SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4-5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt ở Tiểu học

doc 19 trang sangkien 30/08/2022 7721
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4-5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_5_cung_co_kien_thu.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4-5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt ở Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4- 5 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TỪ GHÉP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lí luận. Như chúng ta đã biết Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến thức, nội dung hợp lý, sáng tạo của giáo viên. Theo tôi nghĩ là một giáo viên đứng lớp thì đều phải dạy tốt các phân môn như chương trình đã quy định. Song muốn dạy tốt một tiết Luyện từ và câu là một điều khó nhất bởi từ ngữ Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Đúng như ông cha ta đã có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Câu nói đó đã thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Do đó, vấn đề dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng là một yếu tố quan trọng giúp phát triển năng lực trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh. Luyện từ và câu giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em những thao tác tư duy về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên- xã hội, về con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. II. Cơ sở thực tiễn. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy học sinh rất khó khăn khi cảm nhận, tiếp nhận, phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy. Đặc biệt, dạy từ ghép thì cả giáo viên và học sinh còn rất lúng túng khi xác định các từ ghép đứng độc lập, từ ghép trong ngữ cảnh và văn cảnh. Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ ghép có âm hoặc vần trong các tiếng giống nhau. Chính vì vậy mà mỗi nội dung kiến thức nói chung, kiến thức về “Từ ghép” nói riêng cần phải được củng cố và củng cố một cách kịp thời, có hiệu quả mới hy vọng học sinh nhận diện và phân biệt cũng như sử dụng tốt trong nói và viết. Việc củng cố kiến thức đó cần được vận dụng trong mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể. Đặc biệt thời gian tăng buổi là thời gian thích hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để có kết quả như mong muốn thì cũng cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đó như thế nào? Với nội dung gì? Đó chính là nội dung tôi muốn đề cập đến trong đề tài này: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học” Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về Từ ghép 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm III. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là giáo viên, học sinh lớp 4- 5 (Người dạy và người học). Đó là hai yếu tố gắn chặt và tác động lẫn nhau. - Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy trong sách giáo khoa và sách tham khảo. - Mối quan hệ thẩm thấu giữa từ đơn, từ ghép và cụm từ. - Phương pháp nhận biết từ đơn, từ ghép, cụm từ đứng độc lập hoặc trong văn cảnh, ngữ cảnh. - Khoanh vùng từ ghép điển hình và từ ghép đáng ngờ. - Phương pháp giảng dạy từ đơn, từ ghép, từ láy ở các trường học hiện nay. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu, khảo sát thực trạng vấn đề dạy và học phần từ đơn, từ ghép, từ láy. - Thống kê đơn vị kiến thức về “từ ghép” - Nghiên cứu bản chất và khái niệm từ đơn, từ ghép và từ láy. - Rút ra được một số số biện pháp giảng dạy nhắm khắc sâu kiến thức về từ ghép cho học sinh. - Đúc rút kinh nghiệm và triển khai dạy vào các tiết tăng buổi ở tổ 4- 5. V. Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát thực trạng để nắm được chất lượng dạy và học phần từ đơn, từ ghép, từ láy khối 4 - 5. - Dự giờ thăm lớp của các đồng chí tổ viên. - Thông qua đàm thoại, đặt hệ thống câu hỏi để tìm hiểu khảo sát các đồng chí giáo viên ở các trường bạn. - Phương pháp thực nghiệm. - Đọc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo. - Tiến hành dạy thể nghiệm rồi kiểm tra đánh giá chất lượng. Sau khi nhận thấy có kết quả tiến hành tổ chức chuyên đề để mở rộng cho các tổ viên, lấy ý kiến tập thể đúc rút đánh giá, sau đó cho tiến hành dạy thể nghiệm ở một số lớp, tiến hành khảo sát chất lượng, so sánh kết quả thu được sau khi đã được củng cố kiến thức và trước khi chưa được củng cố. VI. Tài liệu nghiên cứu: - Sách học sinh Tiếng Việt tập 1- Lớp 4. - SGV Tiếng Việt tập 1- Lớp 4. - Sách thiết kế Tiếng Việt tập 1- Lớp 4. - Sách ngữ pháp Tiếng Việt. - Bài tập ngữ pháp Tiếng Việt. - Một số tài liệu khác Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về Từ ghép 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Thực trạng về việc dạy từ đơn, từ ghép, từ láy trong trường Tiểu học hiện nay: 1. Hệ thống kiến thức trong SGK: Ở sách giáo khoa thì nhất loạt xét theo hình thức ngữ âm: “Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành”, “Từ ghép là những từ do 2- 3 hoặc 4 tiếng ghép lại có nghĩa tạo thành”, “Từ láy gồm 2- 3 hoặc 4 tiếng mà phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần giống nhau)”. Chính cách trình bày của SGK đã làm nổi bật được bản chất của vấn đề giúp học sinh làm cơ sở phân loại nhưng chưa được chặt chẽ. Đặc biệt là ở từ láy thì chính các trình bày của sách giáo khoa đã giúp học sinh nhận diện từ láy theo dấu hiệu hình thức. Vì vậy các từ “chèo chống, nhân dân, đón đợi, chôm chôm, đu đủ, học sinh đã xếp vào từ láy 2. Một số khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp: + Đối với giáo viên: Các bài học trong nội dung chương trình đã đạt chuẩn về kiến thức cần đạt nên giáo viên không được quyền cắt xén, thêm bớt hay thay thế. Vả lại nếu muốn mở rộng hoặc củng cố thêm cũng không đủ thời gian. Nếu mở rộng hoặc củng cố thêm sẽ làm cho tiết học chính khóa trở nên nặng nề. + Đối với học sinh: Học sinh dễ nhầm lẫn giữa: - 1 từ ghép thành 2 từ đơn hoặc 2 từ đơn thành 1 từ ghép. - Từ ghép với cụm từ. - Đa số học sinh còn xác định sai từ ghép khi cả hai tiếng có bộ phận của tiếng giống nhau như các từ: đón đợi, chèo chống, buồn bực, nhân dân, mệt mỏi, - Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp trong các trường hợp từ đó có tiếng gốc là một động từ hay một tính từ. - Học sinh có vốn từ ghép còn rất hạn chế, ít ỏi. Nhiều học sinh thậm chí đoán mò tìm kết quả khi gặp các bài tập ở các dạng trên. 3. Kết quả thực hành khi chưa được củng cố kiến thức trong các giờ tăng buổi. Kết quả khảo sát TSHS LỚP Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 25 4A 0 0 3 12 15 60 7 28 27 4D 1 4 4 15 16 59 6 22 32 5B 2 6 5 16 20 62 5 16 33 5D 4 12 6 18 18 55 5 15 II. Định hướng củng cố từ ghép: Để củng cố kiến thức và kĩ năng về nhận biết và sử dụng đúng từ ghép học sinh phải được làm quen nhiều với việc phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn về từ đơn, từ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về Từ ghép 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm ghép, từ láy từ đó giúp học sinh hiểu rõ được bản chất của vấn đề nhằm nhận biết, phân biệt và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Để có được điều đó thì chỉ có vận dụng trong thời gian tăng buổi. Việc củng cố kiến thức này không chỉ ngày một, ngày hai mà phải cả quá trình lâu dài, mọi lúc, mọi nơi có thể. Cần củng cố lại kiến thức này một cách tổng hợp, vận dụng trong giờ tăng buổi. Nói là củng cố kiến thức chung nhưng cũng phải bắt đầu từ các ví dụ cụ thể, qua đó để thấy được chỗ “hổng” của học sinh mà kịp thời củng cố, khắc sâu. Ngoài ra, học sinh sẽ được hướng dẫn cách tự học để có thể tự củng cố thêm nhằm: - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về từ ghép. - Nhận dạng được từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại một cách vững vàng. - Phân biệt được từ ghép với cụm từ. - Nhận dạng từ ghép trong trường hợp từ ghép có tiếng có bộ phận giống nhau. - Biết sử dụng từ ghép, từ láy để viết đoạn văn có nội dung cho trước. III. Một số biện pháp giúp học sinh củng cố kiến thức về từ ghép. 1. Phân biệt từ ghép với cụm từ: - Yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu khái niệm về từ đơn, từ ghép, cho ví dụ - Từ khái niệm đó GV chốt lại và mở rộng thêm cho học sinh: + Để tránh được nhầm lẫn giữa cụm từ và từ ghép, thì GV cần phân tích: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong từ ghép. Một tổ hợp gồm 2- 3 hoặc 4 tiếng tạo thành từ ghép khi sự kết hợp giữa các tiếng rất chặt chẽ, việc tách rời các tiếng ra sẽ ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của từ. Ví dụ: Từ “học sinh” đấy là một tổ hợp gồm hai tiếng “học” và “sinh” hai tiếng này có quan hệ với nhau rất chặt chẽ và không thể tách hoặc chèn thêm một yếu tố nào giữa hai tiếng vì khi tách hoặc chèn thêm sẽ làm thay đổi ngữ nghĩa của từ. Về mặt ngữ nghĩa GV phải giúp học sinh hiểu được: Nghĩa của từ ghép là nghĩa tổng thể. Tức là toàn bộ các tiếng trong từ hợp lại mới biểu thị của một sự vật, một hành động hay một tính chất nào đó. Ví dụ: “Học sinh” thì nghĩa của tiếng “học” + “sinh” được kết hợp tạo nên nghĩa tổng thể là chỉ một đối tượng con người. Còn từ “học giỏi” thì hai tiếng “học” và “giỏi” không tạo thành nghĩa tổng thể mà chỉ nói sự hoạt động “học” và tính chất “giỏi” là nghĩa của từng tiếng độc lập mang tính chất cộng tác phần từ để tạo ra nghĩa của từ. Do đó “học giỏi” không phải là từ ghép mà là một cụm từ tự do (một ngữ). + Từ ví dụ trên cho học sinh phân tích mối quan hệ trong các từ ghép điển hình: Xanh ngắt, làng bản, núi đồi, buồn vui, , đỏ rực, thuyền bè, cơm nước, Đảng viên, Đoàn viên, + Bên cạnh giáo viên cho học sinh phân tích và tìm thêm những ví dụ về từ ghép điển hình thì cần phải chèn vào các cụm từ không phải một từ ghép để phân tích bản chất sự khác nhau giữa từ ghép và cụm từ ví dụ: Khi phân tích từ “ăn nói” Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về Từ ghép 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm thì chèn vào phân tích cụm từ “ăn cơm” để giúp học sinh phân biệt tốt hơn và thấy rõ bản chất sự khác nhau giữa từ ghép và cụm từ trong Tiếng Việt. + GV tiếp tục cho ví dụ để học sinh phân tích, nhận biết từ ghép trong bối cảnh cụ thể: Ví dụ: - “Bạn cho tôi đổi chiếc áo ngắn này lấy chiếc áo dài kia”. - “Cô giáo em trông thật duyên dáng trong bộ áo dài truyền thống”. Trong trường hợp này giáo viên phải giúp học sinh phân tích để xác định được: “áo dài” trong câu thứ nhất là cụm từ còn “áo dài” trong câu thứ hai là từ ghép. Vì trong câu thứ nhất tiếng “áo” và tiếng “dài” có quan hệ không chặt chẽ, ta có thể chèn vào “áo rất dài” và nghĩa của nó là nghĩa cộng hai phần tử trong tổ hợp chứ nó không tạo nên nghĩa tổng thể. Trường hợp câu thứ hai “áo” + “dài” để chỉ một kiểu áo dài của người phụ nữ Việt Nam, vì vậy nghĩa của nó là nghĩa tổng thể và nó có quan hệ rất chặt chẽ không thể chen “áo rất dài” hay là “áo quá dài”, nếu cố tình chen vào thì sẽ làm thay đổi ngữ nghĩa của từ. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tập phân tích nhận biết từ ghép trong từng văn cảnh cụ thể. Đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp. GV đính các ví dụ lên bảng: Ví dụ 1: - Cháu có thích hoa hồng nhung không? - Cô hái cho cháu cái hoa to ấy! - Cháu thích hoa tim tím ấy. - Cháu không thích hoa hồng ấy. Ví dụ 2: - Khi ăn nói chuyện không hợp vệ sinh. - Anh ấy ăn nói khách sáo. - Ăn nói là khả năng có sẵn của con người. * Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bốn để phân tích xem từ “hoa hồng” và từ “ăn nói” trong những trường hợp nào là từ ghép? * Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả * Các nhóm khác lần lượt nhận xét, bổ sung * GV chốt lại: - Như vậy ở trường hợp thứ nhất “hoa hồng” tạo nên nghĩa tổng thể chỉ tên của một loài hoa nên nó là từ ghép. Trong trường hợp thứ 4 “hoa hồng” ở đây có sự tương ứng với “to”, “tím” tức là chỉ hoa màu hồng, do đó không tạo nên được nghĩa tổng thể chỉ tên một loài hoa, không tạo được nghĩa tổng thể để chỉ một cái gì đó. Vì vậy quan hệ các yếu tố không chặt chẽ, ta có thể chèn vào các yếu tố khác: “hoa rất hồng” nên ở trường hợp này “hoa hồng” là cụm từ chứ không phải là từ ghép. - Còn ở Ví dụ 2 giáo viên phân tích để cho học sinh thấy rõ ở trường hợp 2 “ăn nói” là từ ghép, còn ở trường hợp 1 và 3 “ăn nói” lại là từ đơn. 2. Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về Từ ghép 5