SKKN Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay

docx 42 trang Mịch Hương 27/09/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nang_cao_chat_luong_boi_duong.docx
  • pdfLê Đức Hưng - Đô Lương 1 - Quản lí GD.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay

  1. SỞ GIÁO Dôc Vµ ®µO t¹O NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC NĂM 2022 1
  2. MỤC LỤC TT Nội dung Trang A PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Đóng góp của đề tài 2 6 Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm 2 B PHẦN NỘI DUNG 3 Cơ sở lý luận lý luận về quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng 3 1 đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông 1.1 Một số khái niệm về quản lý, bồi dưỡng 3 Vị trí, vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên trong trường phổ 4 1.2 thông Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bồi dưỡng đội ngũ giáo 6 1.3 viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trong 8 1.4 bối cảnh đổi mới giáo dục Thực trạng về quản lý đổi mới nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội 10 2 ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông những năm qua Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ 10 2.1 thông trên địa bàn huyện thời gian qua Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tại đơn vị trong 14 2.2 nhứng năm qua Sự cần thiết về đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong giai 16 2.3 đoạn hiện nay Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo 19 3 viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo 19 3.1 viên về công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng Chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo 21 3.2 khung năng lực Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đáp 23 3.3 ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 3.4 Đa dạng hóa phương pháp, hình thức và nội dung bồi dưỡng 25 3
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam đang trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp, các cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, đại dịch covid-19 đã và đang diển ra phức tạp trên hầu hết tất cả các ước trên thế giới, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục trở thành xu thế tất yếu, đây cũng chính là cơ hội để giáo dục nước ta vươn đến đạt chuẩn của khu vực và thế giới. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; một trong những giải pháp thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW đã xác định “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”, vì thế việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông (THPT) đóng vai trò quan trọng, một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi nhà trường. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn Hiệu trưởng là thước đo làm căn cứ để các cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng chương trình và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì thế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo được coi là nhiệm vụ tiên quyết trong các trường trung học phổ thông hiện nay. Việc bồi dưỡng giáo viên hiện nay ở các trường trung học phổ thông tuy đã được các cấp quản lý chú trọng nhưng hiệu quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cũng như yêu cầu thực tiễn về chất lượng giáo dục của xã hội. Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông mới, vấn đề cốt lõi cần qua tâm là chất lượng đội ngũ giáo viên. Xuất phát nhận thức được từ vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đối với chất lượng giáo dục và đáp ứng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo thực hiện nội dung chương trình giáo dục là rất quan trọng và cần thiết. Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng giáo viên để đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. 5
  4. B. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trong trƣờng trung học phổ thông 1.1. Một số khái niệm về quản lý, bồi dƣỡng 1.1.1. Quản lý Có nhiều qua điểm khác nhau về quản lý, có thể nêu lên môt số quan điểm sau: - Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động. - Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức. - Quản lý là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của tổ chức. - Quản lý còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Mặc dù có sự khác nhau về diễn đạt nhưng các quan niệm trên đều thống nhất choằng quản lý phải bao gồm 2 yếu tố: 1) Phải có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra tác động quản lý, bao gồm một hoặc nhiều người. Còn đối tượng quản lý tiếp nhận sự tác động đó, là một tổ chức, một tập thể con người. 2) Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động, sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động. 1.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những hoạt động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. 1.1.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ tr và từng học sinh. Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam. 7