SKKN Kiểm tra chuyên hiệu an toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kiểm tra chuyên hiệu an toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_kiem_tra_chuyen_hieu_an_toan_giao_thong_cho_doi_vien_ba.docx
Nội dung text: SKKN Kiểm tra chuyên hiệu an toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế
- ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LONG KHÁNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẢO QUANG Mã số: (Do HĐKH Phòng GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KIỂM TRA CHUYÊN HIỆU AN TOÀN GIAO THÔNG CHO ĐỘI VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT THỰC TẾ Người thực hiện: Trần Hữu Thạch Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học 2015 -2016 1
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Hữu Thạch 2. Ngày tháng năm sinh: 12/12/1984 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: 194/16, Tổ 9, Khu phố 5, đường Hồ Thị Hương, phường Xuân Trung, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại:0613.793.524 (CQ) ; 0613.781.523 (NR); 0913.118.351 (ĐTDĐ) 6. E-mail: thachr9ronaldo@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội. 8. Đơn vị công tác: Trường THCS Bảo Quang – xã Bảo Quang – thị xã Long Khánh – tỉnh Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2013 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tổng phụ trách Đội - Số năm có kinh nghiệm: 09 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Biện pháp nâng cao chất lượng Ban chỉ huy Liên – Chi đội Nâng cao hiệu quả trong phong trào Kế hoạch nhỏ Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam – thông qua các hoạt động đội 2
- KIỂM TRA CHUYÊN HIỆU AN TOÀN GIAO THÔNG CHO ĐỘI VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT THỰC TẾ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đã trở nên phổ biến. Nguyên nhân một phần do ý thức chấp hành Luật Giao thông còn hạn chế, một phần do tâm lý lứa tuổi các em đang phát triển, thích khẳng định mình nên còn chưa hiểu được hậu quả của việc không chấp hành Luật Giao thông. Thêm vào đó, ba nhân tố: gia đình, nhà trường và xã hội cũng còn chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc giáo dục ý thức của các em học sinh đối với việc chấp hành Luật Giao thông. Trong đó phải kể đến nhân tố nhà trường đóng vai trò rất quan trọng. Để làm được điều này, mọi tổ chức, cá nhân trong nhà trường đều phải chung tay với nhau trong việc tổ chức các hoạt động nhằm hướng các em học sinh trở thành một người có văn hóa thông qua việc chấp hành Luật Giao thông. Thể hiện rõ nhất trong việc giáo dục ý thức cho học sinh là vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường.Thông qua tổ chức này, các hoạt động, phong trào từng bước được tổ chức với ý nghĩa giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng sống, hoàn thiện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Các hoạt động Đội trong nhà trường rất đa dang, phong phú, một trong những nội dung chính của chương trình năm họclà Chương trình Rèn luyện đội viên– đây là một nội dung bắt buộc đối với các em học sinh– đội viên hiện nay. Để hoàn thành được Chương trình Rèn luyện đội viên, các em phải hoàn thành được một số các chuyên hiệu, trong đó có chuyên hiệu bắt buộc là chuyên hiệu An toàn giao thông. Và với việc phần lớn các em học sinh– đội viên có ý thức chưa cao trong việc chấp hành Luật Giao thông như hiện nay thì chuyên hiệu này như là một chương trình học, một bài kiểm tra về mức độ hiểu biết và chấp hành Pháp luật về an toàn giao thông rất có hiệu quả đối với các em. Tuy nhiên, phần lớn các trường học xem việc tổ chức kiểm tra chuyên hiệu này là một việc làm hình thức, còn mang tính đối phó do yêu cầu của tổ chức Đội. Việc thực hiện kiểm tra công nhận chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức về Luật Giao thông, các trò chơi, thực hànhđược thực hiện trong phạm vi sân trường, hội trường hoặc dựa trên ý thức của các em khi tham gia giao thông trên đường. Các hình thức kiểm tra này chưa thể hiện được nhiều ý thức của các em khi tham gia giao thông trên đường trong thực tế, vì phần lớn các em khi tham gia kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm, trò chơi thì thể hiện rất tốt, nhưng khi tham gia giao thông trên thực tế các em còn vi phạm khá nhiều với những lỗi cơ bản mà trong bài trắc nghiệm, trong trò chơi các em đã thể hiện tốt.Nhằm giúp các em học sinh ý thức hơn trong việc chấp hành Luật Giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người, đồng thời hoàn thành tốt chuyên hiệu An toàn giao thông, chính vì lí do đó tôi đã thực hiện sáng kiến:Kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế. 3
- II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Đất nước ta đang chuyển mình mang theo hơi thở mới của thời đại, thời đại của hội nhập và phát triển. Song song với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực, chúng ta đã và đang đối mặt với các vấn đề của xã hội như môi trường, dân số, tệ nạn xã hội và gần đây, một trong những vấn đề đang nhức nhối, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và làm tốn không ít giấy mực của báo giới lại là vấn đề an toàn giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay khắp mọi miền đất nước và đang trở thành gánh nặng cả về vật chất, tinh thần không chỉ đối với tổ chức, cá nhân mà cả nền kinh tế, xã hội của nước ta. Trong đó, đối tượng học sinh với đặc điểm tâm lý bồng bột, háo thắng, đặc biệt là thiếu hiểu biết về Luật Giao thông đã là đối tượng của rất nhiều vụ tai nạn giao thông, vi phạm trật tự an toàn giao thông với vai trò vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, để lại nhiều hậu quả đau thương cho gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì lẽ đó, Chương trình Rèn luyện đội viên với chuyên hiệu bắt buộc là An toàn giao thông một phần nào đã giúp cho các em rèn luyện được kỹ năng tham gia giao thông theo đúng quy tắt: an toàn cho bản thân và cho mọi người. Tuy nhiên, việc kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông trong nhà trường hiện nay còn mang tính hình thức như đã nói ở trên cho thấy: chính chúng ta còn thờ ơ với việc kiểm tra ý thức các em thì học sinh sẽ không có lí do gì phải nghiêm túc với việc phải nắm rõ Luật Giao thông. Bản thân tôi đã tham dự rất nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền về An toàn giao thông cho học sinh trong trường học. Chủ đề chính của các buổi tập huấn, tuyên truyền là giúp các em nhận thấy hậu quả của tai nạn giao thông, ý thức chấp hành Luật Giao thông, văn hóa giao thông, tuy nhiên hình thức tổ chức thì nhàm chán như: nói chuyện dưới cờ, phát tờ rơi tuyên truyền, học Luật Giao thông thông qua tài liệu, diễn tiểu phẩm, hoặc mấy năm gần đây còn có thêm Cuộc thi Giao thông thông minh trên mạng Internet. Nhìn chung các hình thức trên đều có nhiều cải tiến nhằm giúp các em ý thức hơn, hiểu hơn về Luật Giao thông và từ đó giúp các em có thêm nhiều kỹ năng khi tham gia giao thông trên đường. Trong khi đó hầu hết các liên đội hiện nay cũng căn cứ vào các hình thức trên để tổ chức cho các em kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông từ những kiến thức các em đã đạt được thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các em. Và như đã nói ở trên, việc này chỉ có thể giúp chúng ta có được kết quả trên lý thuyết chứ thực tế các em học sinh khi tham gia giao thông trên đường vẫn vi phạm. 4
- Tôi đã đọc một vài sáng kiến của các thầy cô Tổng phụ trách Đội khác như: “Một số hình thức đổi mới kiểm tra, công nhận các chuyên hiệu” của cô Ngô Lan Phương – Tổng phụ trách Đội trường tiểu học Thạnh Hưng 1, tỉnh Kiên Giang hay sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng Chương trình Rèn luyện đội viên” của thầy Nguyễn Khánh – Tổng phụ trách Đội trường THCS Đông Ngũ, Tiên Yên, Quảng Ninh. Hai sáng kiến trên nhìn chung là phương pháp của hầu hết các giáo viên – Tổng phụ trách – phụ trách chi đội hiện nay. Ưu điểm chung của cả hai đề tài trên đều giúp chúng ta kiểm tra được các chuyên hiệu – trong đó có chuyên hiệu An toàn giao thông trên diện rộng. Các hoạt động kiểm tra chủ yếu là kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức, thực hành đóng vai. Thời gian tổ chức thường cố định vào thời điểm tháng 9 – tháng An toàn giao thông. Đó đó, chúng ta không thể thấy được thực tế các em học sinh ý thức được như thế nào khi tham gia giao thông trên đường. Và khi các em đã hoàn thành xong bài kiểm tra công nhận vào tháng 9, trong quảng thời gian còn lại, với việc ít trao dồi, hướng dẫn của thầy cô, các em có thể sẽ quên đi việc phải luôn chấp hành Luật Giao thông trong mọi thời gian khi lưu thông trên đường. Qua đó, bản thân tôi đã không ít trăn trở, suy nghĩ và xác định cần phải có một giải pháp thay đổi hoàn toàn việc kiểm tra công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông cho các em học sinh – đội viênmà qua đó ta có thể giúp các em luôn chấp hành Luật Giao thông trong mọi thời điểm, đảm bảo được an toàn cho bản thân mình và mọi người. Trên cơ sở các hoạt động của nhà trường, tôi đã lồng ghép các hoạt động Đội vào việc kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông trong thời gian suốt năm học thông qua việc các em học sinh thường đi học từ nhà đến trường và ngược lại, khi đi chơi hoặc bất cứ lúc nào khi các em tham gia giao thông trên đường. Từ hoạt động trên, các em đã từng bước nắm vững những kiến thức về Luật Giao thông và luôn ý thức được việc tham gia giao thông an toàn là điều cần thiết như thế nào. Và cũng qua hoạt động trên, việc công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông cho các em thật sự có hiệu quả hơn, trung thực hơn. Bản thân tôi cho rằng đây là một giải pháp hoàn toàn mới giúp cho việc kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông trong trường học được thực hiện đạt kết quả cao, từng bước khẳng định vai trò của tổ chức Đội và các hoạt động Đội trong nhà trường đóng vai trò quan trong trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Hằng ngày, các em học sinh đều phải tự đi bộ, chạy xe đạp hoặc được người thân chở đến trường, ngoài ra các em còn có rất nhiều hoạt động cần phải tham gia vào việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong quá trình tham gia giao thông trên đường dù với loại hình nào, các em đều phải quan sát và nhận biết được đâu là đúng, đâu là sai của 5