SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập

pdf 17 trang honganh1 15/05/2023 12641
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập”. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc giáo dục kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em sau này. Bác Hồ từng nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Nhiệm vụ của người thầy, người cô không phải chỉ mang kiến thức cho học sinh mà nhiệm vụ cao cả hơn chính là giáo dục. Trong đó có giáo dục về kỹ năng sống, giáo dục cho các em các kỹ năng cơ bản nhất để có thể đối đầu với cuộc sống. Đặc biệt là với học sinh lớp 5, đây là lứa tuổi các em không còn quá nhỏ để được sự bao bọc từng bước của cha mẹ, lứa tuổi sắp bước sang một môi trường giáo dục chỉ cần nghe nói đọc viết. Trong những năm gần đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục thì các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hơn, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số nói chung và của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, Nam Trà My nói riêng. Kỹ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Theo tôi, kỹ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kỹ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kỹ năng sống như: Nhóm kỹ năng nhận thức; nhóm kỹ năng xã hội và nhóm kỹ năng quản lí bản thân Dù là kỹ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất quan trọng bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông tư 30 ngày 20/7/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo với nội dung đánh giá học sinh về năng lực và phẩm chất đây chính là hình thức đánh giá hướng đến các kỹ năng sống của học sinh tiểu học.
  2. 2 Thực tế hiện nay, việc rèn kỹ năng sống của các em ở trường tiểu học, đặc biệt là đối với các em học sinh dân tộc thiểu số ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My nói chung và lớp 5/2 của trường tôi nói riêng còn nhiều hạn chế như kỹ năng giao tiếp thiếu tự tin, e dè, nhút nhát, sống khép kín. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, người cô dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo đúng quy định giáo dục trong nhà trường, có những tác động tích cực đến các em cũng như giúp các em điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, có lợi nhất. Chính vì lẽ đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: Tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này. Từ nhận thức đó, với cương vị là người giáo viên trực tiếp đứng lớp, bản thân tôi hết sức băn khoăn và trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kỹ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập” làm báo cáo sáng kiến cho bản thân mình áp dụng trong năm học 2020-2021. 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1. Các giải pháp thực hiện: Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh ở các trường, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động đã đặt ra trách nhiệm phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Do vậy để giúp các em có kỹ năng sống tốt cần có những giải pháp thực hiện, cụ thể như sau: Giải pháp thứ nhất: Tạo mối quan hệ hòa đồng giữa cô và trò, giữa trò và trò. Tranh thủ những lúc ra chơi giáo viên cùng tâm sự, hỏi han về hoàn cảnh gia đình của các em, lấy số điện thoại để tiện cho việc liên lạc. Chọn những học sinh năng động, nhiệt tình và có lực học tốt để bầu ban cán sự lớp, phân công từng việc cụ thể, phù hợp với từng em nhằm đưa tập thể lớp ngày càng đi lên. Hàng ngày giáo viên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở với vai trò vừa là cha, là mẹ, là anh, là chị, là người bạn tốt của các em. Giải pháp thứ hai: Tạo sự hứng thú cho các em ở mỗi tiết học. Để học sinh hứng thú trong giờ học, đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài dạy, thực hiện đầy đủ các môn học, các tiết học không quá kéo dài, gây cho học sinh
  3. 3 mệt và chán nản, cần hướng dẫn các em chú ý nghe giảng, cách trả lời câu hỏi. Xen kẽ các tiết học giáo viên cũng cần tổ chức trò chơi hợp lý đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy, làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn, giúp giờ học thêm sinh động giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự mạnh dạn, tự tin hơn. Giải pháp thứ ba: Kết hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho các em ở nhà. Giáo viên cần hướng dẫn và giúp các em biết sắp xếp công việc một cách hợp lý. Hàng ngày em ngủ dậy, đi học, học bài, làm việc giúp gia đình vào lúc nào phù hợp nhất. Qua việc học tập hàng ngày của các em, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để kịp thời nắm bắt nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập ở lớp cũng như ở nhà. Giải pháp thứ tư: Kết hợp giáo viên bộ môn giáo dục kỹ năng sống qua từng môn học. Hiện nay, ở tất cả các trường học sinh ngoài giáo viên chủ nhiệm các em còn được học các thầy cô giáo bộ môn như: vẽ, hát, tập thể dục giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với giáo viên bộ môn cùng hướng dẫn các em. Được sự quan tâm của các thầy cô giáo cho nên việc học tập của lớp được xuyên suốt và trở thành thói quen hàng ngày. Các giáo viên bộ môn hài lòng khi các em ngoan, chăm học nên có thời gian truyền đạt tốt tiết dạy của mình. Giải pháp thứ năm: Kết hợp với đoàn thể khác giáo dục kỹ năng sống cho các em. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động vui chơi như: Tham gia thi giao lưu Tiếng Việt, diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhằm khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin, sự sáng tạo, lòng yêu thiên nhiên môi trường, yêu quê hương, đất nước, biết bảo vệ tài sản của nhà trường, của cộng đồng và tài sản của bản thân. 1.1.2. Các bước thực hiện giải pháp: - Bước 1: Lập kế hoạch từ đầu năm học (tháng 9/2020). - Bước 2: Giáo viên lập sáng kiến sẽ áp dụng tại lớp mình đang dạy (lớp 5/2 trường PTDTBT TH Trà Tập năm học 2020 - 2021). - Bước 3: Tổ chức nghiên cứu những kỹ năng sống để áp dụng giải pháp mới. - Bước 4: Áp dụng trong các bài hoặc các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. - Bước 5: Ngoài áp dụng kỹ năng sống tại lớp 5/2 ra còn có thể áp dụng cho toàn trường và có thể áp dụng trên địa bàn huyện Nam Trà My. - Bước 6: Theo dõi, đối chiếu chất lượng các kỹ năng sống . 1.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp:
  4. 4 - Xác định tầm quan trọng của việc tổ chức dạy kỹ năng sống ở lớp học và thời gian vận dụng các giải pháp mà trong đó lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên linh hoạt thực hiện các giải pháp sao cho phù hợp. - Người giáo viên luôn rèn luyện tác phong gương mẫu, chuẩn mực tạo ấn tượng tốt cho học sinh. “Sự gương mẫu của cô giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được” - Giáo viên luôn gần gũi với học sinh để tạo mối quan hệ mật thiết với các em, hãy cho các em thấy rằng thầy cô giáo là người cha người mẹ thứ hai của mình. - Từ những giải pháp trên chúng ta có thể tổ chức cho các em sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép dạy kỹ năng sống vào bài học. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập là một trường học nằm ở vùng sâu, vùng xa của huyện Nam Trà My, trong lớp đều là học sinh dân tộc thiểu số, gia đình các em đều ở nóc, nên kỹ năng giao tiếp của các em còn e dè, nhút nhát với mọi người. Bản thân tôi nhận thấy, để dạy và làm tốt việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2, trường PTDTBT TH Trà Tập là một công việc vô cùng khó khăn, nghiêm túc, và cần thiết. Vấn đề đặt ra lúc này là vận dụng các biện pháp nào cho có hiệu quả. Vận dụng ra sao, như thế nào cho phù hợp? Và khi áp dụng vào thực tiễn trong từng năm học, bản thân tôi đã có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.2.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Bản thân được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn. - Nhà trường cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các khối lớp học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, tránh tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, tự bảo vệ bản thân, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. - Trong thực tế nhiều năm học qua, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên đã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học để cung cấp cho các em các kênh hình ảnh, kênh thông tin cần thiết và