SKKN Phương pháp dạy kiểu bài nghị luận có hiệu quả cho học sinh Lớp 9 ở trường THCS

doc 11 trang sangkien 29/08/2022 5680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy kiểu bài nghị luận có hiệu quả cho học sinh Lớp 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_kieu_bai_nghi_luan_co_hieu_qua_cho_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy kiểu bài nghị luận có hiệu quả cho học sinh Lớp 9 ở trường THCS

  1. 1 ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN CÓ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chúng ta biết rằng một tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật mà nhà văn, nhà thơ mất bao công sức, bao trải nghiệm để sáng tạo nên. Nó thật sự có giá trị khi mang ý nghĩa đời sống, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư tình cảm, nhận thức của con người. Đứng trước một tác phẩm văn học, một đoạn thơ hoặc một bài thơ người đọc suy nghĩ rồi bộc lộ tình cảm, cách hiểu, cách đánh giá về tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ. Đó chính là quá trình nghị luận về một tác phẩm, một đoạn thơ hay một bài thơ. Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học, một đoạn thơ, một bài thơ trong nhà trường là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được ý nghĩa giá trị của tác phẩm, thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng, tâm hồn của mình đứng trước tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ và ứng dụng nó vào đời sống hàng ngày. Tuy rằng, so với chương trình tập làm văn sách giáo khoa lớp 9 cũ thì, sách giáo khoa lớp 9 mới số lượng bài ít hơn, chương trình ngữ văn mới có tính tích hợp nên lớp 9 không chỉ tìm hiểu kiểu bài văn nghị luận như trước đây mà là sự tổng kết, ôn tập và nâng cao các kiểu bài, các phương thức biểu đạt đã học ở lớp 6, 7, 8 của chương trình ngữ văn THCS như :Tự sự, thuyết minh các kiểu bài đó lại kết hợp biểu cảm, miêu tả. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 9 hiện nay, vẫn đóng vai trò quan trọng bởi rằng trên thực tế đây là kiểu bài tổng hợp yêu cầu HS phải nắm tốt các kiểu bài đã học ở chương trình lớp 6, 7, 8 thì mới học tốt văn nghị luận. Nắm được văn tự sự ở lớp 6, 8 thì sẽ nghị luận về tác phẩm truyện, một đoạn thơ, một bài thơ tốt hơn. Nắm vững được văn biểu cảm ở lớp 7 thì nghị luận tác phẩm trữ tình sẽ hay hơn. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn thơ, một bài thơ có vai trò quan trọng như trên và nó đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, phương pháp đặc biệt là cách cảm, cách nghĩ, nhưng thực tế phần lớn trong học sinh hiện nay việc nghị luận về tác phẩm văn học, một đoạn thơ, một bài thơ còn mang tính đối phó, chép bài mẫu, chép sách giải hay học thuộc lòng một bài của thầy cô phụ đạo thêm nào đó để làm bài lấy điểm. Việc giúp học sinh nắm được phương pháp, kỹ năng làm bài nghị luận mà thể hiện được cách cảm, cách nghĩ của mình là rất cần thiết trong việc dạy văn của đội ngũ giáo viên THCS hiện nay. Như chúng ta biết chương trình sách giáo khoa mới được xây dựng trên hướng tích hợp hai chiều đó là sự quan hệ giữa các phân môn trong chương trình văn - tiếng việt và tập làm văn là tích hợp ngang. Quan hệ giữa chương trình các lớp 6,7,8,9 là tích hợp dọc. Thực tế cho thấy muốn dạy cho học sinh học tốt một kiểu bài TLV, thì điều quan trọng và cần thiết là phải giúp các em học tốt phần môn tiếng việt và văn.
  2. 2 Đáp ứng tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy theo NQ40 của QH khóa 10 về đổi mới nội dung sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học , bản thân tôi đã có tìm tòi nghiên cứu cách học văn để viết văn. Kể từ khi thực hiện đổi mới sách giáo khoa lớp 9, việc giảng dạy cho học sinh lớp 9 làm tốt một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn thơ, bài thơ nhiều giáo viên còn lúng túng. Khi chấm những bài làm văn nghị luận của học sinh, có nhiều giáo viên đã phàn nàn: Học sinh chỉ biết kể lại diễn biến câu chuyện như văn tự sự hoặc làm bài văn nghị luận như bài tóm tắt truyện. Phần lớn là liệt kê sự việc mà không biết cách nhận xét, đánh giá hoặc bày tỏ chính kiến của mình về một sự việc,hoặc những vấn đề tác giả đưa ra trong tác phẩm. Được sự phân công của của ban chuyên môn nhà trường, trong những năm học qua, bản thân luôn có ý thức trong công tác soạn giảng, đặc biệt chú trọng đến nội dung giảng dạy về phương pháp làm văn kiểu bài nghị luận. Qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp ở trường, tôi nhận thấy mỗi lần gặp 1 tiết dạy về phương pháp làm văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn thơ, bài thơ, giáo viên đều lúng túng, tiết dạy chưa thật thành công, học sinh chưa nắm được phương pháp làm văn nghị luận. Suy nghĩ về vấn đề này nên bản thân đã mạnh dạn áp dụng dạy thử kiểu bài văn nghị luận, theo cách tích hợp ở các bài giảng của mình và thấy có kết quả khả quan hơn. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận văn học trong nhà trường THCS hiện nay. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm văn nghị luận nên tôi đã quyết định chọn đề tài này. Căn cứ vào khung phân phối chương trình và nội dung chuẩn kiến thức TLV 9, cùng với tình hình học tập hiện nay của học sinh vùng nông thôn, tôi lựa chọn đề tài: “ PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN CÓ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS ”. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Chúng ta biết rằng quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm, một đoạn thơ, một bài thơ là đi từ khái quát cụ thể tổng hợp. Đây là quá trình tổng - phân - hợp. Bài viết của học sinh cũng phải thể hiện được quá trình ấy theo bố cục thông thường của bài TLV: Mở bài – thân bài – kết bài. Trong nội dung này tôi chỉ tập trung sâu vào phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích. Phần Mở Bài: Là phần thể hiện sự cảm nhận khái quát của học sinh về tác phẩm, hoặc một đoạn trích. Để giúp học sinh làm tốt phần này trước hết ta phải dạy phần tìm hiểu chú thích và tìm hiểu chung về văn bản (phân môn văn) phải tốt. Phần này thường gắn với tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa qua tiếp cận văn bản bằng trực giác sinh động nhận biết giá trị tác phẩm qua âm thanh của từ ngữ là đọc diễn cảm . Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích ta đã giúp các em nắm được đặc điểm chung của tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác. Đọc văn bản kết hợp với tìm hiểu chung, bước đầu ta giúp học sinh cảm nhận được sơ bộ giá trị nghệ thuật như: ngôi kể ,tình huống truyện và đề tài thể hiện trong văn bản (giá trị nội dung). Từ đó thể hiện cảm nhận tình cảm của mình đối với văn bản. Từ các chi tiết đã tìm được giáo viên hướng dẫn học sinh biết và tự rèn cách viết
  3. 3 mở bài của văn nghị luận. ( ta đã biết rằng: nghị luận tác phẩm truyện ở lớp 9 chủ yếu ở hai dạng đề, nghị luận chung về tác phẩm và nghị luận về nhân vật trong tác phẩm). *Đối với dạng bài nghị luận chung về tác phẩm truyện. 1. Tác phẩm. 2. Tác giả. 3. Hoàn cảnh sáng tác. 4. Sơ bộ về nghệ thuật. 5. Sơ bộ về nội dung. 6. Cảm nhận của em về tác phẩm. Ví dụ: Dạy tìm hiểu chú thích và tìm hiểu chung Đặt vấn đề . * Dạy văn bản (tiết văn học) Dạy viết văn nghị luận (tiết tập làm văn) Tìm hiểu văn bản “chiếc lược ngà” * Nghị luận về tác phẩm "chiếc lược ngà" Bước 1: cho học sinh đọc và tìm Sắp xếp thứ tự. hiểu tiểu dẫn trong sách giáo khoa 1. Tác phẩm. viết ra 3 nội dung: 2. Tác giả. * Tác phẩm: “Chiếc lược ngà” 3. Hoàn cảnh sáng tác. * Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 4. Sơ bộ về nghệ thuật. 1966 khi tác giả hoạt động chiến 5. Sơ bộ về nội dung. trường miền Nam. 6. Cảm nhận chung. * Tác giả: Nguyễn Quang Sáng, Ví dụ: nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc Nguyễn Quang Sáng một nhà văn được trưởng kháng chiến và thành công ở nhiều thành trong hai cuộc kháng chiến và thành công thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch kịch bản, phim. bản, phim. Tác phẩm "chiếc lược ngà" tiêu biểu Bước 2: Cho học sinh đọc và tìm cho truyện ngắn thành công của ông. Đây là tác hiểu chung về văn bản: phẩm được ông viết vào năm 1966 khi tác giả * Sơ bộ: Nghệ thuật hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện -Truyện được kể theo ngôi thứ nhất được kể theo ngôi thứ nhất , xây dựng được , có tình huống bất ngờ. tình huống truyện bất ngờ tự nhiên đã thể hiện * Về nội dung: (Đề tài) Tình cha thật cảm động tình cảm cha con ông Sáu trong con ông sáu thật cảm động hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Đọc tác phẩm * Cảm nhận chung: Xúc động ta vô cùng xúc động trước tình cảm máu thịt ấy. trước tình cha con ông Sáu (hoặc yêu mến sự hồn nhiên của bé Thu) * Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về nhân vật, Đối với nghị luận về nhân vật ta sắp xếp các ý: 1. Nhân vật. 2. Tác phẩm. 3. Tác giả. 4. Đặc điểm. 5. Cảm nhận. và ghép các số thứ tự ta sẽ có rất nhiều cách Ở lớp 9 , nghi luận tác phẩm truyện mở bài như trên
  4. 4 chủ yêu là nghi luận về nhân vật. ví dụ: Nghi luận về nhân vật bé Thu trong để giúp học sinh làm được dạng đề truyện ngắn "Chiếc lược Ngà " Của Nguyễn này , phần tìm hiểu chung về tác Quang Sáng . phẩm ta cần cho học sinh tìm hiểu Ví dụ Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn các nhân vật chính và nhận xét sơ "chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang bộ về nhân vật sau khi đọc tác phẩm Sáng là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, cứng Ví dụ: cỏi, là người con có tình yêu thương cha thật * Nhân Vật: Bé Thu có cá tính sâu nặng. Tính cách và phẩm chất của bé Thu mạnh mẽ ,cứng cỏi và rất mực yêu đã để lại trong em nhiều tình cảm yêu mến. thương cha. Phần Thân Bài: Thể hiện sự nhận biết cụ thể ,chi tiết của học sinh về tác phẩm . Để giúp học sinh làm tốt phần này giáo viên cần nhắc lại đăc điểm của văn tự sự ở lớp 6. Dựa vào đặc điểm của văn bản tự tự giáo viên có hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm hiểu diễn biến ý nghĩa cốt truyện từ đó có nhận xét đánh giá về chuỗi sự việc do nhân vật gây ra hoặc xảy ra với nhân vật. Nội dung mà học sinh tìm hiểu được trong tiết văn chính là nội dung bài làm văn nghị luận về tác phẩm truyện của học sinh. như vậy quá trình hướng dẫn học sinh học văn bản tự sự để nghi luận về tác phẩm truyện là quá trình tích hợp rất cao. Ví dụ:Tiến trình dạy tiết tìm hiểu tác phẩm "Làng" của kim Lân Nghị luận về truyện ngắn "Làng" Của Kim Lân (Lưu ý: Nghi luận về tác phẩm truyện trong chương trình ngữ văn 9 chủ yếu là nghị luận về nhân vật, nên bài viết này không đề cập đến nghị luận các khía cạnh khác như đề tài , kết cấu ) Nhắc lại đặc điểm của Hướng dẫn tìm hiểu Cách lập ý chi tiết văn bản tự sự ở lớp 6 tác phẩm(Văn) trong làm bài nghị luận tác phẩm truyện(Tập Làm văn) Hai yếu tố quan trọng: Dựa vào đặc điểm của Làm văn nghị luận về *Nhân Vật văn bản tự sự giúp học tác phẩm truyện là thể * Sự Viêc:Do Nhân vật sinh xác định cốt truyện hiện phần nhận xét đánh gây ra hoặc xảy ra với ,tóm tắt truyện .qua đó giá của học sinh qua các nhân vật. học sinh nắm được nhân tình huống và diễn biến Cốt Truyện:Gồm Chuỗi vật và chuỗi sự việc. sự việc. Sự việc.Chuỗi sự việc Định hướng cho học sinh thường sắp xếp theo đi vào tìm hiểu truyện trình tự:Mở đầu, thắt qua sự việc chính yếu :