SKKN Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong việc dạy học Tiếng Anh có hiệu quả

doc 30 trang sangkien 31/08/2022 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong việc dạy học Tiếng Anh có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_cho_hoc_sinh_hoat_dong_theo_cap_nho.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong việc dạy học Tiếng Anh có hiệu quả

  1. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÍ LUẬN. Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm ( thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Có thể nói một trong những biểu hiện tích cực, đặc trưng của học sinh trong việc học tập bộ môn ngoại ngữ là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng vận dụng để giao tiếp, biết cách làm việc theo cặp, nhóm hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập nói, viết biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết. Việc tổ chức luyện tập thành cặp không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp gần giống ngoài đời thực. II – CƠ SỞ THỰC TIỄN. Ở hoàn cảnh Việt Nam chúng ta, lớp học thường đông học sinh , giờ học ngắn không đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Trừ việc luyện đọc đồng thanh, trung bình mỗi học sinh trong lớp chỉ có tổng cộng 10- 15 giây để nói. Muốn tăng thời gian học sinh được luyện nói trong buổi học phải tổ chức hoạt động để tất cả đều được nói. Những người theo quan điểm lấy người học làm trung tâm thường cho rằng nếu tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia nói một lúc thì lớp học sẽ trở 1
  2. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý lên hết sức ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát. Nhưng thực tế không hẳn như vậy: Với sự hướng dẫn kiểm soát của giáo viên và việc thiết lập những quy định khi làm việc ở nhóm, cặp thì tiếng ồn trao đổi bằng ngoại ngữ là tiếng ồn tích cực, là biểu hiện của việc học hành. Để hoạt động theo cặp, nhóm của học sinh có hiệu quả trong công việc dạy- học ngoại ngữ nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cần phải hiểu thế nào là hoạt động theo nhóm, cặp; cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì? Ở chuyên đề này tôi mạnh dạn thu thập để đưa ra cách tổ chức làm việc theo cặp nhóm sao cho có hiệu quả. III- PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Áp dụng “ Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong việc dạy học Tiếng Anh có hiệu quả” là sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu trong phạm vi đưa ra các tình huống và một số bài tập phù hợp với hoạt động theo cặp, hoặc theo nhóm. Đồng thời là một số cách tổ chức cặp, nhóm và hướng điều khiển các hoạt động theo cặp, theo nhóm. Với phạm vi nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong việc phát triển tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà chủ yếu là các hoạt động giao tiếp. IV- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau: 1. Hiểu rõ khái niệm của hoạt động cặp, nhóm. 2. Cách thức tổ chức hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả. 3. Các bước tiến hành hoạt động cặp nhóm có hiệu quả. 4. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỷ xảo giao tiếp tiếng Anh. 5. Kinh nghiệm khi áp dụng hoạt động cặp, nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh bậc THCS. 2
  3. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy áp dụng hình thức hoạt động theo nhóm, cặp. 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. 3
  4. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý B- NỘI DUNG I- TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, THEO NHÓM. 1. Hoạt động theo cặp (Work in pair/ pair work) 1.1. Vai trò của giáo viên khi học sinh tham gia luyện tập theo cặp Những giáo viên trước kia luôn giữ vai trò lãnh đạo, kiểm soát mọi hoạt động trong lớp học thì nay cần phải có một cách nhìn nhận khác vì vai trò của họ đã thay đổi trong những giai đoạn luyện tập mới mẻ này của học sinh. Lúc này giáo viên có hai chức năng. Chức năng thứ nhất là người theo dõi: Giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm kia lắng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh nhưng vẫn để họ nói tự nhiên, hết sức ngắt lời họ trừ khi thật cần thiết. Những lỗi trầm trọng sẽ được giải quyết vào lúc khác có thể là đầu buổi học sau hoặc cuối buổi luyện tập. Chức năng thứ hai là người cung cấp, tư liệu, giúp đỡ, giải đáp cho học sinh những vấn đề khó về ngữ liệu hoặc kiến thức chung. Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận .Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Xét về lý luận dạy học thì đây là mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra khi trao đổi cặp, nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể. Thông qua hoạt động này, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh ngày càng được nâng cao. 4
  5. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý 1.2. Giới thiệu cách thức luyện tập theo cặp Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu tiên thì nên giải thích cho học sinh những ưu điểm và lí do sử dụng nó. Việc giải thích có thể thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc sau: 1. Làm bài tập luyện theo cặp không phải là thời gian để chuyện gẫu. 2. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh có thể đổi vai và làm bài tập đó một lần nữa. 3. Nếu hết giờ và học sinh vẫn chưa làm xong thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì quan trọng hơn cả là họ được thực hành luyện tập, chứ không nhất thiết là kết quả cụ thể của một nhiệm vụ nào đó. 5. Sau khi hết thời gian làm bài, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả những công việc học sinh vừa thực hiện theo cặp. 6. Tất cả mọi học sinh đều phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó. Khi bị lẻ, học sinh đó có thể tham gia với cặp ngồi gần chỗ mình nhất. Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ 3 ngồi theo dõi, sau đó tham gia trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai người kia. 7. Họ có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần. Trong khi học sinh thực hành hỏi- đáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi cho các em, lưu ý những cặp có học sinh yếu kém 1.3. Các bước tiến hành luyện tập theo cặp. Bước 1: Chuẩn bị Cần chuần bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm sao cho tất cả mọi người đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên lưu tất cả các thông tin lại trên bảng. Bước 2: Giáo viên làm mẫu với một học sinh Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu trọn gói một bài tập để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện. Bước 3: Hai học sinh làm mẫu 5
  6. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho phép học sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được. Bước 4: Quy định thời gian Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này ( thông thường chỉ khoảng từ 2- 3 phút). Bước 5: Học sinh làm việc theo cặp Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ họ khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những chỗ sai. Bước 6; Kiểm tra trước lớp Hết giờ làm bài, khi thấy hầu hết các cặp đã làm song, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kì và yêu cầu hai học sinh đó trình bày lại trước lớp. Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó khiến cho học sinh phải làm việc nghiêm túc hơn ở các lần luyện tập sau. Học sinh sẽ trở lên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm cá hoạt động học tập của họ. 2. Các loại hình luyện tập theo cặp. 2.1. Hội thoại Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã lắm được cấu trúc của bài và hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp học sinh đóng vai bài đó nhưng có thay thế một số chi tiết ( ví dụ như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, sở thích ) để biến lời thoại của họ nói về chính bản thân họ hoặc về những vấn đề mà họ quan tâm. 2.2. Bài luyện thay thế Sau khi giới thiệu các mẫu câu và cho luyện tập thể thật nhanh, giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ viết lên bảng: 6
  7. Trương Đình Hiệp Trường : PT THCS DTBT Bắc Lý When do you have history? ( music, English, literature ? 2.3. Thực hành ngữ pháp Sau khi học sinh đã nắm được vấn đề ngữ pháp và đã được luyện tập thể ( bằng các bài tập nhắc lại hoặc chuyển đổi ), chia học sinh thành từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau (chú ý chọn các chủ điểm gần gũi, quen thuộc ). Ví dụ, nói về chính bản thân mình hoặc những điều có thực liên quan đến cuộc sống của chính học sinh. Các từ gợi ý ở trên bảng vẫn là lí tưởng cho bài luyện tập này. 2.4. Kiểm tra không chính thức Việc kiểm tra thường xuyên cũng có tác dụng như giảng dạy. Khi cho phép học sinh cùng cộng tác để làm một bài kiểm tra, giáo viên có thể khuyến khích được việc học tập của các em vì những học sinh yếu sẽ được những học sinh khá hơn giúp đỡ. Thỉnh thoảng nên có một bài kiểm tra ngắn cuối giờ và sau đó cho điểm luôn. Bài kiểm tra đó không cần phải bao gồm toàn bộ những kiến thức học sinh vừa học trong bài mà có thể tập trung vào bất cứ khía cạnh nào của việc sử dụng ngôn ngữ. Yêu cầu của bài làm cần hết sức rõ ràng, viết câu mẫu lên bảng và khống chế thời gian để luyện cho học sinh khả năng phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài làm xong có thể được kiểm tra miệng hoặc các cặp đối chéo kiểm tra và chấm bài cho nhau. 2.5. Mô tả tranh Tranh ảnh có thể dùng như các yếu tố kích thích cho rất nhiều loại hình bài tập luyện theo cặp. Thí dụ, nhìn vào một bức tranh đi kèm với một bài đọc, một học sinh trong cặp tìm ra chỗ đúng sai trong tranh còn học sinh nêu lên ý kiến tán thành hay phản đối ( so sánh tranh với bài đọc ). Hoặc hai học sinh có hai tranh toàn cảnh giống nhau nhưng các chi tiết trong tranh thì khác nhau ( như vị trí đồ vật trong tranh, màu sắc, loại quần áo, hình dáng bề ngoài của 7