SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn Tập làm văn Lớp 5

doc 27 trang sangkien 26445
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn Tập làm văn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot_bai_van_ta_canh.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn Tập làm văn Lớp 5

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT TỊNH BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC AN NÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc An Nông, ngày 07 tháng 11 năm 2016 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn tập làm văn lớp 5 I/. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Cao Dương Huyền Trung Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 04 / 11 / 1972 - Nơi thường trú: Ấp Phú Cường, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Nông. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp 5B II/.Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn tập làm văn lớp 5 III/. Lĩnh vực: Tập làm văn IV/. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chỉ ra rằng Giáo dục Tiểu học là một bậc học nền tảng có vai trò quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu cơ bản, bền vững về trí thức, hình thành những đường nét phát triển nhân cách, giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Thật vậy, chúng ta thấy, Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua bảy loại bài học khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện: - Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nói, đọc, viết, nghe; phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan 1
  2. trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình học sinh lĩnh hội các tri thức khoa học. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn qua kiểu bài miêu tả nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. 1/. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. Trên thực tế hiện nay việc dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài tả cảnh trong trường tiểu học, giáo viên và học sinh có nhiều thuận lợi và gặp không ít khó khăn như: *Thuận lợi: - Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được áp dụng hầu hết các môn học, trong đó có phân môn Tập làm văn làm cho giờ học thêm sinh động và khắc sâu kiến thức cho học sinh nhiều hơn thông qua các hoạt động trong giờ học. - Kiểu bài tả cảnh các em cũng đã được làm quen với lớp 2, 3. Lên lớp 4, 5 các em lại tiếp tục rèn kỹ năng làm văn từ dễ đến khó ( Rèn kỹ năng viết đoạn, liên kết đoạn) rất phù hợp nhận thức của học sinh tiểu học. Đặc biệt trình tự tả cảnh cũng giống như ở lớp 4, đối tượng miêu tả của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc gần gũi với các em, một dòng sông, một đêm trăng, một cánh đồng vì vậy các em dễ quan sát hơn. *Khó khăn: Sau những thuận lợi thì trong thực tế giảng dạy giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy cũng như học phân môn Tập làm văn kiểu bài tả cảnh: - Giáo viên: + Bản thân giáo viên vừa bám sách giáo viên mà dạy do đó phần nghiên cứu bài dạy chưa kỹ “Tập làm văn kiểu bài tả cảnh” dạy kiến thức không liền mạch nên bài dạy chưa sâu. + Một số giáo viên dạy còn áp đặt chỉ hướng dẫn học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bài văn. + Đại đa số giáo viên chỉ chú ý đến học ở lớp mà chưa chú ý đến việc luyện tập ở nhà, chưa hướng cho các em tìm hiểu thêm sách, báo + Để đối phó với việc học của học sinh làm bài chưa hoàn thành, để đảm bảo chất lượng nhiều giáo viên cho học sinh chép bài mẫu. Vì vậy dẫn đến tình trạng cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc vào “mẫu” không thoát khỏi “mẫu”. + Giáo viên chưa phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng khi sử dụng các phương pháp làm cho học sinh thường bị động và chưa phát huy tính tích cực của học sinh. - Học sinh: + Học sinh học rất nhiều kiến thức mới trong khi đó trình độ của các em thì hạn chế, các em còn lười suy nghĩ, chép đáp án mẫu, vay mượn ý tình của người khác thường là của bài mẫu nào đó. Với cách khác học sinh thường sẵn sàng học thuộc văn mẫu, khi làm bài các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình không kể đầu bài qui định 2
  3. thế nào. Với cách làm bài ấy các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về cảnh vật được tả. + Phần lớn học sinh là vùng sâu, việc tiếp xúc với môi trường sống ở mức độ hẹp nên việc sử dụng từ ngữ và làm bài chưa được sinh động, sử dụng từ ngữ chưa phong phú. 2/. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến. Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì học sinh học tốt phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi nhận xét bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của các kỹ sư tâm hồn. Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng và lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn Tập làm văn lớp 5 ”, trước hết là giúp nâng cao chất lượng Tập làm văn cho lớp tôi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung. 3/. Nội dung sáng kiến. Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại tả cảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau: * Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. * Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh. * Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ. * Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học, đọc, viết các bài văn, thơ về tả cảnh. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh. Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết trình bày các vấn đề được nêu ở trên để học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau: 3.1/. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức. - Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả: + Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?) 3
  4. Ví dụ: Tả dòng sông thì tập trung tả dòng sông, không miên man tả sâu cảnh cánh đồng nằm bên cạnh dòng sông, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng có liên quan. + Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?) : Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác. Ví dụ: Tả cảnh dòng sông thì phải tả chủ yếu những yêu tố liên quan không thể tách rời như: Nước, sóng, thuyền bè, bờ sông + Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì) Ví dụ: Tả dòng sông với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người dân quê hương. + Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?) Ví dụ: Tả dòng sông với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ - Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả. + Bước 1: Tìm hiểu đề + Bước 2: Quan sát tìm ý + Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý) + Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh + Bước 5: Kiểm tra lại bài. Tuy rằng hiện nay Sách giáo khoa không còn những tiết riêng cho Tìm hiểu đề, quan sát tìm ý nhưng qua mỗi đề văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm theo các bước kể trên. Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm. Cụ thể: * Bước 1: Tìm hiểu đề - Tác dụng: Giúp học sinh xác định được yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu - Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: + Đọc kĩ đề. + Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách: - Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn. - Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả. - Gạch một nét đứt dưới các từ xác định giới hạn miêu tả. Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm. Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi: ?/ Hãy xác định thể loại làm văn? ?/ Đối tượng miêu tả là gì? ?/ Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ? 4