Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

doc 44 trang sangkien 01/09/2022 6561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

  1. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THẠCH THẤT TRƯỜNG THCS THẠCH HOÀ. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9. NGƯỜI VIẾT: - Họ và tên: Ngô Thị Nghị - Sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. - Quê quán: Tản Hồng – Ba Vì - Hà Nội. - Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Hoà - Thạch Thất - Hà Nội - Chức vụ: Giáo viên – Chủ tịch CĐCS - Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn - Trình độ Chính trị: Trung cấp Chính trị - Hành chính. - Ngày vào Đảng: 29 tháng 3 năm 1999. - Khen thưởng: Gi¸o viªn giái cÊp huyÖn c¸c N¨m häc: 1996 -1997, 1997 - 1998, 1999 - 2000. Lao ®éng tiÕn cÊp huyÖn c¸c N¨m häc: 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011. - Kỉ luật: Không Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 1
  2. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 8; 2. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 9; 3. Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – của các tác giả: Nguyễn Thị Nương – Chu Thị Lý – Trần Thị Loan. 4. Ôn tập kiến thức thi vào lớp 10 Ngữ Văn – của các tác giả: Nguyễn Thị Thuận – Nguyễn Lương Hùng – Đoàn Thị Thanh Hương – Nguyễn Ngọc Anh. 5. Luyện tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông của các tác giả: Nguyễn Quang Ninh – Nguyễn Thị Ban- Trần Hữu Phong. Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 2
  3. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A: ĐẶT VÂN ĐỀ 4 I. Lý do chọn đề tài. 4 2. Mục đích chọn đề tài. 5 3. Phương pháp nghiên cứu. 5 4. Phạm vi – Thời gian thực hiện. 6 B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 7 I. Cơ sở lí luận của vấn đề. 7 II. Thực trạng tình hình qua khảo sát điều tra. 10 II. Các giải pháp thực hiện. 11 1. Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh. 11 2. Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn. 12 3. Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh. 18 3.1.Dạng bài tập nhận biết. 18 3.2. Dạng bài tập vận dụng. 24 3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn. 24 3.2.2. Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn. 27 3.2.3. Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề. 32 3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các 35 yêu cầu về liên kết câu, ngữ pháp. IV. Kết quả. 39 C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 41 Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 3
  4. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong chương trình học tập Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS và THPT, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu , một đoạn văn hay trong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THCS. Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về đoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu sơ lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết đoạn chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết :Tiết 10, tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong văn bản, viết đoạn trong văn thuyết minh, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên lớp 9, các em được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn ( Tiết 102, 110). Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7, khái quát về đặc điểm văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích; Lớp 8 học tiếp văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học văn nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói việc tìm hiểu về đoạn văn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi và cấu trúc của chương trình Ngữ văn THCS. Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 4
  5. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinh chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi tuyển vào lớp 10 ở môn ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học còn rất nhiều hạn chế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây dựng luận điểm Kết quả thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của trường THCS Thạch Hoà nhiều năm qua đều đứng tốp cuối trong huyện: Thi học sinh giỏi văn lớp 9 thì không có học sinh đạt giải, học sinh vào đội tuyển. Thực trạng ấy làm cho BGH nhà trường phải trăn trở, suy nghĩ. Là giáo viên dạy văn tôi càng buồn, lo lắng về thực trạng này. Hai năm học vừa qua được giao trách nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 và trực tiếp ôn thi cho các em vào lớp 10, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng cho các em. Vì vậy tôi đã thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9, nâng cao kết quả thi vào 10 và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THCS Thạch Hoà. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày nội dung đoạn văn. Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 5
  6. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. - Điều tra khảo sát năm bắt tình hình thực tế. - Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy. IV. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: - Đề tài được tôi thực hiện tại trường THCS Thạch Hoà trong hai năm học: 2010 -2011 và 2011 – 2012 với đối tượng thực hiện là học sinh lớp 9. - Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học văn học, tập làm văn, các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo buổi chiều và ôn thi vào 10. Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 6
  7. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết: - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36). Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định. Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn. Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 7
  8. SKKN: “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”. Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục. Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp bên cạnh đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, đòn bẩy, nêu giả thiết - Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. - Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. - Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp, cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong đoạn. - Đoạn lập luận tương đồng là cách trình bày đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn, có nội dung tương tự nội dung đang nói đến. - Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống, tương phản nhau. Người thực hiện: Ngô Thị Nghị - GV Trường THCS Thạch Hoà – Thạch Thất – Hà Nội. 8