Sáng kiến kinh nghiệm Thêm ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi dạy phân môn Tiếng việt Lớp 9

doc 14 trang sangkien 27/08/2022 6621
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thêm ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi dạy phân môn Tiếng việt Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_them_ngu_lieu_ngoai_sach_giao_khoa_khi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thêm ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi dạy phân môn Tiếng việt Lớp 9

  1. Thêm ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi dạy phân môn tiếng việt lớp 9 A. Đặt vấn đề I. Những vấn đề chung 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta biết, nhiệm vụ cơ bản chủ yếu của dạy học văn trong nhà trường là cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong tác phẩm văn học và giúp cho các em biết cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp để diễn đạt cho đúng trong giao tiếp. Bởi học văn chính là học cách làm người, nhưng để giúp học sinh làm được điều đó người giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng, nhiệm vụ của người thầy lúc này trở thành sợi dây giao thoa giữa học sinh với những kiến thức có trong SGK và ngoài xă hội .Để thực hiện thành công nhiệm vụ này không những người thầy giáo phải truyền tải đến cho học sinh những lượng kiến thức có trong SGK, mà còn phải biết liên hệ với thực tế cuộc sống. Với đặc thù của môn Ngữ văn bậc THCS học sinh đựơc học ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt ,Tập làm văn theo hướng tích hợp; trong đó phân môn Tiếng Việt nếu giáo viên không biết cách khai thác sẽ dễ làm cho bài học “cứng nhắc’’, ít sự phong phúvà có thể làm cho học sinh không có hứng thú học bài. Đó cũng chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài “ Thêm ngữ liệu ngoài SGK khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt lớp 9” . 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của vấn đề nghiên cứu đó là giúp cho học sinh thấy được để học tốt môn Ngữ văn ở bậc THCS , đặc biệt để phân tích tốt một tác phẩm văn học thì các em cần phải trau dồi được vốn từ ngữ cũng như vốn ngữ pháp thật sâu rộng, phong phú. Nói như vậy không phải là đánh đồng với việc cho rằng kiến thức trong SGK còn nghèo nàn, không cung cấp đầy đủ vốn từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh , mà ở đây chúng tôi muốn cho quý đồng nghiệp thấy rằng đối với học sinh lớp 9 trình độ nhận thức và kỹ năng tích hợp kiến thức của các em hơn hẳn với các lớp 6, 7, 8 nên cần phải mở rộng và cung cấp cho các em những kiến thức nếu thấy cần thiết, như việc đưa thêm ngữ liệu khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt. - 1 -
  2. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 9 trường THCS Mường Mìn 4: Thời gian nghiên cứu và giới hạn đề tài: Thời gian: Từ tháng 11/ 2008 đến tháng 2/ 2009 Giới hạn đề tài: Do điều kiện và thực tế công tác giảng dạy nên trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc thêm ngữ liệu vào một số bài dạy trong phân môn Tiếng Việt lớp 9 trường THCS Mường Mìn ,để giúp các em có được khả năng tích hợp nội dung các tác phẩm văn học, các bài giảng Tiếng Việt ở lớp dưới ,hay những kiến thức trong đời sống hằng ngày một cách nhuần nhuyễn hơn thông qua các ngữ liệu. 5: Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra cơ bản ; tiếp cận học sinh. - Nghiên cứu tài liệu; thực nghiệm. - Quan sát ; phân tích; đối chiếu; tổng hợp. II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận. Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với lịch sử phát triển của ngôn ngữ và tiếng nói. Nói cách khác không có ngôn ngữ thì không có văn học, đồng nghĩa với việc không có văn minh và phát triển. Đặc biệt trong thời đại ngày nay trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì ngôn ngữ càng không thể thiếu được trong mọi mặt đời sống xã hội. Ngôn ngữ được tồn tại dưới hai dạng hoạt động đặc trưng đó là: “ Ngôn ngữ nói” và “ ngôn ngữ viết” mà chỉ có bộ môn Ngữ văn mới làm được điều đó. Trong đó phân môn Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan trọng, tiếng Việt chính là tiếng mẹ đẻ của người Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài , đầy sức sống. Vì thế nói đúng, viết đúng chính là “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” , tức là giữ gìn cái bản sắc đẹp đẽ, cái bản lĩnh độc đáo của tiếng Việt, đồng thời xác nhận những hiện tượng mới đã sinh ra trong quá trình phát triển mạnh mẽ hiện nay của tiếng Việt, nhằm mục đích nâng cao hiệu lực của nó đối với “ tư duy chính - 2 -
  3. trị, tư duy kinh tế, tư duy nghệ thuật, tư duy khoa học” của người Việt Nam trong giai đoạn mới. Để làm được điều đó khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt trong nhà trường bậc THCS ( đối tượng là học snh lớp 9), ngoài việc truyền tải cho học sinh những kiến thức thực hành có trong SGK gíao viên cũng cần đưa thêm các ngữ liệu từ cuộc sống thường ngàyđể giúp cho học sinh thấy được sự giàu, đẹp của tiếng Việt. 2. Cơ sở thực tiễn: Mường mìn là xã vùng cao biên giới, với điều kiện kinh tế , văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn, học sinh chủ yếu là con em dân tộc Thái và dân tộc Mường. Trong đó dân tộc Thái chiếm 87 %. Do đó ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày của các em chủ yếu là tiếng mẹ đẻ - Tiếng Thái. Ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông được các em tiếp xúc ngay từ khi đi học ở Mầm Non và Tiểu học một cách hệ thống khá bài bản, nhưng do thói quen giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế, không thường xuyên. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến vốn từ tiếng Việt của các em trong quá trình học tập và giao tiếp bằng tiếng Việt phổ thông. Với bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 9 nhiều năm tôi nhận thấy: Các em còn có nhiều hạn chế trong việc lấy thêm các ví dụ từ ngoài vào nội dung bài học, cũng như việc nhận dạng các dạng bài tập và kỹ năng giải quyết chúng. Do đó dẫn đến việc trau dồi vốn từ ngữ, ngữ pháp, cũng như kỹ năng làm bài tập trong phân môn Tiếng Việt còn rất nhiều hạn chế. Song cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng diễn đạt,cách hành văn của các em, càng ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập cũng như giao tiếp hằng ngày của các em . - 3 -
  4. B. Phần nội dung I . Nội dung cần thực hiện: Với đặc thù của đối tượng là học sinh dân tộc “Dân tộc Thái’’, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp thường ngày của các em chủ yếu là tiếng mẹ đẻ “tiếng Thái”, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông trong học tập của các em còn nhiều hạn chế. Mặc dù các em đã được trang bị vốn kiến thức về tiếng Việt thông qua các bậc học Mầm Non và Tiểu học. Nhưng một thực tế riêng so với bậc tiểu học đó là khi học sinh lên học bậc học THCS thì các văn bản, các tác phẩm văn học, vốn từ tiếng Việt và các dạng bài tập mà các em được tiếp xúc có số lượng nhiều hơn và có tính chất phức tạp hơn.Trong chương trình phân môn Tiếng Việt cấp THCS nói chung và ở SGK lớp 9 (hiện hành) nói riêng, hầu như tất cả các bài học đều có hệ thống ngữ liệu khá đầy đủ, có thể giúp cho GV và HS tiến hành tốt một tiết Tiếng Việt. Trong khi giảng dạy các bài học Tiếng Việt đã có nhiều giáo viên mạnh dạn lấy thêm ngữ liệu ngoài SGK hoặc vận dụng và tích hợp ở các văn bản đã học để cung cấp cho học sinh, nhưng bên cạnh đấy có nhiều giáo viên chỉ khai thác các ví dụ trong SGK mà thôi. Xung quanh vấn đề này, nhiều câu hỏi đặt ra “Nên hay không nên lấy thêm ngữ liệu ngoài SGK khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt”. ý kiến thứ nhất cho rằng: không nên lấy thêm ngữ liệu ngoài SGK khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt .Vì các ví dụ trong SGK đã được các nhà soạn sách đưa vào là những ví dụ tiêu biểu chính xác và khoa học, cho nên khi giảng dạy, chúng ta chỉ cần khai thác hết các ví dụ trong SGK là đủ cho nội dung bài dạy. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ, nếu chỉ sử dụng các ví dụ trong SGK thì bài dạy sẽ kém sự phong phú, đa dạng và chưa mở rộng đựoc kiến thức cho học sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với ý kiến thứ hai nên giáo viên cần phải lấy thêm ngữ liệu ngoài SGK ( Có thể từ cuộc sống hằng ngày hoặc tích hợp trong các tác phẩm, văn bản đã được học từ những lớp dưới) để giúp học sinh hiểu sâu hơn và nâng cao hơn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cũng như khả năng tích hợp các văn bản. Khi đó các ví dụ trong SGK có thể giáo viên không cần phải giảng kỹ mà chỉ cần hướng dẫn cho học sinh là đủ Làm như vậy sẽ tạo cho giáo viên có nhiều cơ hội thoát ly SGK, dạy theo - 4 -
  5. lối “ tài tử” mà phương pháp cũ đã từng đề cập. Và cũng cho thấy rằng học sinh có hứng thú học bài hơn. II . Biện pháp thực hiện và các giải pháp để giải quyết vấn đề: 1. Biện pháp thực hiện: Để thực hiện vấn đề này, theo chúng tôi giáo viên chỉ nên áp dụng với học sinh lớp 9, còn đối với các khối 6, 7, 8 có chăng chỉ áp dụng cho học sinh khá giỏi vì ở các khối lớp này trình độ hiểu biết và khả năng sử dụng Tiếng Việt của các em còn thấp nên khi dạy, ta nên chú trọng khai thác sâu và kỹ các ngữ liệu trong SGK là vừa đủ. Còn với học sinh lớp 9, kỹ năng tiếp thu và sử dụng Tiếng Việt của học sinh đã được nâng cao đáng kể và tương đối hoàn thiện. Song lượng kiến thức ở lớp 9 là sự tổng hợp theo hướng tích hợp vòng từ những lớp dưới ,nên trong khi giảng dạy ngoài việc khai thác tất cả, khai thác sâu và kỹ càng các ngữ liệu có trong SGK, giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên cũng nên thường xuyên lấy thêm các ngữ liệu ngoài SGK( lấy trong đời sống hằng ngày, tích hợp từ văn bản ở các lớp dưới ).Tuy nhiên, yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trước ở nhà ( bằng bảng phụ có ghi các ngữ liệu cho tiết dạy đó). Đồng thời các ngữ liêu lấy thêm phải là tiêu biểu, có tính giáo dục cao, không nên đưa các nội dung dung tục, phản giáo dục vào bài dạy. 2- Các giải pháp để giải quyết vấn đề: Phân môn Tiếng Việt ở bậc THCS nói chung và Chương trình lớp 9 nói riêng, thường có hai dạng bài học là: Dạng bài hình thành kiến thức mới và dạng bài ôn tập. Nhưng khác với các lớp dưới, ở lớp 9 dạng bài ôn tập có nội dung phong phú hơn, kiến thức rộng hơn ,thường là tổng kết cả kiến thức từ những lớp dưới nên việc đưa thêm ngữ liệu vào bài dạy là rất cần thiết. Chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ví dụ như sau: 2.1 - Đối với những dạng bài học hình thành kiến thức mới. * ở bài: Các phương châm hội thoại – Phần II. Phương châm về chất ( SGK Ngữ Văn 9. T1.Tr9) trong SGK có đưa ra ngữ liệu là một câu chuyện “ Quả bí khổng lồ”. Khi dạy giáo viên có thể kể thêm cho học sinh nghe một số câu chuyện khác nữa để giúp - 5 -
  6. học sinh thấy được sự phong phú của kho tàng truyện dân gian Việt Nam ( truyện cười, truyện ngụ ngôn), như: Truyện con rắn vuông, ếch ngồi đáy giếng Hay ở phần III . Phương châm lịch sự (SGK. Tr22) thì SGK có cung cấp cho chúng ta câu chuyện cười “ Người ăn xin”, câu chuyện cũng đã giúp cho học sinh có được tính giáo dục cao về phép lịch sự. Song việc giáo dục tư tưởng, đạo đực cho học sinh là điều rất quan trọng trường học mà người giáo viên cần phải làm. Vì thế giáo viên có thể lấy thêm ngữ liệu bằng cách đưa ra một số tình huống trong giao tiếp hằng ngày cách chào hỏi đúng mực đối với người trên; hay cần phải phân tích cho học sinh thấy được phép “ Xưng khiêm, Hô tôn” hoặc có thể kể hay đọc cho học sinh nghe những câu chuyện mang tính giáo dục tư tưởng đạo đức cao. Câu chuyện “ Lời nói dối chân thật” sau đây là một ví dụ: Tôi đang ở trong bếp giúp mẹ pha trà thì nghe thấy tiếng vỡ loảng xoảng từ phòng khách. Lập tức tôI biết chắc điều gì đã xảy ra. Tôi chạy về phía phòng khách, nơi những người khách đang ở đó nhưng mẹ đã ngăn tôi lại. - Gượm đã con gái – mẹ tôi nói – con hãy đi vào phòng khách và xem như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Nhớ đừng tỏ ra là con đang buồn và giận họ con nhé. - Nhưng mẹ ơI, làm sao con có thể xem như thể chua có chuyện gì xảy ra được? Mẹ cũng biết rõ chuyện gì đang xảy ra ở đó. Chiếc bình cổ của gia đình mình đã bị họ đánh vỡ mà. Mẹ thấy đúng không – và điều đó đối với con thật là tồi tệ. Mẹ tôi mỉm cười tỏ ý tán thành: - Mẹ biết con nói không sai. Chiếc bình quý có tuổi hơn 200 năm của gia đình ta giờ đã vỡ rồi. Nhưng chúng ta không thể để cho những người khách đó biết là chiếc bình đáng giá thế nào con ạ. Nói xong, mẹ tôi bê khay trà vào phòng khách. Chiếc bình cổ vô giá giờ chỉ còn là những mảnh vụn nằm vung vãi trên sàn nhà. Và đứng cạnh đấy là một cậu bé 4 tuổi, con trai bà khách. Sự kinh hãI lộ rõ trên khuôn mặt mẹ của đứa nhỏ. Còn cậu nhóc vì sợ quá nên oà khóc. - 6 -