Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học môn Ngữ văn 9

doc 11 trang sangkien 27/08/2022 6320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_suy_nghi_ve_cach_day_mot_doan_trich_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học môn Ngữ văn 9

  1. Tên sáng kiến: Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học môn Ngữ Văn 9 A/ Đặt vấn đề. Từ năm học 2002 đến 2006 chúng ta đã hoàn thành chương trình thay sách giáo khoa đối với cấp THCS . Tuy nhiên thời gian thực hiện chương trình mới còn ít, nhất là đối với lớp 9 (mới được 3 năm). Với khoảng thời gian chưa dài song ta cũng ít nhiều đánh giá được những mặt ưu điểm và hạn chế của chương trình. Đối với môn Ngữ văn thì điểm mới nhất được thể hiện ở tính tích hợp của ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn. Riêng phần Văn học là một phần rất quan trọng trong việc day - học Ngữ Văn ở nhà trường nói chung. Bởi muốn học tốt Tiếng Việt và Tập Làm Văn thì một yêu cầu quan trọng là học sinh phải học tốt phần văn học. Hay học sinh có yêu thích môn văn, có hứng thú học môn văn hay không thì các giờ văn học có vai trò rất lớn. Học sinh có ham thích, sưu tầm và tìm đọc các tác phẩm văn học hay không cũng là do các giờ văn học quy định, thu hút học sinh. Về nội dung, Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 cũng đưa vào nhiều nội dung mới. Song vẫn còn giữ lại những tác phẩm hay, có giá trị như: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du; “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu Nhưng không phải là dạy được toàn bộ tác phẩm. Mà có những tác phẩm dài, khối lượng lớn ta chỉ được học một vài trích đoạn. Dạy một đoạn trích trong tác phẩm nhưng thực chất là dạy toàn bộ một tác phẩm trọn vẹn; bởi vì sau mỗi đoạn trích học là những phần liên quan, chuyển tiếp sang các đoạn khác có thể trích hoặc không trích học. Học sinh có nắm được toàn bộ tác phẩm thì mới hiểu được giá trị nội dung, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và các giá trị khác của đoạn trích học. Lâu nay có một số quan niệm: Dạy đoạn trích thì chỉ cần cho học sinh nắm được giá trị của đoạn trích là đủ, không cần ép các em nắm rộng ra toàn tác phẩm nên việc dạy các đoạn trích, học sinh nắm kiến thức không sâu sắc. Với học sinh, một số tác phẩm dài được trích học không có tài liệu để đọc tham khảo. Một số đông học sinh cũng không có điều kiện để đọc mà chỉ biết những trích đoạn trong sách giáo khoa mà thôI thành ra không có cái nhìn khái quát về tác phẩm. Thực chất đây không phải là một vấn đề mới mẻ mà trong chương trình sách 1
  2. giáo khoa cũ, giáo viên đã được tiếp cận. Nhưng thực tế, trong một số giờ dự: dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học có quy mô lớn, tôi thấy các tiết dạy không hoặc ít gắn với tác phẩm, làm cho bài dạy thiếu logic, học sinh nắm bài học không hoàn chỉnh. Thậm chí một số giờ dạy sau khi kiểm tra lại, học sinh không biết các sự kiện xảy ra trước và sau đoạn trích được học là gì? Nó có vai trò như thế nào, liên quan như thế nào tới đoạn trích này? Cho nên đã dẫn đến kết quả bài dạy không cao, học sinh nắm kiến thức không toàn diện theo yêu cầu bài dạy. Trong giới hạn sáng kiến này, tôi chỉ xin trình bày một vài suy nghĩ của tôi về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học ở môn Ngữ Văn 9. B/ Giải quyết vấn đề. Trước hết muốn dạy tốt một đoạn trích trong một tác phẩm lớn, giáo viên phải nắm chắc tác phẩm đó, nghĩa là phải đọc và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của cả tác phẩm. Nếu dạy đoạn trích mà giáo viên không nắm được tác phẩm thì không thể giúp cho học sinh hiểu được các nội dung liên quan đến tác phẩm của các đoạn trích học. Đặc biệt vị trí đoạn trích quan trọng như thế nào đối với các đoạn trước và sau đó. Cùng với việc đọc tác phẩm, giáo viên phải nắm chắc các tình tiết, tóm tắt và hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm, nắm được diễn biến tâm lý và hành động của các nhân vật chính. Một yêu cầu không thể thiếu được đó là khi dạy – học một đoạn trích, học sinh phải hiểu những sự kiện đã diễn ra trước đó. Tức là phải tóm tắt được nội dung của đoạn trích trước đến đoạn nay, nắm được vị trí đoạn trích và sau đó phải biết được các sự kiện tiếp đó là gì? Có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc đời của các nhân vật, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả như thế nào tới tác phẩm của mình. Ví dụ như dạy tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du: Đây là một tác phẩm lớn: 3254 câu thơ lục bát và cũng là một tác phẩm có giá trị đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy được đánh giá là một kiệt tác văn học của dân tộc. Nhưng học sinh không được học trọn vẹn tác phẩm mà chỉ được học các trích đoạn: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích. Chỉ học 90 câu trong số 3254 câu Kiều. Học 90 câu Kiều song học sinh phải có sự hiểu biết về cái hay, cái đẹp của riêng từng đoạn cũng như cái hay cái đẹp của cả tác phẩm truyện Kiều. Và lại 90 câu Kiều đó không có sự liền mạch. Hai đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Cảnh ngày xuân” có mối liên quan trực tiếp đến nhau; sau đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều ” là đoạn trích “Cảnh ngày 2
  3. xuân” Vậy để nắm được mối liên hệ ấy, nhất thiết giáo viên phải cho học sinh tóm tắt từ đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” đến “Cảnh ngày xuân” để học sinh năm được mối liên hệ đó. Hay từ đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đến “Mã Giám Sinh mua Kiều”, hai đoạn trích này không liên quan trực tiếp đến nhau, muốn cho học sinh hiểu: Tại sao Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh, trong khi đoạn trước là cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, khoáng đạt, mới mẻ, một tâm trạng vui mừng hồ hởi phấn khởi của những người lần đầu tiên được đi trảy hội giữa một mùa xuân kép: mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của lòng người. Vậy tai sao Kiều lại rơi vào cảnh ngộ éo le này ? Sự kiện này quan trọng như thế nào đối với cuộc đời nàng ? Thì giáo viên nhất thiết phải cho học sinh nắm được: Cảnh gia đình Kiều bị mắc nạn như thế nào? Bất đắc dĩ nàng phải hi sinh bán thânmình để cứu cha va em. Cũng qua đây, cho học sinh thấy được xã hội đương thời còn có một loại người chuyên kiếp sống bằng một nghề bẩn thỉu, ti tiện, tàn ác “ buôn thịt bán người”. Từ đó ta thấy rõ hơn thái độ của tác giả và sự cảm thông sâu sắc với cuộc đời và nỗi bất hạnh của Kiều ở những đoạn trích sau. Mà trong phân phối chương trình có sự chỉnh lý. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” lại học trước “Mã Giám Sinh mua Kiều” vậy nên giáo viên nhất thiết phải cho học sinh nắm được chuỗi các sự việc có mối quan hệ với nhau, liên quan tới cuộc đời, số phận của nàng Kiều. Một vấn đề đặt ra nữa là khi phân tích một đoạn trích trong tác phẩm còn cần phải cho học sinh biết so sánh đối chiếu với các đoạn trích học trước và sau đó khi cần thiết để học sinh nắm hoàn chỉnh tác phẩm và hiểu được tài năng của tác giả trong việc sử dụng nghệ thuật để thể hiện nội dung hoặc những nét nội dung cơ bản của truyện về tính cách cao đẹp của các nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm. Qua đó mà thấy được giá trị tư tưởng cũng như ý đồ của nhà văn trong sáng tác tác phẩm. Ví dụ: Dạy đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Mã Giám Sinh mua Kiều” phải so sánh cho học sinh thấy nghệ thuật tả người tài tình của Nguyễn Du và qua cách tả các nhân vật ta thấy rõ hơn thái độ của nhà thơ qua các đoạn tả Thuý Kiều; Thuý Vân; Mã Giám Sinh. Tả nhân vật chính diện: Kiều, Vân; tác giả dùng triệt để các biện pháp lý tưởng hoá nhân vật qua các biện pháp nghệ thuật: ước lệ, tượng trưng, so sánh và những từ ngữ chọn lọc với lời hay, ý đẹp để ca ngợi và thể hiện thái độ trân trọng của nhà thơ. Khi tả nhân vật phản diện: Mã Giám Sinh, Tú Bà, thì dùng các từ ngữ chọn lọc để tả thực sắc sảo, vạch trần bản chất xấu xa tàn ác của chúng. Qua đó nhà thơ thể hiện thái độ khinh ghét của mình. 3
  4. Cũng qua các đoạn trích trong truyện Kiều, ta cần cho học sinh nắm được hoàn chỉnh hơn về cuộc đời gian truân, chìm nổi của Thuý Kiều và nhân phẩm cao đẹp của nàng. Hơn nữa dạy các đoạn trích trong truyện Kiều có thể cho học sinh nhận xét chung về tâm trạng của Thuý Kiều qua tác phẩm. Từ đó thấy rõ hơn phẩm chất của nàng: một người con gái đức hạnh nhưng gặp nhiều gian truân, trôi nổi. Tuy vậy cuộc sống đầy của xã hội vẫn không làm thay đổi phẩm chất tốt đẹp của nàng. Thái độ của nhà thơ biểu hiện rất rõ qua cách dùng từ ngữ, sử dụng hình ảnh trong truyện. Làm như vậy, học sinh sẽ thấy thích tác phẩm, sưu tầm để đọc và thích học văn hơn nếu như các tác phẩm khác giáo viên cũng làm được như vậy. Hay một tác phẩm khác mà cũng có khối lượng lớn trong chương trình Ngữ Văn 9 như “Truyện Lục Vân Tiên”, trong đó học sinh chỉ được học hai đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” và “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Vậy giáo viên cần có sự kết hợp như thế nào? Dạy đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, giáo viên phải cho học sinh hiểu, tóm tắt từ đoạn trước đến đoạn đó. Trong phân tích cần cho học sinh so sánh với các nhân vật có hành động như: Vân Tiên thông qua các câu hỏi để học sinh hiểu giá trị tác phẩm : ? Trong truyện, có nhân vật nào hành động như Vân Tiên ? Qua đó em hiểu gì về lý tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu? ? Trong xã hội đầy rẫy bất công mà Nguyễn Đình Chiểu có mất lòng tin không? Ông còn đặt niềm tin vào ai? Vì sao? Hay dạy đoạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” phải hiểu diễn biến từ đoạn trích đó. Để làm sáng tỏ lý tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu giáo viên phải cho học sinh thấy những hành động vì nghĩa cao cả trong truyện qua khai thác nội dung nghệ thuật đoạn trích học. ? Trong truyện, em hãy tìm nhưng câu nói của nhân vật khác tương tự như ông “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Từ đó hãy nêu một số việc làm vì nghĩa của các nhân vật khác trong truyện. ? Nhận xét quan điểm về chí anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu ? Minh hoạ bài soạn “ Chị em Thuý Kiều “. Tiết 27: Văn bản : Chị em thuý kiều ( Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du). A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS: 4
  5. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du, khắc hoạ những nét riêngvề nhan sắc, tài năng, tính cách số phận Thuý Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp NT cổ điển . - Thấy được cám hứng nhân đạo trong truyện Kiều : trân trọng , ca ngợi vẻ đẹp con người. Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. B. Chuẩn bị. - Thầy: SGK- SGV- Truyện Kiều-Tư liệu- Bảng phụ(ghi bài tập trắc nghiệm ) - Trò: SGK- Soạn văn bản- Đọc thêm tư liệu. C. Hoạt động dạy – học. 1. ổn định tổ chức: 2 Kiểm tra bài cũ: H. Tóm tắt văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ? 3 Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạtđộng 1: Hướng dẫn đọc I Đọc - hiểu chú chú thích văn bản thích văn bản . GV yêu cầu hs tìm hiểu sơ HS đọc lại phần chú thích sgk - Đoạn trích nằm lược về đoạn trích . ở phần đầu của H.Theo em, đoạn trích này Đoạn trích nằm ở phần đầu truyện. nằm ở phần nào của truyện ? của truyện . GV Phần mở đầu gồm 24 Nghe câu thơ, từ câu 15 đến 38trong số 3254 câu thơ của cả truyện GV hướng dẫn đọc : To, chú ý các từ miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều, Thuý Vân . GV đọc 1 lần 1 HS Gọi hs đọc VB HS dựa vào chú thích sgk trả GV hướng dẫn hs tìm hiểu lời . một số chú thích sgk . II Đọc - hiểu văn Hoạt động 2: Hướng dẫn hs bản : đọc hiểu văn bản : 1. Cấu trúc văn H.Đoạn trích chia làm mấy 4 phần : bản 5