SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_truc_tuyen_t.docx
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 SÁNG KIẾN Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Tác giả: Hoàng Đình Tám - ĐT: 0827.383.388 Hoàng Văn Tình - ĐT: 0367.223.115 Tháng 4/2022 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Cán bộ giáo viên CBGV Học sinh HS Giáo viên GV Giáo viên chủ nhiệm GVCN Công nghệ thông tin CNTT 3
- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh có thể chủ động trong quá trình dạy học khi chuyển từ trạng thái dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến trước mọi tình huống xảy ra. Chất lượng dạy học khi học trực tuyến vẫn đảm bảo như khi học trực tiếp, công việc của thầy cô không bị gián đoạn, quá trình tiếp thu kiến thức của các em được liên tục. Hệ thống giáo dục của nhà trường hoạt động bình thường, linh hoạt trước mọi diễn biến của dịch bệnh và thiên tai có thể xảy ra. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý hoạt động dạy và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động dạy học trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khả năng hiệu quả khi tổ chức dạy học trực tuyến ở Trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An nhằm đảm bảo hoạt động dạy học được diễn ra bình thường, liên tục trong điều kiện dịch bệnh phức tạp hoặc lũ lụt, học sinh không thể đến trường. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu. 4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao hoạt động dạy học trực tuyến trong điều kiện dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều thời điểm học sinh phải tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bệnh. - Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An 4.2. Thời gian nghiên cứu. - Từ tháng 8/2021. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện dạy học trực tuyến ở trường THPT Đô lương 3. 5.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 5.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, bằng mạng xã hội đối với đề tài. 5.2.4. Phương pháp thống kê. 6. Tính mới của đề tài. 2
- Theo Phạm Minh Hạc “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”. Có thể khẳng định rằng hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Do đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp học sinh lĩnh hội tri thức của loài người. Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh. Do vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 1.2. Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học 1.2.1. Quản lý nhà trường Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. Tóm lại: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học. 1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào hoạt động trung 4