SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại trường THPT Lê Hồng Phong

docx 48 trang Mịch Hương 27/09/2024 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_pho_bien.docx
  • pdfNguyễn Thị Bích Hạnh - Trường THPT Lê Hồng Phong - Lĩnh vực quản lý.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại trường THPT Lê Hồng Phong

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG –––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƢỜNG TẠI TRƢỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hạnh Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong Số điện thoại: 0912368139 Nghệ An, tháng 4 năm 2022
  2. Phối hợp chặt ch với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể 6 trong và ngoài nhà trường để triển khai sâu rộng, toàn diện, 24 đồng bộ, thường xuyên, phong phú các nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Triển khai tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật bằng 7 nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn để 24 có hiệu quả Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người 8 học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình 26 huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Kết hợp giáo dục nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục đạo 9 đức, lối sống cho học sinh. Phối hợp với gia đình để nâng 27 cao ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực 10 hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, thực 28 hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện IV Kết quả đạt đƣợc 29 1 Công tác chỉ đạo 29 2 Tổ chức triển khai thực hiện 29 Các điều kiện đảm bảo triển khai công tác phổ biến, giáo 3 31 dục pháp luật Phần 3 Kết luận và kiến nghị 33 I Kết luận 33 II Kiến nghị, đề xuất 34 Tài liệu tham khảo Phụ lục 3
  3. Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định rõ: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đây là khâu then chốt, quan trọng để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. Công tác PBGDPL thực sự là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Mọi tổ chức, cá nhân muốn tuân thủ, thực thi pháp luật trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công tác PBGDPL thì dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật. Như vậy, công tác PBGDPL được thực hiện tốt s góp phần nâng cao nhận thức, định hướng cho mọi người luôn có ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến động phức tạp thì công tác tuyên truyền, PBGDPL cho mọi công dân, đặc biệt là cho học sinh trong trường học là nội dung cần thiết, cấp bách. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Có thể nói, không có môi trường nào có thể thực hiện việc PBGDPL thuận lợi và hiệu quả hơn trong môi trường trường học. Muốn học sinh chấp hành pháp luật tốt thì trước hết các em phải có hiểu biết về pháp luật. Với một môi trường sư phạm, một đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực sư phạm, với hệ thống những bài giảng sinh động, những hình thức, phương tiện phong phú, đa dạng là cách tốt nhất để những tri thức về pháp luật được giới thiệu, được chuyển tải tốt nhất đến con trẻ. Đây là cơ sở, là nền móng vững chắc nhất cho các hành vi đúng pháp luật của các em ngoài nhà trường và trong tương lai. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, PBGDPL theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, PBGDPL với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần được đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá để thực hiện được mục tiêu giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện. Công tác PBGDPL trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua đã được Sở GD&ĐT quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Nhiều cơ sở giáo dục (CSGD) đã xây dựng kế hoạch PBGDPL; nhiều văn bản luật đã được tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nhìn chung việc PBGDPL còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiểu biết về pháp luật của học sinh nhìn chung còn hạn chế, cho nên vẫn còn 5
  4. I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật Phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm hai nội dung “phổ biến pháp luật” và “giáo dục pháp luật”. Phổ biến pháp luật: Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó" hoặc làm cho mọi người đều biết đến". Phổ biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ được coi là một công cụ nhà nước dùng để trị dân. Bên cạnh đó phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng cụ thể. Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật còn nhằm làm cho các đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường được thực hiện thông qua các bài quán triệt tại hội nghị, các cuộc tập huấn, các buổi nói chuyện Giáo dục pháp luật: Theo Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội". So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt ch hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể. Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Tóm lại, theo cách hiểu chung nhất về phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa: - Theo nghĩa hẹp: Phổ biến, giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. - Theo nghĩa rộng: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ 7