SKKN Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục và duy trì sĩ số trong nhà trường của Hiệu trưởng Trường THCS xã An Hoà Tây

doc 21 trang sangkien 11300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục và duy trì sĩ số trong nhà trường của Hiệu trưởng Trường THCS xã An Hoà Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_pho_cap_giao_duc_va_duy_tri.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục và duy trì sĩ số trong nhà trường của Hiệu trưởng Trường THCS xã An Hoà Tây

  1. - 1 - PHÒNG GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO BA TRI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN HÒA TÂY  Đề Tài : Người thực hiện : NGUYỄN HỒNG THẮNG Chức danh : HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN HOÀ TÂY,BA TRI, BẾN TRE Năm học: 2003–2004 "MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PC THCS "- Nguyễn Hồng Thắng -Hiệu Trưởng Trường THCS An Hoà Tây-Ba Tri-Bến Tre
  2. - 2 - A-PHẦN MỞ ĐẦU I /- TÊN ĐỀ TÀI Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục và duy trì sĩ số trong nhà trường của Hiệu trưởng : Trường THCS xã An Hoà Tây II . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Văn kiện đại hội III của Đảng Lao Động Việt Nam ( 1960 ) đã khẳng định con người là vốn quý nhất . . . Do vậy mà sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải bồi dưỡng thê hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước , có giác ngộ xã hội chủ nghĩa , có văn hoá và có kỹ thuật , có sức khoẻ , là những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới. - Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986) đưa ra đường lối đổi mới đất nước đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con người ; phát huy yếu tố con người; phát triển kinh tế với phát triển xã hội, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, lấy sự quan tâm đến con người và thái độ coi trọng lẫn nhau là tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội . - Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1991 ) thông qua cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 ở nước ta , con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội , xây dựng đất nước và khẳng định : “ Nguồn lực lớn nhất , quý báo nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam , trong đó có tiềm lực trí tuệ “ . Mục tiêu để phát triển đất nước là đẩy mạnh phát triển giáo dục vì mục tiêu của giáo dục đào tạo là nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài . - Trong điều kiện diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ . Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất . Không thể đợi hoàn thành công nghiệp hoá xong mới tiếp cận kinh tế tri thức , mà phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ , của kinh tế tri thức ở những lĩnh vực , những khâu mà nước ta có khả năng , để tránh nguy cơ tụt hậu quá xa so với các nước trên thế giới . Ngày nay đầu tư vô hình ( tức là đầu tư cho giáo dục đào tạo , cho nghiên cứu và triển khai và cho phát triển bảo tồn văn hoá dân tộc ) có xu hướng tăng nhanh hơn đầu tư hữu hình . Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá , là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. "MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PC THCS "- Nguyễn Hồng Thắng -Hiệu Trưởng Trường THCS An Hoà Tây-Ba Tri-Bến Tre
  3. - 3 - Do vậy mà Đảng ta luôn luôn chỉ rõ và đề cao phát triển giáo dục . Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng nêu rõ : “ Phát triển giáo dục đào tạo , khoa học và công nghệ quốc sách hàng đầu , nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước “. Đồng thời nghị quyết TW Đảng cũng nêu rõ là “ Cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010 “. Xuất phát từ quan điểm của Đảng , giáo dục nói chung - giáo dục THCS nói riêng là cầu nối của sự nghiệp phát triển trí tuệ, năng lực phẩm chất . . . của thế hệ trẻ . Giáo dục THCS có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng đào tạo , nó giúp cho các em có một số vốn kiến thức cơ bản khi mới vào đời đồng thời để học lên các lớp cao hơn . Tiếp tục duy trì và củng cố công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . Nhiều địa phương trong cả nước đã và đang tập trung phát triển giáo dục THCS để góp phần vào chủ trương đường lối của Đảng ta đã đề ra trong nghị quyết TW Đảng khoá IX là cả nước sẽ phổ cập THCS vào năm 2010 . Chủ trương đường lối của nghị quyết tỉnh Đảng Bộ Bến Tre lần thứ VII là toàn tỉnh sẽ hoàn thành phổ cập THCS vào năm . Riêng nghị quyết Đảng bộ Ba Tri lần thứ VIII .Toàn huyện sẽ phổ cập THCS vào năm 2005 . Hiện nay 9/24 xã đã hoàn thành phổ cập THCS . Năm 2004 có thêm 10 xã của huyện Ba Tri sẽ hoàn thành phổ cập THCS , còn lại 5 xã hoàn thành phổ cập THCS vào năm2005 . Toàn huyện Ba Tri nói chung , xã An Hòa Tây nói riêng , Đảng chính quyền ( đặc biệt là lãnh đạo các trường mầm non , tiểu học , THCS ) đã xác định được vai trò , nhiệm vụ, ý nghĩa của việc phổ cập THCS là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục . Phổ cập THCS không chỉ nâng cao mặt bằng dân trí mà còn góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Trên cơ sở để đạt được công tác phổ cập giáo dục THCS thì công tác duy trì sĩ số là nền móng để phổ cập THCS . Việc giáo dục chuyên cần , đảm bảo sỉ số học sinh toàn trường nói chung , cán bộ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tiếp tục vận động HS ra lớp , duy trì sĩ số nâng cao chất lượng giảng dạy để giảm đến mức thấp nhất số HS lưu ban, số HS bỏ học , kết hợp chặt chẽ với phụ huynh HS , chính quyền địa phương vận động các em trong độ tuổi đến trường . Bên cạnh công tác dạy và học , duy trì sĩ số , nhà trường tiếp tục đẩy mạnh chương trình xã hội hoá giáo dục với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” , tiếp tục xây dựng đủ phòng học , đủ chức năng , phấn đấu đến năm 2004 trường THCS xã An Hòa Tây đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS . Trên thực tế trường THCS xã An Hòa Tây - kinh tế xã hội của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn ( chủ yếu là làm nông ) . Nhận thức của một số phụ huynh về công tác phổ cập THCS còn rất hạn chế ( các em có thể lao động được là cho ở nhà làm giúp đỡ cha mẹ .v v ) . Song , được sự lãnh đạo của Huyện ủy – UBND "MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PC THCS "- Nguyễn Hồng Thắng -Hiệu Trưởng Trường THCS An Hoà Tây-Ba Tri-Bến Tre
  4. - 4 - Huyện, Phòng Giáo dục –Đào tạo . Đảng bộ , UBND xã An Hòa Tây rất quan tâm , đã tác động rất lớn về tinh thần , vật chất cho cán bộ GV nhà trường và phụ huynh HS trong xã . Với tinh thần , trách nhiệm của người Hiệu trưởng tôi đã xác định được tầm quan trọng của công tác giáo dục phổ cập THCS, nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục THCS và duy trì sĩ số của trường THCS xã An Hoà Tây " qua lý luận vận dụng vào thực tế để cuối năm 2004 toàn xã phổ cập giáo dục THCS theo đúng kế hoạnh góp phần vào mục tiêu nghị quyết Huyện Đảng Bộ Ba Tri lần thứ là toàn huyện phổ cập THCS vào năm 2005. III/-GIỚI HẠN ĐỀ TÀI : Thực hiện phổ cập giáo dục THCS của xã An Hoà Tây góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội cho địa phương. Bằng các kiến thức đã học qua chuyên đề “ Quản lý dạy- học và giáo dục “ , đối chiếu thực tế của đơn vị trường ,( địa phương ) đã và đang thực hiện nhằm định hướng cho công tác phổ cập THCS và công tác duy trì sĩ số của nhà trường cuối năm 2004 hoàn thành phổ cập giáo dục THCS theo kế hoạch -mục tiêu của Huyện Đảng Bộ huyện Ba Tri lần thứ đề ra . IV/- MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: a/-Điều tra , cập nhật số liệu các em trong độ tuổi phổ cập THCS vào năm 2004 , ( độ tuổi sinh năm 1986 , 1987 , 1988,1989 ) trên phạm vi toàn xã . Các em trong độ tuổi đến trường ở bậc tiểu học ( theo tiêu chuẩn 1 ). b/-Phạm vi nghiên cứu : Trường Mầm non , Tiểu học , THCS trong địa phương xã An Hoà Tây . V/- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : -Nghiên cứu tài liệu -Điều tra thống kê -Phương pháp trực quan -Tổng kết , rút kinh nghiệm - biện pháp VI/-THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI : Toàn xã phổ cập giáo dục THCS vào năm 2004 . Duy trì được sĩ số – tỉ lệ phổ cập đạt 80,3% . "MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PC THCS "- Nguyễn Hồng Thắng -Hiệu Trưởng Trường THCS An Hoà Tây-Ba Tri-Bến Tre
  5. - 5 - B-PHẦN NỘI DUNG I /- CƠ SỞ LÝ LUẬN 1/-Cơ sở pháp chế của công tác phổ cập giáo dục : - Công tác phổ cập giáo dục THCS đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo , hướng dẫn thực hiện bằng hệ thống pháp chế qua các văn bản chỉ thị điều hành từ trung ương đến địa phương . Đều thể hiện một cách thống nhất , quán triệt sâu sắc đến tầng lớp cán bộ công chức làm công tác giáo dục nói riêng , đến toàn Đảng toàn dân nói chung . Toàn nước phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 . Song song với phong trào cách mạng , từ khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam , Đảng ta đã lãnh đạo tổ chức: “ Truyền bá quốc ngữ “ ( 1938 ) nhằm giúp đồng bào biết đọc biết viết. - Từ khi cách mạng Tháng tám thành công , ngày 08/09/1945 đến khi hoàn toàn giải phóng đất nước , ngày 30/04/1975 để củng cố và xây dựng đất nước sau chiến tranh , đồng thời để nước ta bắt nhịp cùng với sự lớn mạnh trong cơ chế thị trường của thế giới . Đảng ta đã sáng suốt lãnh đạo toàn dân phải biết chữ . Chính vì thế mà công tác phổ cập giáo dục tiểu học đã hoàn thành vào năm 2000. Hiện nay cơ bản đất nước ta đã thực hiện được mục tiêu của công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và đang quyết tâm thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS ( theo nghị quyết Trung ương Đảng khoá IX đã đề ra ) . Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII , nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII , nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX , chỉ thị 61/TW ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị nghị quyết 41/2000/QH 10 của Quốc hội . Nghị quyết 88/2001/NĐ -CP của chính phủ -Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có công văn 712/ THPT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS, quyết định số 26/2001-QĐ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá công nhận các cá nhân và đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. 2/-Cơ sở lý luận của công tác phổ cập a/-Vị trí và tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số Tỉ lệ chuyên cần và duy trì sĩ số HS trong nhà trường là một vấn đề cơ bản để thực hiện công tác giáo dục - trong đó việc dạy và học là then chốt . Duy trì sĩ số nó đảm bảo cho mọi HS khi vào lớp 1 cần được học hết lớp 5 , khi vào lớp 5 cần được học hết lớp 9, có như vậy nhà trường mới đảm bảo được kết quả giáo dục tốt hơn , duy trì sĩ số là chủ thể nhận thức, chủ thể của tự giáo dục . Nó quan hệ mật thiết với các yếu tố của quá trình dạy và học . Trong tình hình thực tế hiện nay toàn trường "MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PC THCS "- Nguyễn Hồng Thắng -Hiệu Trưởng Trường THCS An Hoà Tây-Ba Tri-Bến Tre