SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_li_tai.docx
- NGUYỄN THỊ MINH LAN, VƯƠNG TRẦN LÊ, TRẦN VĂN THẮNG- ĐÔ LƯƠNG 3- QLGD.pdf
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 LĨNH VỰC: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Đô Lương, tháng 04/2022
- MỤC LỤC TIÊU ĐỀ Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu: 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 2 5.1. Nhóm phương pháp lý luận: 2 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 2 PHẦN II. NỘI DUNG : 3 A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI : 3 1. Cơ sở lý luận: 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1- Tài sản nhà trường: 4 2.2- Sơ lược lịch sử phát triển của trường THPT Đô Lương 3 5 2.3- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công của trường THPT Đô Lương 3 6 B. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG 7 1. Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác mua sắm, quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản công của các ngành, các cấp cho cán bộ giáo viên và học sinh nắm được 7 2. Nâng cao nhận thức cán bộ giáo viên và học sinh trường THPT Đô Lương 3 về công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong nhà trường. Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải xác định rõ việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản của nhà trường là trách nhiệm của mình 8 3. Tích hợp nội dung kế hoạch xây dựng các khối công trình cơ bản từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn đối ứng của đơn vị và các kế hoạch mua sắm, duy tu, sửa chữa các hạng mục tài sản, thiết bị dạy học vào chiến lược phát triển nhà trường các giai đoạn và kế hoạch hằng năm của 10
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong công tác quản lý các hoạt động của một nhà trường, bên cạnh quản lý các lĩnh vực thuộc chuyên môn và các hoạt động giáo dục, quản lý an ninh nền nếp của nhà trường thì công tác quản lý cơ sở vật chất, hay nói một cách khác, quản lý tài sản công của nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Mối quan hệ biện chứng, sự tương tác qua lại rất đáng kể giữa công tác quản lý tài sản công với chất lượng giáo dục trong nhà trường. Quản lý tài sản công đóng vai trò như một đòn bẩy, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường, bởi vì một nhà trường, nếu làm tốt công tác xây dựng, mua sắm, duy tu, sửa chữa và bảo quản tốt cơ sở vật chất thì trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học được đảm bảo, trên cơ sở đó, chất lượng giáo dục nhà trường sẽ được nâng cao và ngược lại khi chất lượng được nâng cao, đạt được nhiều thành tích nổi trội trong dạy và học thì việc kêu gọi đầu tư tiền, vật chất từ phụ huynh, từ các mạnh thường quân, huy động các dự án từ các chủ đầu tư bên ngoài sẽ rất thuận lợi. Nếu tài sản nhà trường không được quản lý tốt, thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, từ năm học 2022- 2023 trở đi, khi chương trình giáo dục 2018 được thực hiện ở bậc học trung học phổ thông với những yêu cầu bắt buộc phải có sự tương thích giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì công tác quản lý tài sản công lại đặc biệt quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý phải có tư duy đổi mới, làm tốt công tác này thì mới đảm bảo cho chất lượng giáo dục ở một cơ sở giáo dục được nâng cao. Trường THPT Đô Lương 3 đóng trên địa bàn xã Quang Sơn, huyện Đô Lương. Học sinh theo học tại trường là con em thuộc các xã nông thôn, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo tương đối nhiều, nguồn thu học phí thấp, ngân sách cấp trên theo quy định tài chính rất thấp, công tác vận động tài trợ giáo dục vô cùng khó khăn. Xác định được đặc điểm, tình hình địa phương như vậy. Trong những năm qua, chúng đã phải dày công nghiên cứu xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp đổi mới hợp lý công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản công và đã đạt được những thành công nhất định góp phần rất lớn vào kết quả trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn một ở năm học 2020-2021. Từ đó, chúng tôi đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3” để làm cẩm nang cho bản thân, cho các đồng nghiệp tham khảo và vận dụng kế tiếp sau này. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí tài sản công tại trường THPT Đô Lương 3 3. Đối tượng nghiên cứu: 1
- PHẦN II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành vào tháng 6 năm 2017. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. Nghị định số 151/2017/NĐ‐CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Thông tư số 144/2017/TT‐BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ‐CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 Theo Điều 4: Phân loại tài sản cố định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ tài chính, tài sản công bao gồm: - Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất, thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn (Có thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên). Tài sản cố định hữu hình gồm: Nhà làm việc; hội trường; phòng học; nhà công vụ; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà xe và các công trình xây dựng khác. Vật kiến trúc (tường rào; sân thể thao; sân chơi, bể chứa). Máy móc, thiết bị. Cây lâu năm. Tài sản cố định hữu hình khác - Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất, thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn (Có thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.00.00 đồng trở lên). Quyền sử dụng đất, phần mềm ứng dụng, tài sản cố định vô hình khác. - Công cụ, dụng cụ: bao gồm các tài sản phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường: bàn ghế học sinh, dụng cụ thể dục thể thao, tài sản khác có giá trị nguyên giá dưới 10.000.000 đồng. - Nếu phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản: Tài sản hình thành do mua sắm; do đầu tư xây dựng; được giao; được cho tặng; tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán; tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác. 3