Sáng kiến kinh nghiệm Một số suy nghĩ nhỏ về sử dụng đồ dùng dạy học môn Địa lý Lớp 5

doc 12 trang sangkien 29/08/2022 4420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số suy nghĩ nhỏ về sử dụng đồ dùng dạy học môn Địa lý Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_suy_nghi_nho_ve_su_dung_do_dung.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số suy nghĩ nhỏ về sử dụng đồ dùng dạy học môn Địa lý Lớp 5

  1. Phần mở đầu Bước sang thế kỷ XIX, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi lớn. Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Do đó các bậc học, ngành học nói chung và bậc học Tiểu học nói riêng cũng đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy cũng như việc đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách Trong những năm gần đây, nền giáo dục chúng ta đã có những bước phát triển đột phá, quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng với nhiều hình thức, nhiều loại hình đào tạo khác nhau, chất lượng giáo dục ngày càng cao, dần dần hoà nhập nền giáo dục quốc tế. Đặc biệt chúng ta đã đưa chương trình giáo dục năm 2000 áp dụng trên phạm vi toàn quốc đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong dạy học Tiểu học nói chung và dạy học môn địa lý lớp 5 nói riêng. Chúng ta cũng gặp phải không ít khó khăn thách thức gây cản trở đến quá trình dạy học. Một trong những khó khăn thách thức cơ bản đó là trình độ nhận thức của giáo viên về các kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, môi trường còn hạn chế. Việc vận dụng các phương pháp dạy học cũng như việc sử dụng đồ dùng dạy học đặc thù của bộ môn địa lý còn gặp không ít khó khăn, cản trở . Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn nêu lên "Một số suy nghĩ nhỏ về sử dụng đồ dùng dạy học môn địa lý lớp 5" nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có cái nhìn tổng quát về việc sử dụng đồ dùng dạy học môn địa lý lớp 5. Từ đó để tìm tòi và vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào từng bài cụ thể để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. 1
  2. Nội dung A. Thực trạng Tự nhiên - xã hội là một trong 9 môn học ở trường Tiểu học. Việc dạy học môn tự nhiên - xã hội cũng chiếm một lượng thời gian thích hợp trong khung chương trình. Môn học cung cấp cho học sinh kiến thức ban đầu, cơ bản phổ thông nhất về tự nhiên, xã hội, con người, góp phần vào phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Môn địa lý lớp 5 là một trong những phân môn của môn tự nhiên - xã hội nhưng việc dạy học môn địa lý nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ đây không phải là môn học chính. Do đó việc dạy học môn địa lý vẫn còn có nhiều hạn chế . Một trong những khó khăn thách thức cơ bản là trình độ nhận thức của giáo viên về các kiến thức cơ bản về tự nhiên , xã hội còn hạn chế. Việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đặc thù của bộ môn còn gặp khó khăn, cản trở. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, một số giáo viên còn dạy chạy chay chỉ dựa vào kênh chữ sách giáo khoa để khai thác nội dung bài học. Một số giáo viên còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học trên bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, vật thật Về phía học sinh cũng coi đây là môn học phụ nên ý thức học tập của các em chưa thật hăng say. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhỏ về việc sử dụng đồ dùng dạy học môn địa lý lớp 5 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2
  3. B. Biện pháp. Muốn giờ dạy đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên phải hiểu được mục tiêu của bài dạy đó cần đạt là gì? Từ đó giáo viên mới đưa ra biện pháp dạy học cho phù hợp với bài học đó. Dạy học môn địa lý là hình thành biểu tượng địa lý và hình thành khái niệm địa lý. Do đó phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là hoạt động trên bản đồ, lược đồ, hình ảnh và vật thật. Vì thế mà trong tiết học hầu hết giáo viên và học sinh phải làm việc với đồ dùng dạy học. Vậy thì việc sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho giờ học có hiệu quả đó là một vấn đề rất quan trọng. Ví dụ: Khi dạy dạng bài hình thành biểu tượng địa lý hay hình thành khái niệm địa lý tôi có suy nghĩ là: Giáo viên phải chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học cần có trong tiết dạy và phải quan tâm đến đồ dùng học tập của học sinh. Giáo viên nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy để từ đó thiết kế đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học đó. Nắm vững cách sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học, bài học (cách chỉ, mô tả trên bản đồ, lược đồ, tranh ảnh ) Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết học đúng thời gian, đúng nội dung, đúng mục đích trong mỗi bài học. Lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương. Xác định được mục đích quan sát (hình ảnh, vật thật ) 3
  4. Tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sát với mục đích trên bài học. Luôn hướng dẫn học sinh làm việc, giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp các em nhận biết nhanh qua tranh ảnh, vật thật Hay khi dạy bài khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ thì giáo viên phải tổ chức các hoạt động, học tập để học sinh tự tìm tòi ra kiến thức mới trên cơ sở kết hợp giữa kiến thức với kỹ năng địa lý mà học sinh đã có. Giáo viên hướng dẫn học sinh để các em thực hiện các bước làm việc với bản đồ, lược đồ hay bảng số liệu. Nắm được mục đích làm việc với bàn đồ, lược đồ xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên lược đồ, bản đồ Tìm vị trí địa lý của đối tượng trên bản đồ, lược đồ dựa vào ký hiệu. Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, bảng số liệu nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng. Xác lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình, khí hậu. Ví dụ: Dạy bài 17. Châu á (địa lý lớp 5) I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: - Nhớ tên các Châu lục, Đại dương. - Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ, nêu được vị trí địa lý, giới hạn của Châu á. - Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên Châu á. - Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của Châu á. - Nêu được một số cảnh thiên nhiên của Châu á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của Châu á. 4
  5. II. Đồ dùng dạy học. Giáo viên: SGK, SGV Quả địa cầu (bản đồ thế giới) Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của Châu á. Học sinh: SGK III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: 1 phút 2. Bài mới: a. Giới thiệu: 1 phút b. Nội dung: 30 phút Hoạt động 1: Các Châu lục và Đại dương trên thế giới. Châu á là 1 trong 6 Châu lục trên thế giới. Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên hỏi cả lớp: - Học sinh nối tiếp nhau trả lời. Hãy kể tên các Châu lục, các Đại dương trên thế giới mà em biết. - Khi học sinh trả lời giáo viên ghi nhanh tên các Châu lục và các Đại dương trên thế giới. - Chúng ta sẽ tìm hiểu vị trí từng Châu lục và Đại dương trên quả đại cầu. - Yêu cầu học sinh quan sát (hình - Học sinh hình thành nhóm đôi 1 - trang 102 - SGK). nói nhau nghe tên các Châu lục, Đại dương trên lược đồ hình 1 - trang 102 - SGK. - Gọi học sinh lên bảng chỉ vị trí - Học sinh chỉ trên quả địa cầu. 5
  6. các Châu lục và Đại dương trên quả địa cầu. - Kết luận: Trái đất chúng ta có 6 Châu lục và 4 Đại dương. Châu á là một trong 6 Châu lục của trái đất. Hoạt động 2: Vị trí địa lý và giới hạn của Châu á. - Giáo viên phát câu hỏi cho học sinh - Học sinh hình thành nhóm và thảo cùng quan sát hình 1 và trả lời câu luận. hỏi. - Chỉ vị trí của Châu á trên lược đồ - Đại diện nhóm trình bày trên bản và cho biết Châu á gồm những phần đồ tự nhiên Châu á treo tường. nào? - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Châu á tiếp giáp với các Châu lục và những Đại dương nào? - Châu á nằm ở bán cầu nào? Trải dài từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất? - Châu á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào? - Kết luận: Châu á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và Đại dương. - Nước Việt Nam chúng ta thuộc khu vực nào? - Vị trí Châu á như vậy thì diện tích và dân số của Châu á so với các 6
  7. Châu lục khác như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. Hoạt động 3: Diện tích và dân số Châu á. - Giáo viên treo bảng số liệu về diện - Học sinh thảo luận và trình bày. tích và dân số các Châu lục, yêu cầu học sinh thảo luận. - Em hiểu ý 1 và ý 2 trong bảng số - Học sinh nêu. liệu như thế nào? - Giáo viên giảng thêm về Liên bang Nga. - Học sinh trình bày. - Dựa vào bảng số liệu em hãy so sánh diện tích của Châu á với diện tích của các Châu lục khác trên thế giới. - Kết luận: Trong 6 Châu lục thì Châu á có diện tích lớn nhất. Hoạt động 4: Các khu vực của Châu á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực. - Giáo viên treo lược đồ các khu vực Châu á và hỏi: - Hãy nêu trên lược đồ và cho biết - Học sinh đọc phần chú giải và nêu. lược đồ thể hiện nội dung gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc - Học sinh hình thành nhóm 6 thảo theo nhóm để thực hiện phiếu học tập luận và hoành thành phiếu bài tập. sau. - Học sinh trình bày bài tập. - Giáo viên mời học sinh lên bảng - Đại diện nhóm trình bày, học sinh trình bày. cả lớp theo dõi và nhận xét. - Giáo viên nhận xét và kết luận: 7
  8. Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích Châu á, trong đó có đỉnh E - vơ - rét cao nhất thế giới. - Hỏi thêm: ở Việt Nam chúng ta có dãy núi, đồng bằng và cao nguyên nào lớn? Việt Nam chúng ta có đỉnh núi nào cao nhất? Phiếu học tập: 1. Ghi câu trả lời thích hợp vào ô trống: + Châu á được chia thành khu vực. Tên các khu vực được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông 1 2 3 4 5 6 2. Điền thông tin thích hợp vào bảng sau: Khu vực Cảnh tự nhiêm tiêu biểu Các dãy núi lớn Các đồng bằng lớn Bắc á Trung á 8
  9. Tây Nam á Đông á Nam á Đông Nam á Hoạt động 5: Thi mô tả các cảnh đẹp của Châu á. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào - Học sinh chọn 1 hình và tham gia các hình minh hoạ a, b, c, d, e và mô tả trước lớp. hình 2 - trang 103 - SGK mô tả vẻ đẹp một số cảnh thiên nhiên của Châu á. - Giáo viên chọn 5 học sinh tham gia - 5 Học sinh lần lượt mô tả, các học cuộc thi, mỗi học sinh tả một cảnh. sinh khác theo dõi và nhận xét bạn mô tả hay nhất. - Giáo viên tổng kết cuộc thi và nêu: Thiên nhiên Châu á rất đa dạng và phong phú. Châu á có 3 phía giáp biển và các Đại dương nên có nhiều cảnh biển đẹp. Đến khu vực Trung á lại có hoang mạc và bán hoang mạc. Châu á cũng có nhiều đồng bằng và cây cối xanh tốt, khu vực Bắc á lại nổi tiếng với rừng Tai - ga, là rừng cây là kim. Hi - ma - lay - a là nơi cao nhất của thế giới với những dãy núi cao đồ sộ, đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ. Chính lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ cực Bắc đến qua xích đạo, qua tất cả các đới khí hậu đã làm cho thiên nhiên Châu á phong phú và đa dạng. IV. Củng cố dặn dò (3 phút) Nêu vị trí giới hạn của châu á (ở bản đồ tự nhiên châu á). 9