SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5

doc 10 trang sangkien 01/09/2022 9860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_phan_mon_chin.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5

  1. - 0 - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẦM DƠI === === CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Người viết : NGUYỄN VĂN QUYỀN Đơn vị : Trường Tiểu học LƯU HOA THANH NĂM HỌC: 2010-2011 Nguyễn Văn Quyền Trường Tiểu học Lưu Hoa hanh Trang 1
  2. Sáng kiản kinh nghiảm phân môn chính tả CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đều biết:"Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp". Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày, để giao tiếp ngoài ngôn ngữ riêng. Tiếng việt là ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày, để giao tiếp ngoài ngôn ngữ nói còn có ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ biết đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp của các quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Yêu cầu đầu tiên, đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau. Vì vậy, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh Việt văn hoá - Công cụ để giao tiếp, tư duy. Ngay từ bậc tiểu học, trẻ cần phải được môn học chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời. Nhưng trên thực tế hiện tượng học sinh viết sai chính tả là khá phổ biến. Cụ thể là trên địa bàn trường tiểu học nơi tôi đang công tác, hiện tượng học sinh viết sai chính tả, đặc biệt là sai phụ âm "v - d" chiếm một tỷ lệ khá lớn. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất là do học sinh ở đây có thói quen phát âm sai, lẫn lộn giữa các âm "v - d, s - x ; ch - tr " dẫn đến viết sai. Bên cạnh đó, về phương pháp, một số giáo viên chưa chú ý áp dụng phương pháp hợp lý khi dạy chính tả. Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra một số những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng trên là hết sức cần thiết. Bản thân là một giáo viên dạy học trên vùng phương ngữ, tôi mạnh dạn hành nghiên cứu chuyên đề: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp 5". II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở ngôn ngữ học đại cương Các lĩnh vực ngôn ngữ như ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, phong cách học đều có những đóng góp về mặt lý luận để các nhà khoa học giáo dục biên soạn - 1 -
  3. Sáng kiản kinh nghiảm phân môn chính tả chương trình học tiếng việt cho từng cấp học. Nói riêng về phân môn chính tả ở bậc tiểu học, có thể nói các lĩnh vực của ngôn ngữ học đều có sự đóng góp hình thành cơ sở khoa học của phân môn chính tả. Chẳng hạn như ngữ pháp văn bản giúp cho việc xác định rõ nghĩa của từ trong văn bản, giúp cho học sinh xác định rõ các âm tiết của từ đó mà viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực ngữ âm học cơ sở lý luận gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả. 2. Cơ sở dạy ngữ âm học 2.1 Tìm hiểu về mối quan hệ giữa âm - chữ và nghĩa Chữ viết của tiếng việt là chữ viết ghi âm cho nên nguyên tắc chính tả chủ yếu của tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một chữ cái hoặc một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Ví dụ: Âm vị /t/ được biểu thị bằng chữ cái "t" Âm vị /b/ được biểu thị bằng chữ cái"b" Ngữ âm học thực hành chủ yếu tập trung vào rèn luyện phát âm đúng. Phát âm đúng gắn liền với viết đúng (chính âm gắn liền với chính tả). Do đó cơ chế của việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng. Để phát huy một cách có ý thức, đặc biệt là vùng phương ngữ việc dạy chính tả cần phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết. 2.2 Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ Ở tiếng Việt nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học. Ngoài ra chính tả tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc nữa như nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không đồng nhất với nguyên tắc ngữ âm học, do vậy chính tả tiếng Việt còn có những điểm chưa hợp lý. Cụ thể trong tiếng Việt có hiện tượng cách phát âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ). Bên cạnh đó lại có trường hợp từ mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn. Ví dụ: Chòng chành - tròng trành Nhún nhảy - Dún dẩy Hoặc có khi có một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết Ví dụ: i: trong lí luận /i/ y: trong Lý Thường Kiệt Bản thân hệ thống âm vị tiếng Việt còn có một số âm vị không ghi thống nhất một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ. Ví dụ: c( con cuốc) - 2 -
  4. Sáng kiản kinh nghiảm phân môn chính tả /c/ k:(cái kim) q: (Tổ quốc) Trước những bất hợp lý trên, việc xác định trọng điểm chính tả cần cho dạy học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng hệ thống âm chuẩn toàn dân, mặt khác phải coi trọng những biển thể phát âm địa phương, đồng thời phải dùng nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh. 2.3 Vấn đề chuẩn chính tả Ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất, mà muốn thống nhất được chính tả thì phải có chuẩn chính tả. Chuẩn chính tả tiếng Việt là quá trình tiểu chuẩn hoá cách viết của ngôn ngữ Tiếng Việt và phải được mọi người tuân theo. Chuẩn chính tả dựa vào ba căn cứ cơ bản sau: - Chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối. - Chuẩn chính tả có tính bền vững tương đối - Chuẩn chính tả có tính lựa chọn, tính phát triển Ngoài ra chuẩn chính tả không phải là bất biến. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực tế trình độ chính tả của học sinh tiểu học Qua thực tế giảng dạy và khảo sát vở tập làm văn, vở chính tả của học sinh lớp 5 trường tiểu học Lưu Hoa Thanh, tôi thấy các em mắc khá nhiều lỗi chính tả. Thống kê lỗi chính tả của các em tôi thấy có ba loại lỗi cơ bản sau: - Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: lối này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: v - d - gi, ch - tr, - Lỗi do không nắm vững trình tự âm tiết của tiếng việt. - Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm của địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Đây là lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy. Cụ thể là âm "c/t, n/ng" học sinh thường xuyên nhầm lẫn và viết sai chính tả trong bài viết của mình. Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên, tôi nhận thấy chủ yếu là học sinh phát âm sai nên không phân biệt được khi viết. Để sửa loại lỗi này giáo viên đã cố gắng dạy cho học sinh nắm vững chính âm trong tiếng việt. Muốn viết đúng chính tả thì phải phát âm đúng. Do vậy chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát âm chuẩn cho học sinh trong giờ Tập đọc. Mặt khác mỗi giáo viên phải là một chuẩn mực sống động để học sinh bắt chước và noi theo. Ngoài ra việc đổi mới các phương pháp dạy học và giúp học sinh nắm bắt các mẹo luật chính tả cũng hết sức cần thiết để học sinh viết đúng. Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, tôi xin được thông kê số liệu học sinh mắc lỗi chính tả của khối 5 đầu năm học như sau: - 3 -
  5. Sáng kiản kinh nghiảm phân môn chính tả Các lỗi chính tả thường mắc Tổng STT Lớp số Âm đầu Âm cuối Cấu trúc v/d/gi/r/, r/g c/t, n/ng âm tiết 1 5A 25 10 em 4 em 1 em 2 5B 26 12 em 5 em 3 em 3 5C 8 2 em 1 em 0 em 2. Thực tế về giảng dạy chính tả của giáo viên tiểu học. Trước hết phải nói đến trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều và việc tổ chức dạy - học môn Chính tả chưa được khoa học. Những tồn tại trên dẫn đến chất lượng học chính tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, việc đối mới phương pháp dạy học phân môn Chính tả là hết sức cần thiết, phải giúp học sinh nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với trình độ tiếp thu của các em, hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả, bỏ thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai. 3. Chương trình sách giáo khoa Sách giáo khoa môn Tiếng việt ở tiểu học đã xác định được những trọng điểm chính tả cơ bản cần dạy cho học sinh. Các bài tập chính tả trong sách giáo khoa ở tiểu học cũng khá đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến khó. - 4 -
  6. Sáng kiản kinh nghiảm phân môn chính tả PHẦN NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 5 Phân môn Chính tả lớp 5 chủ yếu tập trung rèn luyện kỹ năng viết chính tả chính xác cho học sinh. Thông qua làm việc các bài tập chính tả, học sinh lớp 5 được các quy tắc viết của chữ quốc ngữ, nắm được cách viết đúng các từ có âm đầu, vần và thanh điệu học sinh địa phương hay mắc lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm. Học sinh có viết đúng chính tả thì mới viết văn bản đúng chuẩn chính tả và do đó các em mới có thể giao tiếp tốt bằng văn bản. Do vậy mục tiêu của phân môn Chính tả lớp 5 là: Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả Tiếng Việt; rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn; phát triển ý thức viết đúng chính tả, thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ tiếng Việt. 2. NỘI DUNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ - Mạch kiến thức về quy tắc chính tả Hệ thống hoá những hiểu biết về cách viết đúng các âm đầu, vần, thanh điệu của các từ thuộc vốn từ đã học theo chủ điểm. Hệ thống hoá về quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài. - Mạch kỹ năng viết chính tả: nghe - viết, nhớ - viết một đoạn văn hoặc đoạn thơ, trình bày bài viết theo quy định. + Viết đúng các từ ngữ dễ sai lẫn trong các bài chính tả nghe - viết, nhớ - viết, cụ thể là: - Các từ có âm đầu hoặc âm chính có nhiều cách viết - Các từ có vần khó xuất hiện trong các bài chính tả. - Các từ mà phát âm của tiếng địa phương lệch so với chuẩn. + Các tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài Trong những nội dung trên có phần nội dung bắt buộc dạy cho tất cả học sinh ở các vùng miền, trong cả nước, có những nội dung cho phép các trường, lớp ở từng địa phương được lựa chọn để dạy cho phù hợp với đặc điểm của học sinh địa phương. Phần nội dung tự chọn là phần viết đúng các từ mà phát âm của tiếng địa phương lệch so với chuẩn trong mỗi bài học. Trong trường hợp các bài tập tự chọn trong sách giáo khoa không phù hợp với đặc điểm phát âm của tiếng địa phương nơi có trường lớp mình dạy, giáo viên có thể soạn bài tập thay thế cho bài tập ở sách giáo khoa sao cho nội dung bài thay thế phù hợp với đặc điểm phát âm của tiếng địa phương dẫn đến lỗi chính tả học sinh lớp mình, trường mình thường mắc. 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ DẠY HỌC CHÍNH TẢ LỚP 5. - 5 -