SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào “Nét chữ nết người” ở tổ chuyên môn 2-3 - Năm học 2012-2013

doc 19 trang sangkien 31/08/2022 8760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào “Nét chữ nết người” ở tổ chuyên môn 2-3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_trao_net_chu_net_nguoi_o.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào “Nét chữ nết người” ở tổ chuyên môn 2-3 - Năm học 2012-2013

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO: “NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI” Ở TỔ CHUYÊN MÔN 2-3 Năm học 2012-2013. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: "Viết chữ đẹp là cần thiết đối với mỗi con người trong thời đại công nghệ thông tin”. Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp là một hoạt động trọng tâm trong công tác dạy và học của nhà trường tiểu học. Ngành giáo dục đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều hội thi để thúc đẩy và đánh giá phong trào vở sạch chữ đẹp của các trường cũng như chất lượng chữ viết của học sinh qua từng năm học. Hướng dẫn nhiệm vụ qua các năm học của Sở GD&ĐT Nghệ An, phòng GD&ĐT Anh Sơn đều nêu rõ phong trào “Luyện nét chữ , rèn nết người”. cùng với giải pháp đột phá mới “Nét chữ- Nết người, kiểm định chất lượng”là một yêu cầu quan trọng trong nhà trường tiểu học. Chữ viết của học sinh thể hiện chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Chữ viết thể hiện rất rõ ý thức học tập, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, tính khoa học và kiên trì của học sinh. Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : “ Nét chữ là nết người”. Thật vậy trong quá trình công tác chúng ta nhận thấy chữ viết sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân. Đồng thời chữ viết chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học. Mục tiêu của chúng ta là giúp cho trẻ “ Đọc thông - Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn , học tốt hơn. Nhận thức được tổ chuyên môn là pháo đài để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh và việc “Rèn chữ cũng là rèn người “. Rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng toàn diện học sinh, vì thế là tổ trưởng tôi cũng rất chú trọng đến việc tổ chức chỉ đạo phong trào “Giữ vở sạch ,viết chữ đẹp” trong tổ chuyên môn 2-3 .Từ những năm học trước nhận được công văn chỉ đạo của Sở giáo dục ,Phòng giáo dục ,tôi đã tổ chức triển khai đến giáo viên ,yêu cầu giáo viên thực hiện tốt các các hướng dẫn của cấp trên .Thế nhưng qua mỗi lần kiểm tra lớp hoặc mỗi đợt thi” vỡ sạch chữ đẹp “vòng trường (nhất là ở học kì II),nề nếp vở sạch chữ đẹp của các lớp chưa cao, phong trào thi đua giữa các lớp, cá nhân học sinh chưa mạnh. Đó chính là vấn đề khiến cho Trường Tiểu học Khai Sơn nói chung tổ 2-3 chúng tôi nói riêng hết sức quan tâm và chỉ đạo cho giáo viên trong nhà trường, trong tổ tích cực thực hiện công tác “rèn chữ giữ vở” cho học sinh.
  2. PHẦN II. NỘI DUNG . 1. THỰC TRẠNG: Sau nhiều năm giảng dạy và làm nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn tôi nhận thấy rằng : Trong những năm trước đây phụ huynh, học sinh kể cả giáo viên cũng chưa mấy mặn mà, tâm huyết vào việc rèn luyện chữ viết cho học sinh mà chủ yếu là dạy kiến thức nhất là từ khối lớp 2 trở lên, tất cả chúng ta từ xưa đến nay đều quan niệm rằng “ Chữ đep hay xấu là do hoa tay”. Qua thực tế khảo sát đầu năm cho thấy gần nửa số học sinh chữ viết không đúng ô li, đúng mẫu, đúng khoảng cách Viết tùy tiện, cẩu thả, viết chữ không đều, vở thì bôi bẩn, góc vở quăn trông rất xấu, Thông qua việc khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt và chữ viết các em trong các lớp, cho thấy chữ viết các em chưa đẹp, tỷ lệ chữ lọai A+ và loại A còn thấp, học sinh chưa nắm vững tên gọi các dòng kẻ ngang trong vở, chưa nắm rõ điểm đặt bút, dừng bút, cách lia bút của các nét, các con chữ. Chữ viết còn rời rạc chưa liền mạch sai quy trình. Chữ viết hoa chưa đúng mẫu. Thường giờ chính tả hay tiếng việt các em mới có ý thức viết đẹp, còn các môn học khác thì chữ viết ẩu, tẩy xóa lem nhem. Một số chỉ nhìn chép, chưa nghe viết được, sai nhiều lỗi chính tả, chưa có ý thức giữ gìn vở Mỗi lớp chỉ có 1/3 số lượng học sinh là có ý thức giữ vở sạch viết chữ tương đối ,số còn lại thì vở rách bìa ,viết chữ tuỳ tiện ,tẩy xóa lung tung ,thậm chí còn viết vẽ bậy trong vở .Khi đưa học sinh thi vở sạch chữ đẹp vòng huyện chỉ chọn được số ít. . Khảo sát chất lượng vở sạch chữ đẹp các lớp đầu năm: ( ngày 10 tháng 9 năm 2012) Kết quả như sau: KẾT QUẢ Số Loại A+ STT LỚP Loại A Loại B HS XT Số HS % Số HS % Số HS % 1 2A 32 5 15,6 17 53,2 10 31,2 4 2 2B 31 6 19,3 14 45,2 11 35,5 3 3 3A 26 5 19,2 14 53,9 7 26,9 2 4 3B 26 7 26,9 12 46,2 7 26,9 1 Trên thực tế thì chất lượng chữ viết cho thấy vẫn còn thấp. Điều này khiÕn tôi trăn trở tìm tòi vạch kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện rèn luyện chữ viết cho các em. Làm thế nào để đẩy phong trào vở sạch chữ đẹp đi vào thực chất ?.Đó` là mối quan tâm lớn của tôi vì theo quan niệm “Nét chữ ,nết người “nhân cách con người .Các em đã không có tính kiên trì ,cẩn thận và yêu thích cái đẹp thì làm sao có được nhân cách tốt ,nhà trường lại là nơi dạy chữ ,dạy người mà không làm tốt trọng trách này làm sao làm tốt được nhiệm vụ giáo dục của mình .
  3. 2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN: - Việc chỉ đạo phong trào “ Nét chữ - nết người” của nhà trường, của tổ chuyên môn chưa mạnh. Chưa xác định được tổ chuyên môn là pháo đài để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. - Kế hoạch chỉ đạo của các tổ chưa cụ thể còn lệ thuộc kế hoạch chỉ đạo chung của nhà trường. - Chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá vở sạch chữ đẹp của học sinh, của lớp, - Giáo viên và học sinh đều chưa thực sự chăm lo, đầu tư thời gian rèn luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch. - Phong trào thi đua “ Vở sạch - chữ đẹp” những năm trước đây chưa được chú trọng và chưa mạnh. - Giấy, vở không đúng quy định chung của nhà trường, của phòng - Các em chưa có ý thức ngồi học nghiêm túc. - Chưa có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Khi viết sai các em có thói quen xóa nhiều lần. - Tay cầm bút chưa đúng quy định. - Đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, vi vậy bố mẹ ít quan tâm đến sách vở cũng như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn cho học sinh, nhiều em không đủ vở để viết. - Các em chưa hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của việc giữ vở sạch viết chữ đẹp, Đa số các em ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng. Một số em khác không nắm được cấu tạo các con chữ và kỹ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ Tiếng Việt đầu tiên của cấp học. 3. CÁC BIỆN PHÁP: a) Chỉ đao giáo viên trong tổ nắm vững các công văn, hướng dẫn của cấp trên: Vào buổi sinh hoạt tổ chuyên môn đầu tháng 9 năm 2012 tôi triển khai các công văn, hướng dẫn cấp trên và phô tô cho mỗi giáo viên trong tổ một bộ và luôn kèm trong cặp hồ sơ cá nhân: - Công văn số 1733/ SGD&ĐT-GDTH ngày 25/9/2008 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại “Vở sạch- Chữ đẹp” cấp Tiểu học. - Công văn số 207/PGD&ĐT- GDTH Anh Sơn, ngày 05 tháng 9 năm 2012 “Hướng dẫn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp Tiểu học” cùng với giải pháp mới “Nét chữ- Nết người, kiểm định chất lượng” - Công văn PDG&ĐT ngày 9/8/2012 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại “Vở sạch- Chữ đẹp” cấp Tiểu học trong toàn huyện: * Hồ sơ giáo viên: Tổng điểm 40 và quy định điểm từng tiêu chí như sau: TT Các tiêu chí Điểm Điểm trừ 1 Số lượng hồ sơ: Đầy đủ theo 10 Thiếu một loại trừ 1 điểm quy định 2 - Về hình thức: 10 + Bảo quản tốt, có bìa có nhãn, + Không bảo đảm một nội dung về hình không để nhàu nát, không để thức mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
  4. quãn góc, không để bẩn, không tẩy xoá tuỳ tiện. + Nếu văn bản đánh máy phải + Sai phông chữ, sai thể thức mỗi trang trình bày đúng thể thức văn trừ 0,5 điểm bản. + Chữ viết: Viết đúng chính tả, + Viết sai chính tả, mỗi lỗi trừ 1 điểm rõ ràng, thẳng hàng, đều và đẹp. 3 - Về nội dung: 10 - Ghi sai hoặc không đầy đủ mỗi loại hồ + Ghi đầy đủ, đúng nội dung sơ trừ 2 điểm của các loại hồ sơ. 4 - Giáo án: có chất lượng, đảm 10 - Vi phạm lỗi qui định trừ 5 điểm bảo các quy định chuyên môn. Tổng 40 Cách xếp loại: Loại A: Từ 35 đến 40 điểm (II.3; II.5 phải đạt tối đa); Loại B: Từ 25 đến dưới 35 điểm; (II.3 phải đạt tối đa); Loại C: Từ 20 đến dưới 25 điểm; Loại D: Dưới 20 điểm. *Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp ” của học sinh. A. GIỮ VỞ SẠCH : 4,0 điểm. 1. Bảo quản tốt (1,0 điểm): Vở có bìa có nhãn, không để nhàu nát, không để quãn góc, không để bẩn, không tẩy xoá tuỳ tiện. 2. Trình bày đúng (1,0 điểm): Bài viết, bài làm đúng theo đặc trưng bộ môn, có ngày tháng, đầu bài, có để lề, kẻ hết bài, hết ngày, hết tuần một cách hợp lý. 3. Vở đủ nội dung (2,0 điểm): Ghi đủ nội dung bài học, bài làm theo quy định không bỏ phí giấy. B.VIẾT CHỮ ĐẸP: 5,0 điểm. 1.Viết đúng mẫu (3,0 điểm): chữ viết đúng mẫu theo quy định cho từng khối lớp; đúng khoảng cách giữa các chữ cái, tiếng; chữ viết rõ ràng, thẳng hàng, đều và đẹp. 2.Viết đúng chính tả (2,0 điểm). C. SỐ LƯỢNG: đủ các loại theo bảng thống kê sách, vở ghi, BT (1,0 điểm). (Riêng phần thi “Viết chữ đẹp” của học sinh ở các cuộc thi trường, huyện nội dung này thay bằng tốc độ viết của học sinh theo quy định của từng khối lớp). * Cách xếp loại: Loại A+ : Vở và chữ viết đạt từ 9 – 10 điểm Loại A: Vở và chữ viết đạt 5 điểm trở lên(Trong đó: A.3, B.1 phải đạt tối đa) Loại B: Vở và chữ viết dưới 5 điểm. - Học sinh được xếp loại A, các bài kiểm tra được giữ gìn đầy đủ, sạch sẽ được công nhận “ Vở sạch - Chữ đẹp” tạo thời điểm kiểm tra. b) Tổ chức triển khai phát động phong trào thi đua “vở sạch chữ đẹp” trong tổ: * Thành lập ban chỉ đạo: TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ được giao 1 Nguyễn Thị Bích Ng T.Trưởng Chỉ đạo khối 3 và XDPT lớp 3B 2 Nguyễn Thị Tâm H T.Phó Chỉ đạo khối 2 và XDPT lớp 2A 3 Nguyễn Thị Thúy Ng Giáo viên Chỉ đạo và xây dựng phong trào lớp 2A 4 Nguyễn Thị Kim H Giáo viên Chỉ đạo và xây dựng phong trào lớp 2B
  5. 5 Trần Thị Kh Giáo viên Chỉ đạo và xây dựng phong trào lớp 2B 6 Trần Thị H Giáo viên Chỉ đạo và xây dựng phong trào lớp 3A 7 Võ Thị Ng Giáo viên Chỉ đạo và xây dựng phong trào lớp 3A 8 Nguyễn Thị Hoài L Giáo viên Chỉ đạo và xây dựng phong trào lớp 3B * Mục tiêu: Đối với giáo viên: - Nhận thức được cái đẹp để từ đó có khái niệm về viết chữ đẹp và có thể khẳng định: "Viết chữ đẹp là cần thiết đối với mỗi con người trong thời đại công nghệ thông tin”. - Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc luyện viết chữ đẹp. Bản thân tự rèn luyện viết chữ đúng, đẹp thì học sinh mới viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch sẽ. - Tích cực nghiên cứu, học tập qua các tài liệu: Thông tin Giáo dục Tiểu học, báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Thế giới trong ta, bảng chữ cái trong trường Tiểu học, các thông tin trên mạng Internet Đối với học sinh: - Chấp hành tốt nề nếp, yêu cầu của người dạy. - Nâng cao chất lượng chữ viết của bản thân, có ý thức, niềm say mê luyện viết. - Rèn tính cẩn thận trong khi trình bày bài viết, bài kiểm tra. - Kiên nhẫn, tỉ mỉ tập viết từng nét chữ, con chữ, từ, câu - Tạo thói quen khi ngồi viết là phải cẩn thận, nắn nót - Tự mình thường xuyên luyện viết Đối với tổ chuyên môn: - Phong trào “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” của tổ chuyên môn được chú trọng và được sự hưởng ứng của đại đa số học sinh và giáo viên tham gia. Phấn đấu chất lượng vở sạch - chữ đẹp của nhà trường, của tổ ngày càng được nâng cao. Nhiều giáo viên và học sinh đạt giải trong các kì thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và là một trong những trường Tiểu học trong huyện dẫn đầu về phong trào "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp". * Yêu cầu: - Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bàn ghế, bảng, bút viết phải đúng tiêu chuẩn, phòng học phải có đầy đủ ánh sáng cần thiết cho việc học tập của học sinh. - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong việc phát động phong trào “Nét chữ-Nét người” trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động. - Giáo viên thường xuyên trau dồi chữ viết theo đúng tiêu chuẩn, trình bày bảng mẫu mực. Tổ chức cho giáo viên thi viết chữ đẹp, luyện chữ đẹp. - Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục. - Phong trào thi đua đảm bảo tính tự giác, thường xuyên và liên tục và đựơc tuyên truyền rộng rãi trong toàn thể phụ huynh học sinh. * Nội dung chỉ đạo: - Xây dựng trường học, lớp học và các trang thiết bị dạy học đúng tiêu chuẩn: Bảo đảm phòng học đủ rộng theo đúng tiêu chuẩn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả nhất là việc sử dụng mẫu chữ viết trong