SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức trong trường THCS

doc 6 trang sangkien 01/09/2022 9780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luo.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức trong trường THCS

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức trong trường THCS” I. Tác giả sáng kiến Họ và tên: NÔNG THỊ THU HƯƠNG Chức vụ: Hiệu trưởng. Đơn vị: Trường THCS Tân Giang - Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng. II. Lĩnh vực áp dụng Trong công tác quản lý ở trường Trung học Cơ sở. III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến Trong công tác giáo dục ở trường phổ thông, ngoài việc học tập học sinh còn được tham gia những hoạt động tập thể lành mạnh, đặc biệt, các em còn được tham gia các cuộc thi như thi viết, thi tìm hiểu, thi sáng tạo, thi vẽ, do các cấp tổ chức. Với những nội dung, chủ đề: tìm hiểu kiến thức, gương người tốt, việc tốt, em yêu Tổ quốc Việt Nam, biển đảo Tổ quốc ta, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, sáng tạo thanh thiếu niên, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, những cuộc thi này đã giúp nâng cao nhận thức xã hội cho các em, giáo dục giá trị truyền thống lịch sử của quê hương đất nước, từ đó khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc. Mặt khác, thông qua các cuộc thi giúp các em có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tham gia học hỏi. Trong những năm qua, ở trường tôi công tác việc tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức đã được Ban giám hiệu triển khai, tổ chức theo công văn, hướng dẫn của cấp trên, tuy nhiên việc thực hiện chưa hiệu quả, chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia, không phát huy được tư duy sáng tạo, hạn chế việc rèn kỹ năng sống và sự hiểu biết xã hội của học sinh. Ban giám hiệu triển khai nhưng giáo viên và các tổ chức đoàn thể chưa thực sự vào cuộc, công tác giám sát và đánh giá kết quả chưa được quan tâm, dẫn đến việc trong các cuộc thi số lượng học sinh tham gia dự thi chưa nhiều, số bài đạt giải ít và giải chưa cao; chưa đạt được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa giáo dục của cuộc thi. Khi có cuộc thi, các tổ chức đoàn thể chưa chú trọng nhiều đến việc tuyên truyền, khuyến khích, tổ chức cho học sinh tham gia, do e ngại học sinh không có thời gian để làm, không tin tưởng vào kết quả của học sinh, Một số giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm nhắc nhở, triển khai chi tiết, cụ thể cuộc thi đến với học sinh của lớp, nên khi đến hạn nộp bài thì yêu cầu học sinh làm gấp dẫn đến số học sinh tham gia chưa nhiều, chất lượng bài chưa cao. 1
  2. Từ khi được bổ nhiệm lên làm cán bộ quản lý, tôi đã trăn trở, suy nghĩ về vấn đề nêu trên, làm thế nào để thu hút học sinh tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức? Làm thế nào để các bài thi của học sinh có chất lượng, cuộc thi thực sự có ý nghĩa? Sau khi nghiên cứu và thực hiện qua gần hai năm học, với những kết quả khả quan, tôi mạnh dạn viết lên đây một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức. IV. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học Ngay từ đầu năm học, trong khi lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho cả năm, tôi đã xác định việc chỉ đạo giáo viên để học sinh tham gia có hiệu quả các cuộc thi do các cấp tổ chức cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm giáo dục toàn diện học sinh. Để khắc phục một số tồn tại nêu trên tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức trong trường THCS” Ngoài việc quản lý, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ thì tôi luôn chú trọng mỗi khi có cuộc thi được phát động đến nhà trường, tôi đã lập kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể như sau: a) Giải pháp 1: Công tác tuyên truyền, vận động - Nghiên cứu kỹ và hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung, thể lệ của cuộc thi. - Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung, thể lệ của cuộc thi. - Chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông qua các buổi tập trung, sinh hoạt tập thể, hệ thống loa phát thanh triển khai, tuyên truyền nội dung, mục đích, ý nghĩa, thể lệ cuộc thi đến toàn trường, từng lớp và cha mẹ học sinh (tuỳ từng cuộc thi có thể thông qua giấy thông báo, phôtô thể lệ cuộc thi đến từng cha mẹ học sinh). b) Giải pháp 2: Công tác triển khai thực hiện * Phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, đoàn thể trong trường: - Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban tổ chức cuộc thi của trường. Ban chỉ đạo, Ban tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên (phụ trách việc phát động, triển khai, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, thu bài, sơ duyệt, nộp bài, ). Ban chỉ đạo lập kế hoạch cụ thể cho mỗi cuộc thi. - Ban giám hiệu triển khai mục đích, ý nghĩa, nội dung, thể lệ của cuộc thi trước toàn thể giáo viên. - Giáo viên Tổng phụ trách Đội triển khai cuộc thi trước toàn trường. Phát động phong trào, động viên, hỗ trợ các Chi đội. - Giáo viên chủ nhiệm cụ thể hoá tinh thần nội dung cuộc thi triển khai chi tiết trước lớp. Giáo viên phải thực sự vào cuộc mỗi khi có cuộc thi: động viên 2
  3. học sinh tham gia, cho học sinh đăng ký, ra hạn nộp sản phẩm một cách rõ ràng, giao nhiệm vụ cho từng em phù hợp theo năng lực, giám sát thường xuyên tiến độ thực hiện của học sinh, tổ chức sơ duyệt tại lớp đảm bảo tính khách quan, - Các tổ chức đoàn thể, giáo viên trong trường tăng cường việc động viên, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi; giúp đỡ học sinh một cách vui vẻ, nhiệt tình, thân thiện; hướng dẫn cẩn thận chi tiết cho học sinh về cách trình bày, cách trả lời câu hỏi, cách vận dụng kiến thức vào việc sáng tạo các sản phẩm; tư vấn, gợi ý học sinh cách tham khảo tài liệu, tự nghiên cứu, tìm tòi. * Phối hợp với các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh: - Thường xuyên phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức ngoại khoá, tuyên truyền, giáo dục tăng thêm sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống. Đồng thời, phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành, các lực lượng xã hội có liên quan đến nội dung cuộc thi cung cấp tài liệu, làm tốt công tác tư vấn cho học sinh. - Phối hợp với cha mẹ học sinh cùng ủng hộ, động viên, khuyến khích, nhắc nhở con em họ tham gia các cuộc thi. Đồng thời, cha mẹ học sinh cũng là một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của các cuộc thi đến được với đông đảo tầng lớp nhân dân. - Làm tốt công tác vận động cộng đồng, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể cùng đóng góp kinh phí hỗ trợ cho học sinh tham gia các cuộc thi nhằm động viên, khích lệ các em. c) Giải pháp 3: Công tác kiểm tra, đánh giá - Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra tiến độ làm bài của học sinh. - Sau mỗi cuộc thi tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về mọi mặt. - Kết quả tham gia cuộc thi của học sinh được đưa vào tiêu chí tính điểm thi đua hàng tuần, hàng tháng của lớp. - Xây dựng điển hình để tuyên dương tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tham gia các cuộc thi. - Cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, có nhiều học sinh đạt giải, lớp có nhiều thành tích trong các cuộc thi được cộng điểm thưởng trong các đợt thi đua của trường và là một trong các tiêu chí xếp loại thi đua cuối năm. 2. Hiệu quả Năm học 2012-2013, tôi áp dụng các biện pháp trên tại trường THCS Đề Thám - Thành phố Cao Bằng. Năm học 2013-2014, do được cấp trên điều động đến công tác tại trường THCS Tân Giang - Thành phố Cao Bằng, tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp trên trong việc chỉ đạo giáo viên mỗi khi có các cuộc thi do các cấp tổ chức. Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện trong gần hai năm học, số lượng học sinh tham gia nhiều hơn, chất lượng các bài tham dự các cuộc thi do các cấp tổ chức tăng lên rõ rệt. Cụ thể: a, Tại trường Đề Thám - Thành phố Cao Bằng 3
  4. * Khi chưa áp dụng sáng kiến: (Năm học 2011-2012) Tổng Số bài / sản phẩm Số bài số HS Tên cuộc thi tham gia cuộc thi SL % đạt giải Thanh thiếu nhi với an toàn giao thông 28 9,5 0 294 Viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 47 16 0 Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Cao Bằng lần thứ II 12 4,1 4 * Sau khi áp dụng sáng kiến: (Năm học 2012-2013) Tổng Số bài / sản phẩm Số bài số HS Tên cuộc thi tham gia cuộc thi SL % đạt giải Tìm hiểu quan hệ hữu nghị Việt - Trung 115 37,1 0 310 Bác Hồ với dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số với Bác Hồ Kính yêu 186 60 0 Viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 139 44,8 0 Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Cao Bằng lần thứ II 15 4,8 1 b, Tại trường THCS Tân Giang - Thành phố Cao Bằng * Khi chưa áp dụng sáng kiến: (Năm học 2012-2013) Tổng Số bài / sản phẩm Số bài số HS Tên cuộc thi tham gia cuộc thi SL % đạt giải Tìm hiểu quan hệ hữu nghị Việt - Trung 70 28,8 0 Bác Hồ với dân tộc thiểu số, các dân 243 tộc thiểu số với Bác Hồ Kính yêu 120 49,4 0 Viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 90 37 0 Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Cao Bằng lần thứ II 2 0,8 1 * Sau khi áp dụng sáng kiến: (Năm học 2013-2014) Tổng Số bài / sản phẩm Số bài số HS Tên cuộc thi tham gia cuộc thi SL % đạt giải Biến đối khí hậu hành động của em 80 32 0 Vẽ tranh “Chiếc ôtô mơ ước” 109 43,4 0 Viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 118 47 0 251 Tự hào Việt Nam 147 59 0 Vận dụng kiến thức liên môn để giải 5 bài Tỉnh quyết các tình huống thực tiễn chọn thi 111 44,2 toàn quốc Gương sáng nghìn việc tốt 1 giải Nhì 15 6 Quốc gia 4
  5. 3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Các cuộc thi do các cấp tổ chức được phổ biến đến tất cả các trường THCS trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, do đó, sáng kiến trên có thể áp dụng trong tất cả các trường THCS trên địa bàn Thành phố cũng như các trường THCS trong địa bàn Tỉnh Cao Bằng. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến bao gồm: + Có cuộc thi do các cấp tổ chức được triển khai đến nhà trường. + Khi có cuộc thi, cần nghiên cứu kỹ, hiểu đúng nội dung, mục đích, ý nghĩa cuộc thi. Lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chi tiết, tổ chức triển khai kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh. + Có lòng say mê, tâm huyết với nghề, luôn không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng về mọi mặt. + Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên; vận động, phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các cơ quan ban ngành. + Tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong quá trình tham gia các cuộc thi. + Giáo viên luôn nhạy bén, nhiệt tình, sáng tạo, có kỹ năng và nghệ thuật khi thực hiện nhiệm vụ. + Học sinh ham học hỏi, chăm chỉ, hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia các cuộc thi. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng từ năm học 2012-2013; 2013-2014 và trong những năm học tiếp theo. V. Kết luận Như vậy, sáng kiến “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức trong trường THCS” đã có hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý. Rõ ràng, việc chỉ đạo giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường, nhằm giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đồng thời, cũng tạo cho đội ngũ nhà giáo có thêm động lực hăng say, nhiệt huyết hơn trong công tác giảng dạy, luôn trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, tích hợp sáng tạo các nội dung thiết thực vào bài học để trang bị cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích để học sinh sẵn sàng, tự tin khi tham gia các cuộc thi cũng như tự tin hơn trong cuộc sống. Việc Ban giám hiệu có kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp và sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, học sinh và phụ huynh trong việc tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức đã đem lại kết quả nhất định. Tôi tin chắc rằng, giải pháp trên nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cả về số lượng và chất 5