SKKN Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT Hoà Phú giai đoạn 2007-2010

doc 27 trang sangkien 05/09/2022 6800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT Hoà Phú giai đoạn 2007-2010", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chuyen_mon_cua_hieu_truong_nha.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT Hoà Phú giai đoạn 2007-2010

  1. PHẦN THỨ NHẤT LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI khoa học và công nghệ (KH-CN) sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Theo dự báo của các nhà tương lai học thì thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người. ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên đầu thế kỷ, thích ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006) Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu : “Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH)”. (Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Bộ GD&ĐT, NXBGD-Hà nội 2000) Như vậy, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, vấn đề bồi dưỡng nhân tài trở thành một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, những con người thực sự tài năng của đất nước sẽ có những đóng góp cực kỳ quan trọng vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta trở thành một nước phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, GD&ĐT cả nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn và phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh, ngành GD&ĐT đã góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có một bộ phận là nguồn nhân lực chất lượng cao. Song nhìn chung, do còn những khó khăn, bất cập cả về chủ quan và khách quan nên chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hiện tại trường THPT Hoà Phú đang đứng trước các mâu thuẫn cần giải quyết: 1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, của công cuộc CNH-HĐH đất nước với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, giáo viên và với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có.
  2. 2. Mâu thuẫn giữa thói quen học tập theo kiểu bị động, đối phó với yêu cầu đổi mới phương phát học tập tích cực, kết hợp với tự nghiên cứu của học sinh. 3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường xã hội hoá giáo dục với sức ỳ tâm lý của xã hội còn tồn tại sau một thời gian dài sống trong chế độ bao cấp. Trong công tác Quản lý (QL) của Hiệu trưởng (HT)trường THPT Hoà Phú, Hiệu trưởng nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chuyên môn trong công tác quản lý nhà trường nói chung. Song chưa được đào tạo chính quy về công tác quản lý giáo dục nên những biện pháp quản lý chuyên môn đã áp dụng hầu hết mang tính học hỏi kinh nghiệm chủ quan, thiếu tính ổn định và tính hệ thống nên dù đã rất cố gắng nhưng kết quả đạt được không cao. Xuất phát từ thực tiễn công tác, tôi thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, trong công tác quản lý của Hiệu trưởng cần thiết phải có sự dày công nghiên cứu, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết về quản lý trường học ( cả về lý luận và thực tiễn), phải đề xuất ra được những biện pháp quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Với trách nhiệm là Hiệu trưởng trường THPT Hoà phú tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT Hoà Phú giai đoạn 2007 - 2010 “ làm tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị. Tiểu luận này được giới hạn trong phạm vi trường THPT Hoà Phú, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy – học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH đất nước. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các đồng chí, đồng nghiệp. TÁC GIẢ 2
  3. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐƯỜNG LỐI, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. I. Các văn bản quan trọng của Nhà nước về giáo dục THPT và trường THPT: 1) Luật giáo dục nước ta đã quy định: Trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông; giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS có tuổi là 15. 2) Nội dung giáo dục THPT: Bao gồm kiến thức , kỹ năng và thái độ về: - Thế giới quan , tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức và cư xử có văn hoá. - Văn hoá khoa học. - Lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, chuẩn bị nghề. - Thể chất, vệ sinh, quốc phòng. - Thẩm mỹ. 3) Điều lệ trường trung học đã quy định cụ thể về: - Vị trí của trường THPT - Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT - Hệ thống trường THPT. - Nhiệm vụ, quyền hạn của HT trường THPT. - Các hoạt động giáo dục ở trường THPT. - Nhiệm vụ và quyền của giáo viên (GV). - Nhiệm vụ của học sinh (HS) THPT. II. Công tác chuyên môn trong trường học: “ Chuyên môn là lĩnh vực riêng, kiến thức riêng nói chung của một ngành Khoa học – Kỹ thuật”. Trong mỗi một lĩnh vực nào đó, ta có thể hiểu: Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà con người lĩnh hội được qua đào tạo để có khả năng thực hiện một loại công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo sự phân công lao động xã hội. Chuyên môn trong trường học là những hiểu biết tinh thông về kiến thức bộ môn, phương pháp và kỹ thuật lên lớp của giáo viên; là những quy định về nề nếp dạy học, về việc tổ chức dạy học, về việc tổ chức hoạt động dạy học và những tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của ngành GD&ĐT; là yêu cầu chuẩn kiến thức của mỗi cấp học để học sinh phấn đấu đạt được về kiến thức, kỹ năng kỹ xảo và các yêu cầu giáo dục khác. Hoạt động chuyên môn trong trường học được thể hiện qua các công việc cụ thể của quá trình dạy học. Đây là hoạt động đặc trưng của mỗi trường học, chi phối mọi hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 3
  4. Như vậy, quản lý chuyên môn trong trường học chính là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy và quá trình học tập của học sinh. Nói một cách khác: thực chất của quản lý chuyên môn trong trường học là quản lý quá trình dạy – học. II- 1. Nội dung quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng: Nội dung quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng là những tác động của Hiệu trưởng đến đội ngũ giáo viên và học sinh trên cơ sở: - Các quy định của Luật giáo dục, của Điều lệ trường học, của mục tiêu đào tạo, của sự chỉ đạo ở từng năm học của Bộ GD&ĐT , Sở GD&ĐT. - Các quy định về chế độ chính sách của Nhà nước đối với các trường học và đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Cụ thể là; 1) Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; a/ Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên: Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức – cán bộ. Hiêụ trưởng cần quán triệt quan điểm phân công giảng dạy theo chuyên môn đã được đào tạo theo yêu cầu đảm bảo chất lượng và đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh. Trong điều kiện tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay. Do chất lượng chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều nên việc phân công giảng dạy cho giáo viên phù hợp với các yêu cầu của công việc và nguyện vọng cá nhân không phải là điều dễ dàng. Điều đó đòi hỏi sự phân công phải đảm bảo hài hoà giữa việc cân đối số giờ thực dạy và số giờ làm công tác kiêm nhiệm. đảm bảo tương đối cân bằng về khối lượng công việc của từng giáo viên. b/ Quản lý kế hoạch chuyên môn của tổ chuyên môn và của giáo viên; Xây dựng kế hoạch chuyên môn là việc xác định mục tiêu công tác giảng dạy từng năm học của các tổ chuyên môn và giáo viên. Căn cứ yêu cầu chung của công tác dạy học, yêu cầu riêng của từng bộ môn và căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục (Bộ, Sở) và tình hình cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch, giúp họ xác định mục tiêu và tìm ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó; đồng thời Hiệu trưởng phải tạo điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực để các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện kế hoạch. c/ Quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên: Chương trình dạy học là chương trình pháp lệnh của Nhà nước, là căn cứ pháp lýý để Hiệu trưởng quản lý công tác giảng dạy của giáo viên. Việc quản lý thực hiện chương trình của Hiệu trưởng thông qua các nội dung: - Quản lý thời khoá biểu, quản lý sổ ghi đầu bài,dự giờ thăm lớp để điều khiển kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên. - Xử lýý thường xuyên những sự cố (nếu có) làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, đảm bảo chương trình không bị cắt xén. d/ Quản lý công việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp củagiáo viên; Bao gồm các biện pháp: - Yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức các tiết học. 4
  5. - Tiến hành kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. Yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thường xuyên. đ/ Quản lý giờ lên lớp của giáo viên; - Thông qua trực ban hàng ngày để quản lý nề nếp trong các giờ học. - Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ để nắm bắt thực trạng chất lượng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm sư phạm. - Thông qua báo cáo hàng tháng của các tổ chuyên môn và của các giáo viên chủ nhiệm để nắm thông tin về công tác dạy học của giáo viên. e/ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên: - Xây dựng kế hoạch công tác chi tiết hàng tháng, trong đó yêu cầu các tổ chuyên môn sinh hoạt theo đúng quy định của Điều lệ trường học. - Tổ chức các hoạt động chuyên đề ở các tổ , nhóm chuyên môn để giúp nhau thanh toán những hạn chế trong chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao tiềm năng cho giáo viên. - Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn (đào tạo trên chuẩn). - Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm của các trường có bề dày thành tích, tiên tiến điển hình. g/ Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Hiệu trưởng cần nắm chắc tình hình giáo viên thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan, và thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, với những nội dung: - Có kế hoạch kiểm tra hàng tháng và học kỳ. - Chấm, trả bài đúng thời gian quy định. - Thực hiện đúng chế độ cho điểm kiểm tra. - Báo cáo tình hình chất lượng học tập của học sinh hàng tháng. - Báo cáo kết quả xếp loại học sinh cuối kỳ, cuối năm học. 2) Quản lý hoạt động học tập của học sinh: Quản lý hoạt động của học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý chất lượng dạy – học. Các nội dung quản lý hoạt động của học sinh bao gồm: - Các biện pháp giáo dục động cơ, ý thức học tập của học sinh. - Các biện pháp quản lý việc thực hiện nội quy, nề nếp học tập. Việc quản lý hoạt động của học sinh được lấy thông tin từ: - Báo cáo của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn. - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thông qua các sổ quản lý của nhà trường ( sổ điểm, sổ ghi đầu bài, sổ công tác chủ nhiệm ,). Qua công tác quản lý hoạt động của học sinh, Hiệu trưởng nắm vững được tình hình học sinh và cần có các biện pháp: - Động viên khen thưởng những học sinh có nhiều cố gắng, đạt kết quả cao trong học tập. - Nhắc nhở, phê bình những học sinh thiếu cố gắng trong học tập, tu dưỡng rèn luyện. - Tổ chức các hoạt động giúp đỡ học sinh yếu, khích lệ để các em cố gắng vươn lên. 5