SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí Lớp 5

doc 35 trang sangkien 01/09/2022 10803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_to_chuc_tro_choi_trong.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí Lớp 5

  1. ÖÙng duïng CNTT vaøo toå chöùc troø chôi trong daïy hoïc moân Lòch söû-Ñòa lí lôùp 5. I.TÊN ĐỀ TÀI øng dông c«ng nghÖ th«ng tin vµo tæ chøc trß ch¬i trong D¹Y HäC m«n lÞch sö - ®Þa lÝ líp 5 II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài : Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Qua quá trình dạy học và nhất là trực tiếp chủ nhiệm lớp 5. Tôi nhận thấy một điều rằng hầu hết học sinh khối 5 chưa thực sự có hứng thú (hay chưa ham thích) khi học các môn như: Lịch sử, Địa lí. Điều đó dẫn đến các em chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập các môn học trên. Các môn học Lịch sử, Địa lí theo chương trình và sách giáo khoa mới thì được tích hợp nhiều kiến thức, nhiều nội dung trong một môn học, một bài học: Ví dụ : Bộ môn Lịch sử các em được hiểu sâu, hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì đấu tranh và gìn giữ đất nước, quá trình xây dựng và kiến thiết nước nhà. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm hiểu về các địa danh, lãnh thổ của đất nước, các Châu lục và Đại dương trên thế giới. Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không chú ý đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn Lịch sử và Địa lí. Song, để phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc Sáng kiến này do cá nhân tôi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Nếu có tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
  2. ÖÙng duïng CNTT vaøo toå chöùc troø chôi trong daïy hoïc moân Lòch söû-Ñòa lí lôùp 5 Trên tinh thần "học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm thỏa mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không rập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Khi sử dụng trò chơi bằng hình thức thủ công mang tính truyền thống tôi thấy học sinh đã rất hứng thú. Song áp dụng công nghệ thông tin đưa các trò chơi lên thiết kế với dạng bài giáo án điện tử học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn bởi hình thức trực quan đẹp, hữu hiệu, có nội dung và hình thức phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học sinh. Mặt khác trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm: + Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng, nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội dung cùng một lúc. + Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc. + Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai. + Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động, nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài “Ứng dụng CNTT vào tổ chức trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 5”. 2. Mục đích nghiên cứu : Để dạy và học phát huy tính tích cực của học sinh, những năm qua nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới đã thực sự đưa vào trường tiểu học. Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay. Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên. Do đặc điểm học sinh Tiểu học “Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để Sáng kiến này do cá nhân tôi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Nếu có tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 2
  3. ÖÙng duïng CNTT vaøo toå chöùc troø chôi trong daïy hoïc moân Lòch söû-Ñòa lí lôùp 5 giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thấy rõ được sự ham mê học tập các môn xã hội của học sinh. - Đánh giá được sự tiến bộ của các em học sinh qua từng tháng, từng học kỳ. - Phát hiện được năng lực của các em và đánh giá theo đúng tinh thần của TT 30. * Phạm vi nghiên cứu: Được nghiên cứu tại lớp 5A2 và toàn thể học sinh khối lớp 5 tại trường tôi. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về môn Lịch sử và Địa lí. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm. 5. Thời gian nghiên cứu : - Từ ngày 1/9 15/9 : Trao đổi với đồng nghiệp trong khối về tình hình học tập bằng trò chơi của các lớp và lập đề cương. - Từ 15 /9 30/9 : Nghiên cứu hình thức giảng dạy bằng “Trò chơi học tập ứng dụng công nghệ thông tin” và trao đổi với giáo viên trong khối cùng áp dụng thử. - Từ 1/ 10 28 / 2 : Hoàn tất các hình thức giảng dạy bằng “Trò chơi học tập ứng dụng công nghệ thông tin” - Từ 1/ 3 nay : Cùng giáo viên trong khối rút ra bài học kinh nghiệm và hoàn tất đề tài. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 của ban chấp hành TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Căn cứ công văn 7011/BGDĐT – GDTH về việc đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. - Căn cứ Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Quản lý chuyên môn ở trường tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Sáng kiến này do cá nhân tôi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Nếu có tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 3
  4. ÖÙng duïng CNTT vaøo toå chöùc troø chôi trong daïy hoïc moân Lòch söû-Ñòa lí lôùp 5 - Căn cứ hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong các môn học Lịch sử - Địa lí. * Đối với môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 thì phương pháp và hình thức dạy học chủ yếu là: - Tập trung vào cách học, đặc biệt là giúp học sinh có nhu cầu và tự học. - Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học để phát huy tối đa các mặt mạnh của học sinh. Và như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động. Các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "Vừa chơi, vừa học" .Mặt khác, đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhớ thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Đồng thời lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các vấn đề trực quan mang tính bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. Trong trường Tiểu học trò chơi học tập là sự vận dụng nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. Chương trình Lịch sử - Địa lí lớp 5 cũng vậy, để tổ chức được các trò chơi vào từng bài học thì chúng ta cần có một phương pháp cụ thể, nó phái tuân theo một quy trình và có những yêu cầu nhất định sau: - Thiết kế trò chơi. - Tổ chức trò chơi - Kết quả trò chơi. Sáng kiến này do cá nhân tôi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Nếu có tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 4
  5. ÖÙng duïng CNTT vaøo toå chöùc troø chôi trong daïy hoïc moân Lòch söû-Ñòa lí lôùp 5 Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em. Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ. Trong nhà trường trò chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập. Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Sử- Địa rất dễ được học sinh hưởng ứng và tham gia. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Tình hình thực tế về trường, lớp chủ nhiệm: Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 4, 5 tôi nhận thấy ở trường tôi và cụ thể là lớp tôi chủ nhiệm thì việc dạy học các môn như : Lịch sử, Địa lí ở lớp 5 là chưa thực sự có hiệu quả. Các em chưa ham thích học các môn Lịch sử - Địa lí, ngại phải học bài vì kiến thức nhiều và hầu như không nắm vững các kiến thức sau mỗi bài học. Qua kiểm tra theo dõi hàng ngày và qua khảo sát chất lượng cuối học kỳ I đã phần nào chứng minh điều đó. Những thực tế nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân mà tôi cho là cơ bản nhất là: chúng ta bao gồm tôi và các đồng nghiệp từ trước đến nay chưa tạo được hứng thú hay nói cách khác là chưa làm sao để cho các em học sinh thích thú khi học các tiết Lịch sử, Địa lí. Do đó các em cũng chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi học các môn học này, vì vậy mà kết quả thu được là chưa cao. 2. Thuận lợi, khó khăn: a. Thuận lợi: - Tôi được phân công giảng dạy ở khối lớp 4, 5 nhiều năm nên bản thân tích lũy được một số kinh nghiệm. - Khi đưa ra vấn đề thực hiện đề tài, với sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đã giúp đỡ cho bản sáng kiến được hoàn thành. - Khối lớp 5 được sắp xếp học cùng một buổi với những thầy cô giáo nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề mến trẻ. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 5, các thầy cô có điều kiện gần gũi với học sinh không chỉ lớp mình chủ nhiệm mà còn dễ tiếp cận với học sinh các Sáng kiến này do cá nhân tôi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và công tác, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Nếu có tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 5