SKKN Hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS

doc 12 trang sangkien 05/09/2022 8100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_pham_chat_va_nang_luc_cua_hoc_sinh_trong_cac.doc

Nội dung text: SKKN Hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS

  1. Chuyên đề: Hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS Phần A. Đặt vấn đề Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng, hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Điều cần thiết là chúng ta phải biết dùng những hình thức phong phú của hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) để tác động, giáo dục tuổi thơ: Một buổi cắm trại, một hội thi vui”, ngày chủ nhật xanh”, một lần đi thực tế đều tạo nên bầu không khí trong lành, ý nghĩa cho các em. Tính kỷ luật, tình bạn, tình đồng đội, lòng yêu quê hương và những nét đẹp của con người dần kết tụ, chung đúc trong tâm hồn các em. Từ những hoạt động tưởng chừng chỉ để vui chơi, các em sẽ lớn dần lên, vươn tới cái đẹp. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội ; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hình thành phẩm chất và phát triển năng lực của học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS” Phần B– NỘI DUNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy, trong mọi thời đại, các chương 1
  2. trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng lực con người (đức, tài) được quan tâm nhấn mạnh. Ngày 05/8/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình tổng thể gồm ba phẩm chất và tám năng lực như sau: - Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. - Năng lực: Những phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh. a. Ba phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm. - Sống yêu thương gồm: Yêu tổ quốc, giữ gìn phát huy truyền thống, di sản quê hương đất nước, tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới, nhân ái, khoan dung, yêu thiên nhiên. - Sống tự chủ gồm: Sống trung thực; tự trọng; tự lực; chăm chỉ; vượt khó; tự hoàn thiện. - Sống trách nhiệm gồm: Tự nguyện; chấp hành kỷ luật; tuân thủ pháp luật; bảo vệ nội quy, pháp luật. b. Tám năng lực: Gồm có năng lực tự học, năng lực tự gỉai quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. 2- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. 2
  3. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. 3- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. 4. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo đến việc hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. 3
  4. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. II- CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. tích cực: Giáo viên nhà trường đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện. Thông qua việc tổ chức HĐTNST cho học sinh, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời, còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT. Đối với học sinh được tham gia HĐTNST, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. 2. Hạn chế 3. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Bác Hồ đã dạy: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa đồng thời phải giữ được tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên , tự động, trẻ trung, chớ nên làm cho chúng hoá ra già. Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học Trẻ em cần được dạy dỗ thông qua những việc làm có ý nghĩa chứ không phải chỉ là những lời lẽ giáo huấn.” Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, là kim chỉ nam cho hoạt động Đội- nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi- phải kết hợp cả bốn yếu tố đức, trí, thể , mĩ, tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên, kéo gần kiến thức sách vở với cuộc sống thực tại. Từ bài học, học sinh được tham quan thực tế, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến, có tác động rõ ràng hơn. Chẳng hạn, khi được nhà trường tổ chức đến tham quan những di tích lịch sử văn hóa, nhận thức của các em về lịch sử cũng thay đổi. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức lịch sử, đồng thời, kích thích được các em ham học hỏi, tò mò, muốn mở rộng tầm hiểu biết lịch sử quê hương, của dân tộc mình. Trong bài viết này, tôi trình bày một số hình thức tổ chức các HĐTNST mà trường THCS Thọ Sơn đã thực hiện. 1. Yêu cầu chung: 4
  5. - Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em. - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. - Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng đối với các em. - Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây mệt mỏi cho các em. 2. Xây dựng kế hoạch chương trình: - Căn cứ vào nội dung chương trình năm học của trường, của Đội, tôi đã xây dựng theo chủ điểm từng đợt thi đua gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp. 3.Tổ chức thực hiện: Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bằng sự tìm tòi học hỏi, qua các kênh thông tin chương trình giải trí trên truyền hình, sách báo, Internet tôi tham khảo và tổ chức các hình thức phù hợp với HS của liên đội mình. 3.1. Hình thức: “Hội vui học tập” * Mục đích: Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết của tập thể. Tôi sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm. *. Cách thức tổ chức: Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi: Phần 1: Màn chào hỏi Phần 2: Thi kiến thức (Môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, lịch sử, âm nhạc, hội họa). Phần 3: Dành cho khán giả. Đợt thi đua thứ nhất với chủ đề “ Thầy cô nâng cánh ước mơ” 5
  6. Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp. Sau đó lựa chọn mỗi khối 3 em xuất sắc nhất ( 4 khối) chia thành 3 đội ( Mỗi đội 4 em) để tham gia hội thi.Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui học tập dành cho toàn liên đội: CHƯƠNG TRìNH “ HỘI VUI HỌC TẬP” Chủ đề : “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam” 1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 4 khối( mỗi đội đều có học sinh lớp 6, 7, 8, 9) 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH, đại diện tổ chuyên môn . 3. Giới thiệu luật chơi: - Mỗi đội có một trống con, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội đánh trống để dành quyền trả lời. Nếu đội nào đánh trống sớm nhất thì đội đó dành quyền trả lời đầu tiên. Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội còn lại. Cả 3 đội không trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả.(Trước khi vào phần thi chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo không khí cổ vũ từ phía khán giả dành cho 3 đội). 4. Ba đội thực hiện phần thi thứ nhất theo môn học: Môn Ngữ văn Câu1: Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 giây, nếu trả lời được ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, ở dữ kiện thứ hai được 20 điểm, ở dữ kiện thứ ba được 10 điểm. TÌM MỘT CÂU TỤC NGỮ: Dữ kiện thứ nhất: đề cao tính kiên trì Dữ kiện thứ hai: Quan sát bức tranh Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến một đồ vật dùng để khâu vá Đáp án: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Câu 2: Có 3 câu hỏi, mỗi câu được 10 điểm, nếu trả lời được 3 câu được 30 điểm. Cho đoạn thơ sau: 6