SKKN Một số biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai

doc 21 trang sangkien 14860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hieu_qua_cac_hoat_dong_ngoai_k.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CHO HỌC SINH BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS NHÔN MAI A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài: Hệ thống giáo dục của nước ta được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư sâu sắc, vì giáo dục mang nhiều giá trị lớn lao, có ý nghĩa quyết định của nguồn lực con người. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Để phát triển nguồn lực có chất lượng cao, Đảng ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và không ngừng đầu tư cho giáo dục. Trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo đối với vùng miền núi, dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm nhanh chóng đưa miền núi, vùng dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa các vùng miền. Hiện nay đa số học sinh vùng cao, vùng sâu, các em đến trường phải vượt đèo, vượt suối rất gian nan, chưa kể mùa mưa, lũ quét. Đặc điểm này chi phối không nhỏ đến việc vận động học sinh đi học. Học sinh học bỏ học giữa chừng ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai vẫn còn xảy ra. Với rất nhiều lí do khác nhau mà các em bỏ học, vắng học; ví như: Hũ tục coi nhẹ con gái học lên bởi quan niệm con gái chỉ cần làm việc nhà, sinh con và trông con chăm chồng là đủ, tập tục lập gia sớm cho con gái vẫn tồn tại ở một số bản người dân tộc H’Mông; Có nhiều gia đình các em còn là đối tượng lao động chính, cho nên việc học sinh vắng học vào mùa gặt, mùa trồng, trĩa thường vẫn diễn ra. Điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo nàn, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học. Vì vậy ngoài vận động tuyên truyền, nhiệm vụ trước mắt là cải tạo điều kiện sống cho học sinh để gia đình phối hợp với nhà trường, học sinh có cơ hội học tập. Mặt khác chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục tại xã Nhôn Mai, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. Xã Nhôn Mai địa bàn trãi rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường trên 12km, sông suối cách trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em. 1
  2. Trong hệ thống trường nội trú hiện có tại huyện Tương Dương chưa thể đáp ứng nhu cầu của học sinh vùng cao, thì mô hình trường bán trú xuất hiện đã góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Đây là cách tập hợp, thu hút học sinh đến trường đang được chính quyền và giáo dục một số địa phương vùng cao ở huyện Tương Dương (Mai Sơn, Nhôn Mai, Tam hợp, Hữu Khuông, Lượng Minh ) thực hiện. Ở bán trú, thầy giáo, cô giáo, có thể kiểm tra học sinh về mọi mặt, tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp, ăn ở tập trung, được giao lưu, được gặp gỡ bạn bè nhiều hơn. Ý nghĩa quan trọng hơn mô hình này đem lại là thúc đẩy các phong trào giáo dục ở xã Nhôn Mai phát triển. Song bên cạnh những việc điều kiện thuận lợi, việc tạo ra các hoạt động ngoại khóa chiếm một vai trò hết sức quan trọng tại trường 2
  3. bán trú. Quản lý tốt các hoạt động số học sinh tại trường bán trú sẽ góp phần nâng cao chất lượng. Thực trạng một năm qua bằng sự tham mưu sáng suốt và lòng quyết tâm của nhà trường, đồng thời được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của lãnh đạo ngành, đặc biệt là chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Năm học 2013-2014 trường THCS Nhôn Mai đã được thành lập mới, với tên gọi mới là “trường PTDTBT THCS Nhôn Mai” tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức mô hình “Học sinh bán trú” thu hút, tập hợp đông đảo học sinh ở các thôn bản xa về ăn ở và tham gia học tập, góp phần ổn định, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học. Có thể nói rằng được ra dời từ những năm 60 thế kỷ trước. Song đến nay mô hình trường phổ thông có học sinh bán trú vẫn là một trong những sáng tạo rất có ý nghĩa, “Một cách làm rất sáng tạo, cần được nhân rộng và có sự quan tâm đầu tư tốt hơn nữa” (Nguyên Phó thủ tướng – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu). Thực tế quả là như vậy. Năm học 2013 – 2014 là năm thứ nhất trường PTDTBT THCS Nhôn Mai thực hiện mô hình, qua gần một năm thực hiện đã thu hút tập hợp được trên 80% học sinh/năm ở các thôn bản xa như: Thăm Thẩm, Huồi Cọ, Huồi Măn, Phá Mựt, Piềng Luống, Phia Òi về sinh hoạt và học tập. Mặc dù đến nay nhà trường vẫn còn những khó khăn thiếu thốn nhiều mặt như: Chổ ở, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe vv, hơn nữa các em học sinh lần đầu tiên xa gia đình, cuộc sống tự lập, sinh hoạt tập thể, nên các em còn bở ngỡ, mọi hoạt động chưa đi vào nề nếp. Chính vì vậy hoạt động ngoại khóa là một việc làm rất cần thiết đối với các em học sinh thuộc trường bán trú, giảm thểu tối đa tình trạng học sinh bỏ học trong trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lí hiệu quả các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai” làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn khắc phục được những vấn đề bất cập trong thực tiễn quản lý. Góp phần hoàn thiện các biện pháp để quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế, văn hóa còn kém phát triển, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. II. Giới hạn nghiên cứu: - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng số học sinh bán trú của nhà trường trong một năm qua (năm học 2015 – 2016). 3
  4. - Có nhiều biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú tại trường bán trú, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp mang tính khả thi nhất để phân tích trong đề tài . III. Cơ sở lý luận về quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú tại trường bán trú. 1. Một số khái niệm: 1.1. Biện pháp là cách làm, giải quyết một vấn đề cụ thể (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998) 1.2. Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng, ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan. 1.3. Nội dung quản lý . Về nội dung quản lý các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú tại trường bán trú, đề tài đề cập đến một số nội dung sau: * Người giáo viên chủ nhiệm đối với quản lý học sinh nội trú bán trú. * Người cán bộ Tổng phụ trách trong việc quản lý học sinh nội trú bán trú trường THCS. * Ban quản lý nội trú trong việc quản lý học sinh bán trú trường THCS. * Cán bộ quản lí với vai trò là người phối kết hợp điều hành quản lý học sinh bán trú một cách có hiệu quả nhất. 2. Tình hình chung về vấn đề quản lý học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai. Thực hiện mô hình “Bán trú” theo Quyết định 112 của Chính phủ. Giáo dục bán trú ở xã Nhôn Mai được thành lập ba năm trở lại đây, được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng, mặc dù chưa có quy mô phát triển và cách quản lý chưa khoa học, bên cạnh đấy những đặc điểm kinh tế, xã hội, phong tục tập quán cùng nhận thức của các cấp chính quyền, nhân dân, mà nó trở nên “đặc dụng”. Xã Nhôn Mai là một xã nghèo, xã thuộc chương trình 30A, xã có 12 thôn bản người, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số (Thái, Kh’Mú, H’Mông), hơn 90% số gia đình thuộc diện hộ nghèo với những đặc điểm đó thì phương thức bán trú sẽ góp phần rất lớn cho giáo dục duy trì và phát triển. Phương thức đó có thể coi như là “Bí quyết” của Giáo dục Nhôn Mai. Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, duy trì sĩ số, giữ vững phổ cập GD THCS của xã, đối với các em học sinh ở nơi quá xa trường như Thăm Thẩm, Huồi Cọ, Huồi Măn, Cách xa 4
  5. trung tâm huyện hơn 150 km đường sá đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trường chuyển đổi thành trường bán trú, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các buổi ngoại khoá cho học sinh tại trường, tạo sân chơi bổ ích, hứng thú cho học sinh, vì thế học sinh các bản này đã khắc phục được tình trạng học sinh bỏ, vắng học. Tuy nhiên với tinh thần cố gắng của tập thể nhà trường, tinh thần hiếu học của đa số em học sinh thì số ít học sinh bỏ học, vắng học vẫn xảy ra, tuy nhiên nhà trường, Ban giám hiệu cùng với Ban quản lý nội trú đã phân công các giáo viên đến từng gia đình của học sinh bỏ học để vận động các em đến lớp tiếp tục theo học . Cùng với sự chỉ đạo của các cấp, việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai đã được Ban giám hiệu nhà trường chú ý, quan tâm. Song hiệu quả của hoạt động quản lý chưa cao Một số giáo viên và phụ huynh học sinh chưa chú ý, quan tâm đúng mức đến hoạt động này, do đó những hoạt động quản lý này còn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng hoặc có chăng cũng chỉ là những hoạt động chiếu lệ, hình thức và chỉ đạo quản lý một cách máy móc rập khuôn chứ không có sự sáng tạo. Năm học 2015- 2016 hoạt động quản lý học sinh bán trú đã được các cấp chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn, phía nhà trường lập nhiều kế hoạch và triển khai thực hiện, trong đó tiêu biểu là các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú ở nội trú tại trường, nên các hoạt động bán trú đã đi vào nền nếp và nhà trường đã thực sự tạo được một môi trường học tập cho các em được tốt hơn. IV. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp quản lí hiệu quả các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai 2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư - Khảo sát thực tế và điều tra cơ bản. - Phương pháp phân tích, so sánh. 5
  6. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. I. Thực trạng việc chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Nhôn Mai. I.1. Đặc điểm tình hình địa phương. Nhôn Mai là một xã miền núi 100% học sinh đều là con em dân tộc thiểu số (Thái, Kh’Mú, H’Mông), thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm trong dự án 30A của Chính phủ, mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác giáo dục, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp và đến trường. Toàn xã có 12 bản, có tổng số là 635 hộ, tổng số nhân khẩu là 3438 (trong đó 1861 nữ). - Địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, có những bản ở sâu, xa như: Thăm thẩm, Huồi Cọ, Huồi Măn, cách trung tâm xã từ 8 – 12 km. Xã có diện tích tự nhiên 12.185,43 ha, đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn xã có hơn 582 hộ đói, nghèo, ý thức việc học của con em trong nhân dân chưa cao, từ đó việc vận động học sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì số lượng, nâng cao chuẩn phổ cập giáo dục THCS càng khó khăn hơn. Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm trường PTDTBT THCS Nhôn Mai và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. I.2. Đặc điểm tình hình nhà trường. * Thuận lợi: Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà, nhân dân có tinh thần hiếu học, ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú của học sinh, tập thể giáo viên ở trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. * Khó khăn: Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý học sinh bán trú dân nuôi tại trường PTDTBT THCS Nhôn Mai còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều bản cách xa trường chính từ 8 – 12 km, đường giao thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học 6