SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An

docx 31 trang Mịch Hương 27/09/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ph.docx

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Điểm mới của đề tài 3 7. Cấu trúc của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 3 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiến của việc giáo dục pháp luật trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An 3 1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục pháp luật trong trường THPT 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản về giáo dục pháp luật 3 1.2. Cơ sở của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An 5 2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục pháp luật trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An 7 Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục pháp luật trong Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An 9 1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An 9 1. 1. Đặc điểm tình hình về công tác giáo dục pháp luật của Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An; những thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục pháp luật cho học sinh. 9 1.2. Thuận lợi 9 1.3. Khó khăn 10 2. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An 10 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An. 12 PHẦN III: KẾT LUẬN 21 1. Đánh giá lợi ích thu được từ việc áp dụng sáng kiến 22 PHỤ LỤC 25 25 1
  2. cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Là một giáo viên, đang trực tiếp làm công tác An ninh trong trường học, tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề bức thiết đáng quan tâm. Đó là lối sống buông thả, đua đòi, sống ảo, sống không có lí tưởng, sống chưa thực sự hữu ích Điều đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với nhóm đối tượng này. Với những lí do trên, tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua đề tài này, tôi muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tuyên truyền tốt nhất để học sinh nắm được vai trò của pháp luật trong cuộc sống, đồng thời nắm được trách nhiệm pháp lí mà các em phải gánh chịu từ những hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Thay đổi phương pháp tuyên truyền, góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy, năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh, góp phần hướng các em sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Từ đó, bản thân mỗi học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên đối với gia đình và những người xung quanh; Xây dựng môi trường học tập, làm việc, phát triển tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ sách - Thanh Chương - Nghệ An - Khách thể nghiên cứu: học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách - Huyện Thanh chương - Tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp biện chứng, đặc biệt là quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, lịch sử và lôgic cùng những tư liệu từ các văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Những tư liệu này giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, từ đó có kế hoạch và định hướng cho việc nghiên cứu đề tài sáng kiến. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An - Về thời gian nghiên cứu: năm học 2020 – 2021. 2
  3. Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, sát thực và phù hợp cả về phương diện nội dung, hình thức và đối tượng. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình. Kết nối việc phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội. Tóm lại, giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. 1.1.2. Vị trí, vai trò của việc giáo dục pháp luật trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách – Thanh Chương - Nghệ An. - Giáo dục pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nề nếp, xây dựng nhân cách cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. Nhằm tạo ra những con người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. - Việc giáo dục pháp luật được thực hiện lồng ghép thông qua các môn học hay những tiết ngoại khóa đầu năm của nhà trường, các cuộc thi, vẽ tranh cổ động, thi tìm hiểu pháp luật, đóng kịch . Giáo dục pháp luật trong nhà trường giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống, nhân cách sống cho học sinh tại trường Nguyễn Sỹ Sách, để các em có được vốn hiểu biết pháp luật cơ bản trước khi bước chân vào cuộc sống. Giúp các em hiểu biết pháp luật, hình thành nên thói quen pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của bản thân. Tạo điều kiện cho việc học tập, làm việc và phát triển bản thân. - Trường học chính là môi trường lí tưởng để giáo dục pháp luật, bởi học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là đối tượng rất nhanh nhạy và có khả năng nắm bắt và lan tỏa rất nhanh. Khi các em nắm được luật thì bản thân các em sẽ là một tuyên truyền viên đến gia đình, người thân, làng xóm, bạn bè một cách nhanh chóng, tích cực nhất giúp cho quá trình phổ biến giáo dục đối với nhân dân trở nên đơn giản hơn. Học sinh chỉ có ý thức pháp luật khi đã nắm vững kiến thức pháp luật, nên việc giáo dục pháp luật là một yếu tố quan trọng giúp học sinh chấp hành, tuân thủ pháp luật, có những hành vi phù hợp với qui định pháp luật. 1.1.3. Mục đích của việc giáo dục pháp luật. Mục đích của giáo dục pháp luật là trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh thông qua việc tuyên truyền, giúp học sinh nắm được ý nghĩa, vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Nhìn chung, mục đích giáo dục pháp luật có thể mang tính lâu dài hoặc trước mắt nhưng đều hướng tới ba vấn đề cơ bản: 4