SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn Khối Năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường

doc 19 trang sangkien 26/08/2022 8400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn Khối Năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_to_chuyen_mon_khoi_n.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn Khối Năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường

  1. MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU 02 1. Đặt vấn đề 02 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 03 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 03 4. Lý luận và thực tiễn 03 II. Phương pháp tiến hành 04 1.1Cơ sở lí luận quá trình dạy học ở trường Tiểu học .04 1.1.Thực trạng dạy học của giáo viên khối 5 04 1.2. Cơ sở thực tiễn 04 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp .05 2.1. Các biện pháp tiến hành 05 2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài 05 II. NỘI DUNG 04 1. Tổng quan 1.1 Cơ sở lý luận quản lý dạy học ở trường Tiểu học 1.3. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn khối 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường 06 1.4 Kết quả chuyển biến 2. Khả năng áp dụng 18 2.1. Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng 18 2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có 19 2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị 19 3. Lợi ích kinh tế xã hội 20 3.1. Lợi ích về kinh tế - xã hội trong giảng dạy 20 3.2. Tính năng kĩ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng 20 3.3. Tác động tích cực của đề tài . 21 III. KẾT LUẬN 21 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp 21 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp 22 3. Đề xuất, kiến nghị 22 3.1. Về phía nhà trường và các cấp quản lý 22 2.2. Về phía người dạy 23 2.3. Về phía phụ huynh học sinh . 23 2.4. Về phía học sinh 23 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ : Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã nêu rõ : “ Đổi mới mục tiêu nội dung , phương pháp , chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo , phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô , vừa tăng chất lượng , hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới quản lý giáo dục , tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” . Trong các bậc học , bậc tiểu học là bậc học tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống của xã hội , đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học . Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết , hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học . Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh . Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của HS không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi mặt . Một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm của một khối lớp trong nhà trường. Do đó việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn sẽ giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy tốt,có như thế mới khắc phục được tình trạng giảm sút chất lượng đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy của đồng nghiệp, tạo cho khối hoạt động trầm lặng . Vì vậy, ở trường nào tổ chuyên môn hoạt động tích cực, năng động , sáng tạo thì trường đó hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao . Qua nhiều năm làm công tác chuyên môn, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: Để học sinh từ khối một đến khối năm có chất lượng, song song với hiệu trưởng thì phó hiệu trưởng cũng là người phải quan tâm đến hoạt động chuyên môn của các khối trong đó điểm khởi đầu là khối một và điểm đích cần đạt là khối năm nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn khối năm không kém phần quan trọng ở bậc tiểu học . Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường.” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này . 2
  3. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục đích của đề tài là tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.” và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo . 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do điều kiện và thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường và bắt đầu thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến ngày 20 tháng 5 năm 2015. 4. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. - Trong nhà trường, tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi hoạt động dạy và học, nhiệm vụ công tác để đảm bảo hiệu quả của kế hoạch năm học. Khối 5 là khối cuối cấp, là khối lớp quan trọng trong việc xác định chất lượng giáo dục ở tiểu học. Vì vậy việc xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Chính điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ, tìm ra phương án chỉ đạo hoạt động cho tốt. Thông qua đó, nó cũng giúp giáo viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm. Từ nhận thức trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài này để thực hiện.  3
  4. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý chuyên môn của nhà trường . Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho trường Tiểu học sao cho bốn nhân tố then chốt : Mục tiêu giáo dục , nội dung giáo dục , phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục tương tác thống nhất với nhau . * Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động thực tế. Vì kết thúc quá trình học tập của bậc học, học sinh tiểu học phải đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì vậy quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối tượng giáo dục (học sinh) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ . * Quản lý nội dung giáo dục là vạch kế hoạch và tổ chức điều phối sao cho các môn , các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ và đúng với mục tiêu giáo dục . * Quản lý phương pháp giáo dục là sự tổ chức điều phối sao cho phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục . Do đó, quản lý quá trình dạy học chính là quản lý hoạt động của thầy và trò . Vì thế không chỉ hiệu trưởng thực hiện tốt mà phó hiệu trưởng cũng cần quan tâm và thực hiện thật tốt công tác quản lý dạy học trong nhà trường. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động luôn diễn ra song song, hỗ trợ nhau. Trong đó, hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức các hoạt động học cho học sinh chủ động tham gia một cách tích cực. Muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác chuyên môn cần quan tâm đến việc đổi mới nền nếp sinh hoạt chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng trong nhà trường, là cầu nối tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả về đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp học một cách sát thực. Vì vậy, tổ chuyên môn là tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong quyết định hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường . Tóm lại : Chúng ta thấy : Hoạt động của tổ chuyên môn chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường đòi hỏi phó hiệu trưởng phải quan tâm và chỉ đạo thật tốt hoạt động của tổ chuyên môn, nhất là tổ chuyên môn khối 5. Đây là khối chuyên môn thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cuối cấp học. 1.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GV KHỐI NĂM Thực tế trong công tác quản lý, tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn có tinh thần học hỏi, trách nhiệm với công tác chuyên môn, tích cực năng nổ, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để thực hiện tốt công tác dạy và học. Đồng thời, Ban giám hiệu chúng tôi 4
  5. cũng nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tốt công tác này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo . Tuy nhiên hiện nay, các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm nên về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế do : - Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình nội dung, phương pháp dạy học. - Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. - Một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình nên không mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp khi tham gia sinh hoạt tổ . - Một số ít giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc sinh hoạt tổ khối. Bên cạnh đó , vấn đề HS cũng cần được quan tâm vì các em là chủ thể trong quá trình dạy học do đó chất lượng học tập của học sinh sẽ quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo viên . Mặt khác, thành viên trong khối có sự thay đổi, đặc biệt là khối trưởng mới nên chưa nắm rõ về nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, cách thực hiện hồ sơ sổ sách và các hoạt động khác như thế nào ? Từ đó, việc quản lý tổ chuyên môn của khối cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc quản lý quá trình dạy học. Những vấn đề trên đặt ra cho người làm công tác quản lý phải tìm ra những biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở khối này đạt hiệu quả cao , đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo của trường trong năm học này . 1.3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI NĂM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG . Để xây dựng tổ chuyên môn tốt, tôi đã không ngừng phấn đấu, suy nghĩ tìm phương án chỉ đạo tổ hoạt động có nội dung. Thông qua đó giúp giáo viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng sư phạm và kết quả của công tác quản lý dạy học trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức, phối hợp một cách đồng bộ, khéo léo trong sự hợp tác cộng đồng trách nhiệm của tập thể sư phạm từ phía người làm công tác quản lý. Sau khi nghiên cứu kĩ các văn bản về công tác chuyên môn và kế hoạch năm học, với nhiệm vụ được phân công, tôi đã chỉ đạo hoạt động của tổ khối nói chung và khối năm nói riêng bao gồm các nội dung sau : + Việc xây dựng kế hoạch, xây dựng tập thể đòan kết vững mạnh + Việc thực hiện quy chế chuyên môn - thực hiện nội dung chương trình + Công tác bồi bưỡng + Phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi + Tham gia phong trào . Tất cả các hoạt động trên mất rất nhiều thời gian nhưng tôi sẽ cố gắng tập trung chỉ đạo việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh và giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học trên lớp . Do đó, tôi đã chọn ra một số biện pháp cụ thể đưới đây : a) Tìm hiểu , nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt : Để có kế hoạch chỉ đạo hợp lí, công việc trước tiên là cần nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên khối năm thông qua một số việc làm sau : 5