SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các câu lệnh, thủ tục trong logo cho học sinh Lớp 4, 5 trường PTDTBT Tiểu học Vừ A Dính

pdf 16 trang honganh1 15/05/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các câu lệnh, thủ tục trong logo cho học sinh Lớp 4, 5 trường PTDTBT Tiểu học Vừ A Dính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_thuc_hien_cac_cau_le.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các câu lệnh, thủ tục trong logo cho học sinh Lớp 4, 5 trường PTDTBT Tiểu học Vừ A Dính

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HIỆN CÁC CÂU LỆNH, THỦ TỤC TRONG LOGO CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG PTDTBT TH VỪ A DÍNH6 1. Mô tả bản chất của sáng kiến7: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Biện pháp 1: Cải thiện và đảm bảo chất lượng phòng máy: - Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Do đó giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, tu bổ và phối hợp với giáo viên Tin trong trường có kế hoạch bảo trì thường xuyên để có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành. - Đảm bảo tất cả các máy tính đều được cài phần mềm Microsoft Windows Logo. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết, nắm được giao diện và phân biệt các câu lệnh trong phần mềm Logo: Nhận biết từng thành phần có trong màn hình chính của phần mềm như: + Menu tiện ích + Khung giấy vẽ (sân chơi của Rùa) + Bút vẽ (Chú rùa) + Cửa sổ lưu lệnh đã dùng + Ngăn gõ lệnh điều khiển + Các nút xử lí nhanh (Halt, trace, pause, status, step, reset, execute, edall)
  2. 2 Học sinh quan sát giao diện chính của phần mềm Logo và từng bước nhận dạng các câu lệnh cụ thể dưới sự trợ giúp của giáo viên. Mỗi một lệnh trong Logo đảm nhận một công việc nhất định vì vậy để giúp học sinh học tốt phần mềm Logo thì trước tiên tôi giúp học sinh học thuộc câu lệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau như ra bài tập theo hình thức trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng sai, kiểm tra bài cũ cả lớp dưới hình thức viết tự luận trên giấy, Yêu cầu học sinh phải nhớ và nắm rõ các câu lệnh đầu tiên cơ bản của Logo như: Lệnh đầy đủ Tên viết tắt Hành động của rùa Home Rùa về chính giữa sân chơi Rùa về vị trí xuất phát xóa toàn bộ sân ClearScreen CS chơi ForwarD n FD n Rùa tiến về trước n bước Right k Rt k Rùa quay phải k độ Left k Lt k Rùa quay trái k độ Back n Bk n Rùa lùi lại sau n bước PenUp Pu Rùa nhấc bút PenDown Pd Rùa hạ bút HideTurle Ht Rùa ẩn mình ShowTurle St Rùa hiện hình Xóa toàn bộ màn hình, rùa vẫn ở vị trí Clean hiện tại Bye Thoát khỏi phần mềm Logo Trong quá trình học tập đa số các câu lệnh trong Logo đều là tiếng anh do đó giáo viên cần nhấn mạnh và khắc sâu các câu lệnh đó và phân biệt chúng. Ví dụ: Trong Tiếng Anh: Bye có nghĩa là tạm biệt. Trong Logo: Bye có nghĩa là thoát. Khi thực hành những câu lệnh của Logo tôi lưu ý học sinh phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông
  3. 3 thường dành cho câu lệnh. Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, tôi luôn luôn yêu cầu học sinh chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài toán. Khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Trong phần mềm Logo, học sinh phải biết phân biệt từng câu lệnh đã học, phân tích hình mẫu nên sử dụng câu lệnh nào cho phù hợp tương ứng với hình vẽ cần thực hiện. Trước mỗi bài thực hành tôi hướng dẫn học sinh phân tích cụ thể hình mẫu, sử dụng thích hợp các câu lệnh để hoàn thành tốt bài thực hành, hướng dẫn học sinh sử dụng từng câu lệnh tương ứng với từng hành động của Rùa. Ta nhận thấy ngoài câu lệnh lặp được học ở lớp 4 thì bài học tiếp theo của lớp 5 lại tìm hiểu câu lệnh lặp lồng nhau cho nên theo tôi việc tính toán thời gian, lồng ghép cho các em nhắc lại các câu lệnh đã học là hết sức cần thiết để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Ví dụ 1: Repeat 4 [FD 100 RT 90] số 4 có ý nghĩa gì và rùa vẽ được hình gì? Lặp lại 4 lần câu lệnh FD 100 RT 90 và rùa vẽ được hình vuông Ví dụ 2: Rùa sẽ vẽ hình gì với câu lệnh dưới đây? Repeat 3 [FD 100 RT 120] Rùa vẽ được hình tam giác
  4. 4 Sau đó tôi giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên tôi giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau bằng cách bao thêm một lệnh Repeat ra bên ngoài một lệnh Repeat đã quen thuộc để đổi hướng vẽ của Rùa. Ví dụ học sinh đã quen với lệnh vẽ hình vuông Repeat 4 [FD 100 RT 90] thì lệnh lặp lồng nhau được giới thiệu theo dạng: Repeat n [Repeat 4 [FD 100 RT 90] ( )] Trong đó n là số lần lặp mới và phần ( ) là câu lệnh nhằm xác định hướng của mỗi lần lặp. Với n = 6 và ( ) là câu lệnh quay phải 600 (Rt 60) để đổi hướng vẽ. Ta được câu lệnh và hình vẽ sau: Repeat 6 [Repeat 4 [FD 100 RT 90] RT 60] Rùa đổi hướng trước mỗi lần vẽ lại tam giác (Rt 60) Sau đó tôi yêu cầu học sinh thay đổi phần lệnh ( ) để không phải là đổi hướng vẽ mà đổi vị trí vẽ. Ví dụ: Dùng nhóm lệnh Lt 90 Pu Fd 60 Rt 90 Pd để dịch sang trái 60 bước của Rùa. Ta được câu lệnh và hình vẽ sau: Repeat 6 [Repeat 4[Fd 100 Rt 90] Lt 90 Pu Fd 60 Rt 90 Pd] Rùa đổi vị trí trước mỗi lần vẽ lại hình vuông (Lt 90 Pu Fd 60 Rt 90 Pd) Để giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa số lần lặp và độ lớn của góc quay, nên thay đổi, dùng cả hai cách viết câu lệnh kiểu dưới đây: Cách 1 Cách 2 Repeat 4 [Fd 100 Rt 90] Repeat 4 [Fd 100 Rt 360/4] Repeat 3 [Fd 100 Rt 120] Repeat 3 [Fd 100 Rt 360/3] Repeat 5 [Fd 100 Rt 72] Repeat 5 [Fd 100 Rt 360/5] Với việc giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau bằng cách nhắc lại cấu trúc của lệnh lặp với giới thiệu từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh hình thành và hiểu rõ về thủ tục trong phần mềm Logo.
  5. 5 Để giúp học sinh nắm chắc về thủ tục trong Logo, tôi đưa định nghĩa thủ tục là gì? 1. “Thủ tục là một dãy các câu lệnh được thực hiện theo một thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó”. - Thủ tục thường có ba phần: Đầu thủ tục, thân thủ tục, kết thúc thủ tục. + Học sinh hiểu Đầu thủ tục: “to” là từ bắt đầu của mọi thủ tục. Sau “to” là tên thủ tục do em tự đặt viết liền không dấu. + Thân thủ tục: các câu lệnh bên trong thủ tục. + Kết thúc thủ tục: “end” là từ kết thúc thủ tục. 2. Một số lưu ý khi làm trong thủ tục Logo: - Tên thủ tục được viết liền nhau không có dấu cách, phải có ít nhất một chữ cái, dùng chữ Việt không dấu để đặt tên cho thủ tục. Ví dụ: Tên đúng: baitap1 Tên sai: bài tập 1 - Không được dùng các kí tự đặc biệt như “:”; “\”; “#”; “[ ]”; “|”. Ví dụ: Tên sai: Tam\ giác; 3. Học sinh ghi nhớ các bước để viết một thủ tục trong Logo và cách sử dụng một thủ tục đã có. Tôi yêu cầu học sinh phải biết cách thực hiện và hiểu ý nghĩa, mục đích của mỗi bước: + Bước 1: Mở cửa sổ soạn thảo là để bắt đầu viết thủ tục; + Bước 2: Viết các lệnh là để giao nhiệm vụ cho thủ tục; + Bước 3: Ghi lại và đóng cửa sổ soạn thảo là để lưu lại thủ tục đã viết vào bộ nhớ máy tính. Khi thực hiện thủ tục, học sinh có thể mắc sai lầm gõ không đúng tên thủ tục đã có. Chẳng hạn tên đã đặt là “Hinhvuong” nhưng khi thực hiện thủ tục lại gõ “Hinh vuong1”. Tôi lưu ý học sinh có ý thức ngay từ khi đặt tên cho thủ tục sao cho gợi mở, dễ nhớ. Cách viết một thủ tục: Trong ngăn gõ lệnh ta gõ lệnh; Edit “Hinhvuong.
  6. 6 Mỗi lần vẽ một hình vuông ta phải gõ các câu lệnh rất mất thời gian. Có cách nào chỉ cần gõ lệnh Hinhvuong là Rùa vẽ ngay cho mình hình vuông không nhỉ? Có đấy chúng ta cùng làm thử thủ tục vẽ hình vuông. + Bước 1: Gõ lệnh Edit “Hinhvuong trong ngăn gõ lệnh. + Bước 2: Gõ chèn vào các lệnh vẽ hình vuông + Bước 3: Ghi vào bộ nhớ và đóng cửa sổ soạn thảo. Gõ lệnh Hinhvuong vào ngăn gõ lệnh rồi nhấn phím Enter. Quan sát kết quả. Qua ví dụ trên học sinh đã hiểu được các bước để viết một thủ tục trong Logo. Nhưng nếu tắt máy, khi cần mở chương trình ra lại mất! Em cần phải làm thế nào đây ? - Lưu lại một thủ tục bằng cách: Gõ lệnh Save “Cacthutuc.lgo rồi bấm Enter. - Nạp một tệp để làm việc bằng cách: Gõ lệnh Load Cacthutuc.lgo bấm Enter. 4. Tôi có thể yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa cách lưu thủ tục vào bộ nhớ (lưu và thoát khỏi cửa sổ soạn thảo) và cách lưu một thủ tục vào tệp (bộ nhớ ngoài). Tuy nhiên chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được sự khác nhau về mặt hình thức: + Cách lưu thủ tục vào bộ nhớ: Trên cửa sổ soạn thảo, nháy chọn File -> Save and Exit. + Cách lưu thủ tục vào tệp: Trong ngăn gõ lệnh, gõ Save “Cacthutuc.lgo -> Enter. Như vậy, qua ví dụ cụ thể nêu trên, học sinh hiểu rõ hơn các bước thực hiện trong thủ tục và khi làm xong một thủ tục phải lưu thủ tục trong Logo thành tệp; cách gọi các thủ tục trong tệp đã lưu. Tùy theo mục tiêu từng bài mà tôi sẽ viết các câu lệnh khác nhau. Tôi thiết nghĩ, trong quá trình dạy học tôi có hiểu rõ được mục tiêu của mỗi hoạt động trong bài dạy thì mới hướng dẫn học sinh nắm chắc nội dung và kiến thức của bài học. Biện pháp 4: Phân tích các loại bài tập, định hướng thực hành Với biện pháp này, tôi thường hướng dẫn học sinh cách quan sát, phân tích hình mẫu để sử dụng câu lệnh cho phù hợp với bài thực hành để nâng cao chất lượng: Làm nhanh, đúng, chính xác, hiệu quả
  7. 7 Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Thủ tục trong Logo (Tiếp theo) với Hoạt động thực hành ở bài 1 (trang 96, 97 SGK). Tôi làm như sau: Trước tiên, tôi cho 1 học sinh đọc lần lượt yêu cầu đề bài, cùng học sinh dưới lớp đọc thầm cùng bạn; sau đó quan sát hình mẫu, phân tích xem trong hình nên sử dụng câu lệnh nào, lặp lại bao nhiêu lần, vòng lặp lồng nhau, màu vẽ, nét vẽ, xác định góc quay của rùa bao nhiêu độ. a. Trước hết học sinh nhận biết màu và độ dày nét vẽ: Set/PenColor (màu của nét vẽ), Set/PenSize (độ rộng của nét vẽ). - Thủ tục thứ nhất tên (cánh hoa tuyết): Sử dụng lệnh Fd 30, Bk 30, Rt 60, Repeat 6 [ ], vẽ cánh hoa. Repeat 6 [ Fd 30 Bk 30 Rt 60] - Thủ tục thứ hai tên (bông hoa tuyết): Sử dụng lệnh Repeat 8 [ ] ra lệnh cho rùa lặp lại 8 lần lệnh này, mỗi lần vẽ xong cánh hoa cho rùa quay phải một góc 450, rồi lùi lại vẽ cánh tiếp theo cứ như vậy cho đến hết tám cánh, sau đó Rùa lùi lại100 bước về vị trí chính giữa bông tuyết. Dưới đây là câu lệnh vẽ bông tuyết tám cánh. Repeat 8 [Repeat 6[Fd 30 Bk 30 Rt 60] Bk 100 Rt 45 Fd 100] Bk 100 b. Tôi hướng dẫn học sinh lưu thủ tục Bongtuyet8 vào tệp Cacthutuc.lgo là: Save “Cacthutuc.lgo, sau đó thoát khỏi Logo “Save and edit”. Ở ví dụ này, tôi thường nhấn mạnh cho học sinh hiểu thêm: + Một tệp có thể dùng để lưu nhiều thủ tục; + Để sử dụng các thủ tục đã được lưu trong tệp, chỉ cần nạp tệp một lần. c. Khởi động Logo vẽ được hình bông tuyết 8 cánh như hình dưới đây: d. Nạp tệp Cacthutuc.lgo để sử dụng các thủ tục đã làm: Tôi hướng dẫn học sinh gõ câu lệnh Load “cacthutuc.lgo vào ngăn gõ lệnh. e. Thực hiện các thủ tục: Tamgiac, Hinhvuong, Bongtuyet8 Tôi đã hướng dẫn học sinh các thủ tục Tamgiac, Bongtuyet8 lưu trong tệp Cacthutuc.lgo còn thủ tục Hinhvuong cũng thực hiện các bước tương tự như trên để lưu vào tệp Cacthutuc.lgo