SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương - Lào Cai

doc 27 trang sangkien 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương - Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_to_chuc_thuc_hien_hoat_dong_ng.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương - Lào Cai

  1. Phần mở đầu I . Lý do chọn đề tài. Hiện nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước vững bước tiến lên sánh vai cùng với bè bạn năm châu . Nghị quyết TƯ IV khoáVII (1/1993) đã nhấn mạnh: “ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả đào tạo con người lao động tự chủ năng động sáng tạo ” Nghị quyết TƯ II Khoá VIII cũng xác định: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, và XHCN. Có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến lên Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy hiệu quả giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dặn ” Trong luật giáo dục của Nhà nước XHCN Việt Nam trong chương I điều 2 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là phát triển con người toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nhiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong chiến lược giáo dục đào tạo 2001 – 2010 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu và nhiệm vụ của GD và ĐT là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1
  2. Mục tiêu giáo dục và đào tạo là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức – Trí – Thể – Mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống". Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ phát triển tình đoàn kết của học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn là một hoạt động phù hợp với yêu cầu của con người như: Vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, TDTT nhất là các em học sinh trong độ tuổi vị thành niên, hiếu động, hăng say với mọi hoạt động. Hoạt động giáo dục ngoài lên lớp phong phú đa dạng, không có tài liệu hướng dẫn cụ thể và theo một nội quy nhất định nào. Để tổ chức tốt hoạt động này đòi hỏi người tổ chức phải năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc. Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động rất được coi trọng, được triển khai và thực hiện trong tất cả các trường phổ thông trung học trong toàn quốc. Nhưng do những lý do khác nhau, hoạt động này vẫn chưa được tổ chức theo đúng nghĩa giáo dục. Đôi khi tổ chức còn tản mạn, chưa thống nhất. Đặc biệt là tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm của năm học. Là một cán bộ quản lý đảm đương nhiệm vụ này, tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực hiện vừa đúng mục đích, ý nghĩa vừa phát huy tính tích cực, lòng hăng say, nhiệt tình của giáo viên và học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường. Chính vì vậy, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài gìơ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương - Lào Cai ”. Thông qua đề tài này, tôi không có tham vọng gì lớn chỉ mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân, từ đó đưa những biện pháp được nghiên cứu vào hoạt động trong trường THPT số II – Mường Khương – Lào Cai có hiệu quả. II. Mục đích nghiên cứu. Thông qua đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số hoạt động bổ ích bổ trợ cho các hoạt động giáo dục trên lớp và rèn luyện đạo đức học sinh trong nhà trường. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Thông qua đề tài nghiên cứu xác định cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2
  3. - Xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ và tác dụng giáo dục ngoài giờ lên lớp của THPT số II – Mường Khương – Lào Cai. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào thực tiễn nhà trường để có hiệu quả trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - IV. Đối tượng nghiên cứu. Tập trung nghên cứu vào công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. V. Phạm vi nghiên cứu. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một trường THPT miền núi. VI. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản , tài liệu, sách báo, giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ thực tiễn đã tổ chức trong các năm học 2003 – 2004, 2004 – 2005, học kỳ I năm học 2005 – 2006. Tổng hợp kinh nghiệm cho hoạt động ở cơ sở cho các năm học tiếp theo. 3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, phương pháp tổng kết, biểu đồ, sơ đồ. 3
  4. Phần nội dung Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý 1. Cơ sở lý luận. Sự nghiệp giáo dục đào tạo ngay từ khi ra đời: Bác Hồ - vị lãnh tụ, nhà giáo mẫu mực của chúng ta đã đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển giáo dục với phương châm: "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng". Chủ trương trong việc giáo dục là phải chú trọng: "Đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCH, giáo dục văn hoá, kỹ thuật và lao động sản xuất". Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta đã chính thức là kim chỉ nam cho hành động phát triển giáo dục. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, thời kỳ giáo dục khó khăn nhất hay hưng thịnh nhất thì sự nghiệp phát triển giáo dục vẫn luôn phải chú trọng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Những tư tưởng đó được thể hiện rõ ràng trong nguyên lý: “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, tư tưởng giáo dục toàn diện cũng được thể hiện qua việc ở các mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ- Lao động. Nhằm hoàn thành và phát triễn nhân cách học sinh. 2. Cơ sở pháp lý. Dựa trên cơ sở luật giáo dục, điều lệ trường THPT, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chỉ thị năm học 2005 - 2006, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 của Bộ và Sở GD - ĐT ban hành để làm căn cứ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT phát triển toàn diện. 3. Nhận thức chung về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.1. Khái niệm. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc. 4
  5. 3.2. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.2.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Ngày nay người ta phân chia hoạt động giáo dục trong nhà trường ra làm 2 bộ phận: - Hoạt động dạy học trên lớp. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cả 2 bộ phận ấy đều nhằm mục đích là giáo dục nhân cách của học sinh. Mỗi hoạt động đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. 3.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. a. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với cuộc sống xã hội. ở mỗi địa phương Quận, Huyện, Thị xã đều có một hoặc nhiều trường THPT. Nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như lao động xã hội, văn hoá , văn nghệ, lao động sản xuất để phục vụ cuộc sống xã hội, gắn nhà trường với địa phương. b. Mặt khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện, phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. 3.3. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Củng cố, bổ sung kiến thức các môn văn hoá, khoa học. Trong trường THPT, việc dạy học trên lớp được tiến hành theo chương trình kế hoạch của Bộ GD - ĐT ban hành. Vì thế trong khuôn khổ thời gian có hạn, việc mở rộng, khắc sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn. Nhưng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Sinh hoạt tổ, nhóm, học tập, dạ hội, câu lạc bộ sẽ góp phần củng cố, mở rộng những kiến thức đã học trên lớp. - Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người và đời sống xã hội, thiên nhiên và môi trường sống. - Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội. 5