống mà các em sẽ đưa ra, vì vậy sẽ dễ rơi vào tình trạng bị động, khó xử lí. Hoặc các tình huống các em đưa ra tương tự nhau, bài tập không sinh động và khó củng cố kiến thức theo tinh thần bài tập. Ví dụ: - Gv gọi HS đọc, xác định bài tập. Bài tập 3 (TR.92) - Cho 2 HS thực hành theo y/c của bài -1HS nêu tình huống HS làm miệng theo cặp. - 1HS nói lời hàm ý từ chối? A - Gọi HS nhận xét. B Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy: Việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tích hợp và tích cực trong phần “luyện tập” hết sức mờ nhạt. Thầy chưa phát huy được mọi đối tượng HS theo hướng cá thể hoá hoạt động của người học, phát hiện kèm cặp HS yếu, bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi. Vì vậy, tôi thấy cần phải nhận thức hết vai trò quan trọng của phần “Luyện tập” trong dạy học tiếng Việt nói chung và trong tiết 128 “ Tường minh và hàm ý”- Ngữ văn 9- nói riêng. II. vai trò của phần luyện tập . 1. Củng cố kiến thức cơ bản. Dạy học ngữ pháp trong khi hình thành kiến thức là thực hiện thao tác qui nạp. Tức là từ tình huống, ví dụ mẫu qua quá trình tìm hiểu, phân tích, nhận xét, thầy và trò đi đến kết luận là các khái niệm, đặc điểm hoặc kiến thức nào đó. Còn phần “luyện tập” lại là qui trình ngược lại- tiến trình diễn dịch: trên cơ sở kiến thức vừa hình thành, HS đi đến các tình huống, bài tập thực hành khác. Sau khi làm bài tập, phần lí thuyết sẽ sáng tỏ hơn, được củng cố , khẳng định lại một lần nữa. Vì vậy trong từng tình huống, bài tập, thầy cần nhắc lại cho HS những phần kiến thức cần thiết đã vận dụng để các em hiểu bài một cách sâu sắc và sinh động hơn. Ví dụ bài tập 1- tiết 128 “ Tường minh và hàm ý”, cho HS nhận xét và kết luận: Hàm ý được sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày thường và trong văn chương nghệ thuật. Đây là cách nói ý nhị, bóng bẩy thể hiện văn hoá ứng xử của người tham gia giao tiếp. Vì vậy trong trường hợp cho phép, người nói nên sử dụng hàm ý. Trong trường hợp người nghe không hiểu hàm ý thì người nói phải tự điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với người tiếp nhận. Tránh xảy ra trường hợp ông nói gà, bà nói vịt. 7