SKKN Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất ở Trung học Phổ thông

docx 119 trang Mịch Hương 27/09/2024 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất ở Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_quan_li_nham_nang_cao_hieu_qua_su_dung.docx
  • pdfTạ Hữu Hà, Hoàng Thị Tuyên -THPT Diễn Châu 5 - Lĩnh vực Quản lí.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất ở Trung học Phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DIỄN CHÂU 5 o0o- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Quản lí Những người thực hiện Tạ Hữu Hà & Hoàng Thị Tuyên 1
  2. cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh 6 Tăng cường công tác thi đua khen thưởng 26 7 Đẩy mạnh cong tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lí cơ sở vật 26 chất trường học Chương IV. Kết quả đạt được từ biện pháp quản lí cơ sở vật chất 27 – thiết bị dạy học tại trường THPT Diễn Châu 5 1 Kết quả đạt được 27 1.1 Về cơ sở vật chất 27 1.2 Kết quả xếp loại giáo viên, nhân viên 28 1.3 Kết quả xếp loại học sinh 29 2 Nguyên nhân thành công 30 3 Tồn tại 30 4 Nguyên nhân tồn tại 31 C Kết luận 31 1 Đánh giá chung 31 2 Ý nghĩa của đề tài 32 3 Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng 32 4 Kiến nghị 32 4.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An 32 4.2 Đối với các trường THPT 32 4.3 Đối với giáo viên THPT 33 3
  3. 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tư liệu có liên quan như: Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của các cấp về giáo dục- đào tạo và quản lí giáo dục; luật giáo dục năm 2005 được bổ sung sửa đổi năm 2009; chiến lược phát triển giáo dục năm 2009 - 2020, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, các quy chế về hoạt động của trường THPT Diễn Châu 5 trong những năm học gần đây. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên quan, các hoạt động quản lí cơ sở vật chất tại trường THPT Diễn Châu 5 để tìm hiểu thực trạng, phát hiện những việc đã làm được và tồn tại cần khắc phục. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu những kết quả và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để làm rõ thực trạng vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả điều tra và xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu. 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài về biện pháp quản lí cơ sở vật chất đã có một số tác giả viết nhưng đều ở dạng khái quát, chung chung chứ chưa đi vào các biện pháp thật cụ thể trong công tác quản lí cơ sở vật chất và thiếu các minh chứng kèm theo. Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiễn quản lí cơ sở vật chất tại các trường phổ thông, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất trường phổ thông. Cơ sở vật chất trường phổ thông là tất cả các phương tiện được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và học sinh nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội, trải nghiệm kiến thức, đồng thời rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập tại trường. Cơ sở vật chất – kĩ thuật của nhà trường là các khối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị dạy học và các trang thiết bị được trang bị riêng cho nhà trường và chia ra làm 3 bộ 5
  4. a. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học; đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức dạy học nhiều hơn 06 buổi/tuần, bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình trong bối cảnh ứng phó với tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp. b. Bảo đảm phòng học và phòng chức năng phù hợp với các thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục trung học; tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật để bảo đảm chất lượng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến; khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, không để thiết bị dạy học được trang bị đến trường nhưng không được đưa ra lớp để sử dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát tần suất sử dụng thiết bị và đồ dùng học tập trong quá trình dạy học. c. Phát triển kho video bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử; xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học trực tuyến để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng; phân công các trường dạy học và ghi hình bài học theo môn học để tổ chức dạy học trên truyền hình, sử dụng trong dạy học trực tuyến. Lựa chọn giáo viên giỏi các môn học, hoạt động giáo dục để tổ chức xây dựng các video bài giảng hỗ trợ dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; đồng thời sử dụng để hỗ trợ trực tiếp học sinh học tập trong trường hợp học sinh không có điều kiện tiếp cận học trực tuyến, học trên truyền hình. d. Tổ chức biên soạn, thẩm định Tài liệu giáo dục của địa phương của các khối lớp tiếp theo bảo đảm chất lượng và tiến độ. Tổ chức hiệu quả việc góp ý sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; tổ chức lựa chọn, cung ứng, tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình GDPT 2018 chuẩn bị cho các năm học tiếp theo, bảo đảm kịp thời, chất lượng, đúng quy định ” Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chỉ rõ: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được đồng bộ với việc cung cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lí giáo dục”. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục nhấn mạnh: “ Về cơ sở vật chất- kĩ thuật và đồ dùng dạy học: cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình và phương pháp dạy- học mới Đồng thời, cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, tham gia đóng góp xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường. 2. Cơ sở pháp lí của đề tài Cơ sở pháp lí về cơ sở vật chất trường học và quản lí cơ sở vật chất trường học được ban hành rất nhiều, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số cơ sở pháp lí chủ yếu như sau: 7