SKKN Lồng ghép trong giảng dạy bộ môn Sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản cho học sinh

doc 15 trang sangkien 05/09/2022 13002
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép trong giảng dạy bộ môn Sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_trong_giang_day_bo_mon_sinh_hoc_8_de_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Lồng ghép trong giảng dạy bộ môn Sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản cho học sinh

  1. Chuyên đề – Môn Sinh học 8 Năm học: 2010 - 2011 CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 - ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH I. Đặt vấn đề: Kỹ năng sống là khả năng ứng xử của mỗi cá nhân trong những tình huống nhất định, đó là khả năng mà mỗi cá nhân có được trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải và ứng phó một cách tích cực đối với những thử thách của cuộc sống thường ngày. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Cá nhân là vì mỗi người tự đặt ra cho mình các giá trị, niềm tin để quyết định hành động theo những mục tiêu riêng mà mình đặt ra. Tuy nhiên, những mục tiêu đó phần lớn lại chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, phong tục tập quán, của những chuẩn mực đạo đức trong cộng đồng nơi người đó sinh sống. Kỹ năng sống rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên , đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Ở lứa tuổi này thường các em thiếu kinh nghiệm sống, ít được rèn luyện kỹ năng sống, do đó khi cần phải đưa ra các quyết định quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục như: Quan hệ tình dục khi nào, với ai, có sử dụng biện pháp bảo vệ hay không, làm thế nào để nói lên quan điểm của mình về tình dục với bạn tình thì trẻ vị thành niên thường gặp khó khăn, có thể đưa ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của họ. Đặc biệt đối với xã hội chúng ta ngày nay, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản thì giáo viên nhất là giáo viên dạy bộ môn sinh học cần phải lồng ghép vấn đề này vào trong chính các bài dạy của mình. Bởi học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên trong chương trình sinh học 8, kiến thức ở các bài dạy có liên quan đến sức khỏe, sinh sản chỉ mới cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về cơ quan sinh dục nam - nữ, sự thụ tinh – thụ thai và phát triển của thai, kiến thức về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh Giáo viên: Nguyễn Văn Cường - 1 -
  2. Chuyên đề – Môn Sinh học 8 Năm học: 2010 - 2011 hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV, các bệnh lây qua đường tình dục, . Điều quan trọng giáo viên nên biết lựa chọn những nội dung cần thiết để lồng vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Khi hình thành các kĩ năng sống đòi hỏi giáo viên cần có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học 8 ở các trường THCS hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên khi giảng dạy đến kiến thức về sức khỏe sinh sản thì thường né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính, swcs khỏe sinh sản trong từng bài học cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm, và đặc biệt giảng dạy bộ môn sinh học 8 từ năm 2007 đến nay, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong việc: “LỒNG GHÉP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC 8 ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH”. II/ Cơ sở lí luận: Dựa vào 3 cơ sở sau: 1. Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là giáo dục con người thành nhân trước khi thành tài. 2. Mục tiêu dạy học bộ môn: giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài. 3. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. III. Cơ sở thực tiễn: Giáo viên: Nguyễn Văn Cường - 2 -
  3. Chuyên đề – Môn Sinh học 8 Năm học: 2010 - 2011 - Giáo dục kỹ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay. - Tuổi vị thành niên được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, từ 13 – 19 tuổi. Tuổi dậy thì nói chung có thể chia làm ba giai đoạn (bắt đầu, trung gian và cuối), hoặc tiền chất, cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên, những thay đổi đó liên quan đến nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy, để nhận biết và hiểu biết các thay đổi quan trọng đó, ta xem xét riêng từng phương diện, song bao giờ cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống thực tế, chúng không hoàn toàn diễn ra đúng như vậy. Thế kỷ 20 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó cần phải đưa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vào học chính khóa và phải được dạy ngay từ lớp 5. Những biến đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Phim, ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy, làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã, bị xâm hại tình dục, . - Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản ở nước ta còn hạn chế. Một số giáo viên chỉ biết dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên, .). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy đôi khi còn không đủ thì nói gì đến chuyện giáo dục kĩ năng sống. - Đối với bộ môn sinh học 8 góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe trong đó có sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Giảng dạy bộ môn sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo và Giáo viên: Nguyễn Văn Cường - 3 -
  4. Chuyên đề – Môn Sinh học 8 Năm học: 2010 - 2011 các bộ phận, chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh tìm hiểu cơ thể của mình qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục học sinh bảo vệ cơ thể, sức khỏe, tình dục an toàn, vệ sinh cá nhân hợp lý. Dựa vào những cơ sở thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “Lồng ghép trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 để giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản cho học sinh”. IV. Nôi dung nghiên cứu: Nếu nói về năng lực tâm lý xã hội thì chúng ta có thể hiểu là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Qua nhiều năm dạy tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kỹ năng sống, việc giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản vào tiết dạy là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết các trường THCS đều chưa thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất. Một số giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính. Tuy nhiên việc giảng dạy như thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn, không có hướng dẫn cụ thể, không ai kiểm tra đánh giá công tác này. Hậu quả của cách dạy như thế dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa, không hệ thống, Giáo viên: Nguyễn Văn Cường - 4 -
  5. Chuyên đề – Môn Sinh học 8 Năm học: 2010 - 2011 thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong trường THCS chưa có lời giải đáp thích đáng. Tại sao phải giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh? Như chúng ta đã biết để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cần có sự kết hợp chặt chẽ cả 3 môi trường giáo dục, đó là: nhà trường, gia đình và xã hội. Ngoài các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng: đa phần học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học thường được gia đình và nhà trường giám sát chặt chẽ hơn, tâm sinh lý của trẻ ở tuổi này cũng chưa có gì biến động lớn. Nhưng sang đến cấp THCS (cấp 2) là giai đoạn đặc biệt, quyết định nhiều đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách, giới tính, sức khỏe. Về thể chất: những thay đổi của tuổi dậy thì đã tác động mạnh đến tình trạng mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm, đồng thời ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến các em dễ có những cảm xúc mạnh, phản ứng vô cớ. Có em không làm chủ được cảm xúc, gây ra những cử chỉ, động tác “phụ” của tay, chân, đầu, mình mỗi khi có phản ứng nào đó về tâm lý, hoặc có những suy nghĩ dại dột, những việc làm gây hậu quả đến sức khỏe và sinh sản. Nhiều khi những hành vi quá đà gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe, sinh sản là giúp các em tự làm chủ được bản thân trong những tình huống ấy, tránh được những dại dột không đáng có. Chính vì vậy mà giáo viên giảng dạy cần phải lồng ghép trong bài dạy của mình để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Và đó cũng là những nội dung mà tôi đang đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đang thực hiện. Để nội dung nghiên cứu của mình thành công, tôi thực hiện các công việc như sau: 1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản: Chia làm 3 nhóm: - Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, giới tính, sức khỏe. - Kỹ năng liên quan đến trí tuệ, tư duy. - Kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần. 2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên: Nguyễn Văn Cường - 5 -