SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở tổ chuyên môn 4+5
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở tổ chuyên môn 4+5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_va_nang_cao_chat_luong.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở tổ chuyên môn 4+5
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TỔ CHUYÊN MÔN 4+5 PHỔNG LÁI, THÁNG 10 NĂM 2007 Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 1
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La A – PHẦN MỞ ĐẦU I – Lý do chọn đề tài Điều 14, Điều lệ Trường Tiểu học (2007) đã quy định: “Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó do tập thể học sinh bầu ra hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên; Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học; Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên trong năm học ”. Trong các trường tiểu học nói chung, giáo viên dạy văn hoá (nhiều môn) thường kiêm luôn làm giáo viên chủ nhiệm, vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tri thức và nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, về lý luận cũng như trên thực tế chưa có những nghiên cứu cụ thể, đầy đủ và đổi mới để tạo ra sự định hướng thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện cho công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học. Bên cạnh đó, công tác chủ nhiệm phần nào bị sao nhãng, bị “lạc hậu hoá” do các giáo viên và các tập thể nhà trường tập trung vào công tác đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp và hình thức dạy-học. Ngoài ra, ở bậc tiểu học, việc làm công tác chủ nhiệm của các giáo viên văn hoá gần như là đương nhiên, không được tính theo tiết (để có chế độ, chính sách thoả đáng) như các giáo viên tiểu học khác (VD: giáo viên chuyên một môn: Âm nhạc - Mĩ thuật - Thể dục, giáo viên Đoàn - Đội, giáo viên dự trữ ) hoặc như giáo viên trung học cơ sở. Từ đó làm cho hiệu quả của công tác chủ nhiệm, cũng như hiệu quả của quá trình giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường tiểu học chưa đạt được theo yêu cầu. Ở các trường học vùng dân tộc thiểu số, các em học sinh thường rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp, khả năng Tiếng Viết hạn chế thì công tác chủ nhiệm lại càng được đặt lên hàng đầu. Đơn giản là vì: thầy cô có hiểu được các em, có gần gũi với các em, có phối hợp được các lực lượng giáo dục khác mới dạy tốt và đánh giá chính xác được từng đối tượng học sinh cụ thể. Trước thực tế trên đây, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở Tổ chuyên môn khối 4+5 - Trường Tiểu học Phổng Lái ”. Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 2
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La II – Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của người giáo viên chủ nhiệm; đồng thời thống nhất các biện pháp chỉ đạo của nhà trường trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh trong giai đoạn mới. III - Đối tượng nghiên cứu Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp; đổi mới nội dung công tác chủ nhiệm lớp; các biện pháp chỉ đạo của nhà trường. IV – Khách thể và địa bàn nghiên cứu: 1. Khách thể: -Giáo viên: 04 GV trực tiếp đứng lớp khối 4+5. -Học sinh: 76 HS khối lớp 4+5. 2. Địa bàn nghiên cứu: -Trường tiểu học Phổng Lái – Thuận Châu – Sơn La V – Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Xây dựng cơ sở lý thuyết: -Xác định chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp; nội dung công tác chủ nhiệm lớp; các biện pháp chỉ đạo của nhà trường. -Nghiên cứu các tài liệu về Quản lý trường tiểu học, các Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học bậc Đại học các môn: Giáo dục học - Tâm lý học - Nghiên cứu khoa học : đọc - phân tích- tổng hợp xử lý thông tin để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 2. Nghiên cứu thực tiễn: -Điều tra thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp thuộc khối 4 và 5. -Sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý dữ kiện: phiếu trắc nghiệm, bút vấn, quan sát, phân tích nội dung, thang thái độ 3. Đề xuất: Biện pháp chỉ đạo và một số nội dung đổi mới trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học. Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 3
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La VI – Giới hạn đề tài: 1. Phạm vi nghiên cứu: -Giáo viên và học sinh khối lớp 4+5 trường Tiểu học Phổng Lái – Thuận Châu – Sơn La. 2. Địa bàn nghiên cứu: -Do điều kiện công tác, thời gian, kinh phí của bản thân, nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu nội dung đề tài trong phạm vi nhà trường nơi tôi hiện đang công tác, trong năm học 2007-2008. VII – Phương pháp nghiên cứu: -Tham khảo tài liệu; Quan sát; Điều tra viết; Trò chuyện trực tiếp; Trắc nghiệm khách quan; Phân tích nội dung. VIII – Cái mới của đề tài: -Tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở Trường Tiểu học Phổng Lái Áp dụng hiệu quả và được thực hiện thường xuyên trong các lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh khối lớp 4+5 nói riêng, các khối lớp khác trong nhà trường nói chung. Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 4
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La B – PHẦN NÔI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận Trước hết, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp. Cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chính như là tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình, trình độ học lực và hạnh kiểm của học sinh mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh. Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm phải có những trí thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh , định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để chúng tự hoàn thiện về mọi mặt. Hai là, giáo viên chủ nhiệm là người tố chức tập thể học sinh tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Đây là một đặc điểm riêng biệt của GVCN mà các giáo viên khác (GV chuyên, Đoàn Đội, Dự trữ ) không có. Giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của từng tập thể học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ căn cứ vào một số tiêu chuẩn cán bộ lớp như: học giỏi, đạo đức tốt mà ít để ý đến các yếu tố quan trọng khác như: có uy tín với bạn bè, biết quan tâm đến người khác, gương mẫu, biết cảm hóa các bạn Để phát huy tốt vai trò của người tổ chức, người giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp, phải biết khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em. GVCN là người giúp HS tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá, nhưng không được khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh lớp học mà nên cùng hoạt động, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong các hoạt động học tập. Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 5
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La Ba là, giáo viên chủ nhiệm lớp là chiếc cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. GVCN là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện. GVCN cũng là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh với Hiệu trưởng, với các giáo viên khác (nếu có), với gia đình và đoàn thể trong hoặc ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục. Huy động có hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục là công việc không đơn giản, đòi hỏi GVCN lớp chẳng những phải có trách nhiệm cao, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh mà còn đòi hỏi GVCN là một nhà hoạt động xã hội, có hiểu biết rộng, biết vận động quần chúng, có năng lực thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục. GVCN phải là người có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hoài bão, ước mơ, lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Bốn là, giáo viên chủ nhiệm phải là người đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Đây là một công việc rất quan trọng của GVCN đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi học sinh, vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mực là một điều kiện để thầy – trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch cho các hoạt động của cả lớp và mỗi thành viên. GVCN cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ chú ý đến một số nội dung nhất định. Khi đánh giá từng cá nhân học sinh nên căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắt khe, định kiến, thiếu quan điểm động và phát triển, nhất là Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 6
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 Trường Tiểu học Phổng Lái - Thuận Châu - Sơn La đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt thì GVCN cần tham khảo. Điều quan trọng là sau khi đánh giá, cần nêu ra những yêu cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng thương yêu các em như con em mình. Yêu cầu của GVCN đặt ra phải được học sinh tự giác chấp nhận, phải có nỗ lực, vượt khó, có quyết tâm thực hiện, khi đó mục tiêu mới đạt được. Chương II – Cơ sở thực tế 1. Vấn đề giáo viên chủ nhiệm nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của nhà trường. Đội ngũ GV trong Tổ CM đều đạt trình độ trên chuẩn, có khả năng dạy học tốt lớp phụ trách. Tuy nhiên, đa số GV đều chỉ nắm vững mục tiêu, chương trình lớp mình dạy, một số ít (tổ trưởng, tổ phó) thì biết thêm về nội dung chương trình hai khối lớp 4 và 5. Còn hiểu biết về mục tiêu, chương trình xuyên suốt cấp học vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tìm hiểu HS, việc GV xây dựng kế hoạch chiến lược trong quá trình giáo dục toàn diện các HS trong lớp. 2. Ý thức của giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường, tham gia vào quá trình tự quản lý. Mọi GV trong tổ đều xác định nhiệm vụ hàng đầu của mình là hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy lớp được phân công. Một số GV được giao thêm các công tác kiêm nhiệm. Tuy nhiên, các thầy cô giáo mới chỉ coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, chưa phát huy hết khả năng của bản thân trong việc tìm hiểu và xây dựng các thể chế, cơ cấu của các tổ chức trong nhà trường. Do vậy, hầu hết các GV đều coi công tác chủ nhiệm là việc riêng của từng người, chưa đặt việc quản lý toàn diện HS trong lớp là một phần không thể tách rời trong quá trình quản lý và tự quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường của các thành viên trong Hội đồng giáo dục. Đây có thể coi là một điểm yếu không chỉ của đội ngũ GVCN Tổ 4+5 của nhà trường, mà còn ở diện rộng hơn. Thực hiện thể nghiệm: Nguyễn Hữu Hải 7