SKKN Kinh nghiệm dạy tập làm văn nói Lớp 5 ở trường Tiểu học Thọ Dân - Triệu Sơn - Thanh Hoá

doc 10 trang sangkien 05/09/2022 10740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy tập làm văn nói Lớp 5 ở trường Tiểu học Thọ Dân - Triệu Sơn - Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_noi_lop_5_o_truong_tieu_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm dạy tập làm văn nói Lớp 5 ở trường Tiểu học Thọ Dân - Triệu Sơn - Thanh Hoá

  1. A. đặt vấn đề 1. Lời mở đầu: Chúng ta đã biết đất nước đang trên con đường đổi mới, trong công cuộc đổi mới này. Giáo dục được ưu tiên hàng đầu với mục tiêu là: “Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục đích dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh (trích Luật giáo dục- Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà Nội 1998) Trọng tâm của đổi mới giáo dục là đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục Tiểu học cho phù hợp với với hướng dẫn tự giác tích cực của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh trong giai đoạn. Bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học là một trong những bộ môn quan trọng, trong đó phân môn tập làm văn không thể thiếu được bởi vì nó giúp cho học sinh hình thành những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Phân môn tập làm văn là phân môn học thực hành tổng hợp của Văn và Tiếng Việt. để sinh sản được các bài văn này học sinh phải có thêm nhiều kỹ năng khác ngoài các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt, kỹ năng dùng từ, kỹ năng đặt câu, kỹ năng phân tích đề, tìm ý. Viết đoạn văn liên kết đoạn văn. Do vậy các kỹ năng sinh sản văn bản gắn chặt với thao tác tư duy nên khó kiểm soát được khó hướng dẫn rèn luyện khó đánh giá hơn. Với sách giáo khoa môn Tiếng Việt sau khi chỉnh lý (năm 1994) có chú trọng hơn đến rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, hầu hết tất cả các đề tập làm văn được dạy trong sách giáo khoa đều có tiết nói trước khi tiến hành tập làm văn viết. Giáo viên dạy tiết làm văn nói và viết ở lớp 5 còn đang rất ngại lúng túng. Người giáo viên muốn dạy tốt môn tập làm văn không cần quan tâm đến bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống cho các -1-
  2. em. Chỉ có như vậy các kỹ năng rèn luyện mới có nội dung phong phú, việc làm mới và thuận lợi đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn nói ở lớp 5 cho học sinh. Chính vì vậy mà bản thân tôi đã chọn và viết sáng kiến này mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học của đất nước nói chung và ở địa phương nói riêng. 2) mục đích. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường Tiểu học Thọ Dân. Những kết quả mà tôi đưa ra chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi chưa mang tính khái quát cho tất cả các loại trường Tiểu học. Chính trên cơ sở đó mà tôi phải tập trung nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy tập làm văn nói ở lớp 5. Nghiên cứu tập làm văn nói ở lớp 5 ở trường tiểu học hiện nay. đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn nói ở lớp. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. * Thực trạng: Qua việc dạy tập làm văn nói chung và tập làm văn miệng nói riêng ở trường tiểu học Thọ Dân. Thông qua dự giờ, trao đổi với một số giáo viên dạy lớp 5 ở trường chủ yếu đảm bảo nội dung theo sách giáo khoa và dựa theo hướng dẫn và bài soạn sẵn. Bên cạnh đó để chuẩn bị dạy một tiết tập làm văn miệng cho học sinh, giáo viên còn lúng túng e ngại. Thông qua dự giờ nhiều lần tiết tập làm văn miệng ở lớp 5 và cụ thể dưới đây là một tiết tập làm văn miệng cho học sinh (với thể loại viết thư) Tiết 2. Đề bài: Một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. em hãy viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình học tập ở lớp em. 1- Giáo viên ổn định lớp. 2- Giáo viên giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. -2-
  3. Đầu bài lên bảng. - Học sinh đọc lại đề. 1. Giáo viên cho học sinh hoàn chỉnh - Học sinh tìm hiểu đề bài. bài chuẩn bị: - Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho - Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm học sinh trả lời, tìm hiểu đề bài và hoàn câu trả lời của bạn. chỉnh bài chuẩn bị giáo viên nhận xét bổ sung. 2. Giáo viên kiểm tra bài chuẩn bị - Học sinh cả lớp xem lại bài đã chuẩn của học sinh, kiểm tra 3 học sinh. bị ở nhà. 3. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài miệng. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài - Học sinh trình bày miệng: (20 học làm của bạn theo các câu hỏi. sinh trình bày miệng dưới hình thức đọc bài viết đã chuẩn bị ở nhà. ? Bức thư đã viết đúng quy cách chưa ? - Học sinh đã viết đúng quy cách rồi. GV nhận xét phần kết thúc và mở đầu. - HS nhận xét bạn đã trả lời đúng rồi. ? Cách xưng hô trong như thế nào? - Học sinh đã thể hiện được giữa người viết và người nhận. Lời trong thư đã thể hiện được tình cảm - Học sinh đã thể hiện được tình cảm của hai người bạn thêm chưa? của hai người bạn thân. Giáo viên cho học sinh nhận xét. - Học sinh nhận xét câu ? Cách tường thuật tình hình học tập lời của bạn. của giáo viên nhận xét qua bài làm của - Học sinh không em nào trả lời được. học sinh có bổ sung vào phần này về cách lựa chọn cho tiết trình tự, thuật việc. Giọng nói có phù hợp với tình cảm trong thư không ? - Học sinh: Đã phù hợp với tình cảm Giáo viên cho học sinh nhận xét cách trong bức thư. trả lời của bạn và bổ sung. - Học sinh: Bạn trả lời chính xác. 4. Củng cố dặn dò: Giáo viên cho học sinh đọc lại ghi nhớ - Học sinh: 2 học sinh đọc lại phần ghi trong cách giáo khoa ở mục 3. nhớ trong sách giáo khoa. -3-
  4. 2) Kết quả, hiệu quả của thực trạng: Chất lượng học sinh qua tiết dạy cho thấy không có học sinh khá giỏi, học sinh trình bày miệng chủ yếu là đọc bài đã chuẩn bị văn ở nhà đọc cả bài hoặc đọc một đoạn đã viết sẵn, thậm chí học sinh đọc đoạn văn không phải là mình. Từ thực tế cho thấy học sinh chưa được làm quen với cách nói trước các bạn và cô giáo và chưa quen với cách làm văn miệng theo cách giao tiếp bằng lời nói. Số học học yếu chưa hiểu tường tận về bài làm văn miệng. Cả thời gian tiết học giáo viên mới chỉ cho học sinh đọc lại cả bài văn hoặc một đoạn văn sau đó cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, về phía giáo viên còn lúng túng trong khi nhận xét, học sinh đọc đang còn gượng ép, giáo viên chưa kích thích tạo nhu cầu nói cho học sinh, chưa rèn luyện đúng kỷ năng theo yêu cầu của phân môn tiết học. Việc xác định tiết qua bài này giáo viên đang còn xem nhẹ, qua tiết dạy cho thấy thiếu hẳn tính phong phú đa dạng của đời sống thực. Chưa phù hợp với đời sống hiện tại, chưa giúp học sinh trong việc ứng xử linh hoạt. Không tạo được nhu cầu hội thoại cho học sinh trong tiết làm văn miệng. Qua thao giảng, dự giờ về phân môn tập làm văn năm 2003 - 2004, 2004 - 2005. Giáo viên trong khối 5chỉ dạt tiết dạy TB. Không có tiết dạy khá và giỏi. Chất lượng học sinh của năm học 2004 - 2005. Qua các kỳ kiểm tra với 11 học sinh kết quả đạt được: Giỏi: 5 tỉ lệ: 4,3% Khá: 9 tỉ lệ: 7,7% TB: 53 tỉ lệ: 45,6% Yếu: 49 tỉ lệ: 42,4% - Từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới người học -4-
  5. - Từ vị trí trường tiểu học ở điều 1 (ĐLTTH ghi rõ) hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện. - Từ nhiệm vụ trường tiểu học: Thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình, nội dung kế hoạch hoá giáo dục theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. - Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh hình thành những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỷ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật giáo dục). - Học song tiểu học phải đạt được: mang bản sắc con người Việt Nam, yêu quê hương đất nước, kính trên, nhường dưới và sẵn sàng hợp tác, sống hồn nhiên, mạnh dạn tự tin. Có kỷ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết. B- Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện: 1. Tác động đến đội ngũ giáo viên dạy lớp 5: - Bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 5 về phương pháp dạy học Tiếng Việt để giáo viên điều chỉnh giáo trình dạy học một cách có ý thức, cụ thể là thiết kế và ứng dụng những phương pháp hình thức tổ chức, phương tiện dạy học có hiệu quả, tạo cho sự phát triển ngôn ngữ cho học sinh sau mỗi tiết dạy. - Giáo viên hiểu sâu sắc hơn nữa của việc dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình biểu hiện các tri thức khoa học. - Phải gắn nội dung làm văn với cuộc sống thực tiễn của học sinh, ở địa phương phù hợp với đối tượng học sinh. - Dần dần giúp học sinh khả năng trình bày một bài văn nói theo chủ đề đã cho trước mọi người. -5-
  6. 2. Giáo viên tác động đến mọi học sinh: - Giáo viên tạo mọi điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều trong tiết học, trao đổi với các bạn trong nhóm, tập nói với các bạn trong nhóm, nói theo cặp, theo chủ đề. Giáo viên quan tâm giúp đỡ những học sinh yếu, giúp học sinh tự nhiên trong khi nói. 3. Giáo viên tác động đến phụ huynh học sinh: - Trước hết giáo viên phải chủ động xây dựng cơ chế phối hợp với phụ huynh học sinh trong lớp để có những thông tin về các việc học tập của con em theo hàng tháng, hàng kỳ. - Từ đó phụ huynh học sinh có sự quan tâm động viên, khích lệ tạo mọi điều kiện cho con em mình được học tập một cách khoa học ở trường cũng như ở nhà. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện dạy tập làm văn nói lớp 5: Xuất phát từ thực tiễn ở trường tiểu học Thọ Dân, qua nghiên cứu tài liệu về phân môn tiếng việt bản thân đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn miệng ở lớp 5. 1. Nhận thức về phân môn: Phân môn tập làm văn sử dụng toàn bộ các kỷ năng được hình thành và sử dụng nhiều kiến thức gồm nhiều phân môn học khác. Huy động toàn bộ vốn sống của học sinh có liên quan đến đề tài, phải huy động tất cả những ấn tượng, cảm xúc, ký ức còn lưu giữ được nên khi làm bài của học sinh phải thực hiện chủ động trong giao tiếp. Do đó trong học văn, học sinh phải được chủ động tự do thể hiện -6-
  7. cái “Tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc lộ cái miệng một cách trọn vẹn, phải dạy cho học sinh tập suy nghĩ sáng tạo. 2. Chuẩn bị tốt nội dung bài mới: -7-
  8. Giáo viên có thể tóm tắt những ý học sinh đã nói, chỉ tõ yêu khuyết điểm. Qua việc nghe qua việc nghe và nhận xét bài nói của bạn dưới sự hướng dẫn gọi mở của giáo viên mỗi học sinh vừa nâng cao ý thức học tập, rút kinh nghiệm vừa biết tự cũng cố và điều chỉnh để nói tốt hơn. 4) Dạy tiết tập làm văn cần tiến hành: a) Chép đề bài hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu thể loại, nội dung và trọng tâm của bài. b) Hướng dẫn học sinh lập dàn bài hoặc hoàn thiện dàn bài đã chuẩn bị trước để chuẩn bị tập nói. c) Nhận xét rút kinh nghiệm chuẩn bị cho bài viết: Như vậy khi tiến hành dạy tập làm văn nói cho học sinh nếu như học sinh còn lúng túng trong khi giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở dẫn rắc hoặc gợi ý tìm từ ngữ để diễn đạt, kiên trì hướng dẫn học sinh tập nói một cách tự nhiên thoải mái, chú ý nghe bạn trình bày để nhận xét rút kinh nghiệm cho bản thân. Cần phải thực hiện được các biện pháp ở chương trình này thì hiệu quả học tập làm văn nói đạt chất lượng cao. C- Kết quả 1. Kết quả nghiên cứu: -8-