SKKN Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự tại trường THPT Đô Lương 4"

doc 51 trang Mịch Hương 27/09/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự tại trường THPT Đô Lương 4"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_phong_chong_ngan_chan_hanh_vi.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự tại trường THPT Đô Lương 4"

  1. SƠ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 SÁNG KIẾM KINH NGHIỆM “Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘An toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT Đô Lương 4”. Người thực hiện: Nguyễn Quốc Dũng Chức vụ: Hiệu trưởng Lĩnh vực: Quàn lý Số điện thoại: 0914559598 Năm 2022 1
  2. trọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo đức lại là việc cần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”. Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều người, bởi những năm gần đây hạnh kiểm của một số em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho xã hội cũng như những người công tác trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của Ban Giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng, tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để phòng, chống, ngăn chặn kịp thời và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài. 2. Lý do chọn đề tài: Góp phần xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự". Mặt khác thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lực học đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà còn xảy ra ngoài nhà trường. Bên cạnh đó ngoài việc phòng 3
  3. xây dựng trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” lớp ở trường THPT Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, Trường THPT Đô Lương 4. - Giáo trình, các bài giảng về công tác quản lý giáo dục. - Tài liệu, Tạp chí viết về bạo lực học đường 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát - Triển khai bài bản các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức các hoạt động mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông”. - Tổ chức các câu lạc bộ “Văn học dân gian”; “Tiếng Anh” - Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục. - Thông tin từ các chính quyền, địa phương, thực tế địa bàn - Thông tin từ Công An 5 xã có học sinh học tại trường (Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn, Mỹ Sơn, Thượng Sơn); Công An Huyện Đô Lương. 6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ - Thống kê, tổng hợp, toán học, biểu bảng, sơ đồ 7. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề: Đây là một trong những biện pháp quản lý mà tôi, cùng ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên đã áp dụng trong công tác quản lý, chỉ đạo theo dõi việc thực hiện nội qui của học sinh và trực tiếp xử lí các mâu thuẫn đánh nhau của học sinh THPT, nhất là tại trường THPT Đô Lương 4, thuộc vùng nông thôn, vùng khó, xa trung tâm huyện Đô Lương. Các biện pháp quản lý này nó đã giúp cho nhà trường rất nhiều và đã hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực trong trường, góp phần quan trọng trong việc xây dựng trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”, duy trì ổn định, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời tạo tiền đề cho việc tổ chức thành công các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 8. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm có ba phần: 5