SKKN Hiệu quả của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_hieu_qua_cua_viec_doi_moi_day_hoc_va_kiem_tra_danh_gia.doc
Nội dung text: SKKN Hiệu quả của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp
- PHÒNG GDĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HỌC TẬP MÔN MỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP Phần I KHÁI QUÁT VỀ BẢN THÂN 1. Họ và tên: Văng Công Sâu, sinh năm 1978 2. Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Tiệp. 3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm Mỹ thuật. 4. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Thể dục - Nhạc - Họa 5. Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp và làm công tác chủ nhiệm. Phần II NỘI DUNG SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 1. Thực trạng, nguyên nhân: 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị: Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Văn Tiệp là đơn vị luôn đi đầu trong các phong trào thi đua trong ngành GD của huyện Tân Hồng. Trường nằm ở địa bàn thị trấn nên luôn được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, sạch đẹp, khuôn viên rộng có cây xanh thoáng mát, có cổng, hang rào kiên cố Tuy nhiên hiện nay trường chưa có phòng học chức năng, chưa trang bị giá vẽ, bảng vẽ, một số chất liệu màu thông dụng, giấy vẽ chuyên dùng, tư liệu, tài liệu, tranh ảnh cho GV và HS tham khảo. 1
- Về Học sinh (HS) đa số các em ở thị trấn luôn được sự quan tâm giáo dục của phụ huynh nên rất ngoan, hiền, hiếu học. Về Giáo viên (GV) và cán bộ công nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn tâm quyết với ngành, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác nên năm học 2013- 2014 trường vinh dự đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Song song đó, những năm qua, hoạt động đổi mới DH, KTĐG ở trường đã có thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, theo tôi do tồn tại một số nguyên nhân sau: - Việc GV thường xuyên chủ động, phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS còn hạn chế. - Đánh giá kết quả tiếp thu lý thuyết chủ yếu GV hỏi HS trả lời theo sách, GV tóm tắt cũng không ngoài nội dung trong sách, ít phát triển và mở rộng kiến thức, thiếu sự tranh luận, góp ý của HS - GV chủ quan trong đánh giá chỉ dựa vào cảm tính xếp loại “Đạt”, “Chưa đạt” ít chú ý đến mục tiêu giáo dục thẩm mỹ trong từng loại bài, từng thời điểm. Một số trường hợp GV chấm bài chưa khách quan, chính xác, công bằng. - GV và HS chủ yếu duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức, thường dựa vào cảm tính, “phần nổi”như : bố cục, màu sắc, hình vẽ, nét vẽ ít phân tích. Chưa chú trọng rèn luyện năng lực tự học cho HS. - GV còn nặng về thành tích mà chưa chú ý đến hành động cụ thể và khả năng vận dụng kiến thức thẩm mỹ vào trong cuộc sống hàng ngày: giữ gìn vệ sinh cá nhân, trang trí lớp học, cũng như ứng dụng vào thực tế cuộc sống “ phần chìm” cái này rất khó nhận thấy nhưng lại có ở đa số các em và rất quan trọng. Vì thế học sinh chưa hài lòng với kết quả đánh giá, các em chưa phát huy hết khả năng của mình. Kết quả đánh giá không phân loại được học sinh. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua hai cấp độ Đạt và Chưa đạt đã dẫn đến tình trạng một số HS ỷ lại, tự mãn, lười học vì nghĩ rằng mức độ loại Đạt là dễ dàng thực hiện. - GV chưa có kinh nghiệm về DH theo chủ đề định hướng phát triển năng lực của học sinh. Việc DH theo chủ đề trong nhà trường vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, GV chưa chủ động liên kết các nội dung học tập để tạo thành chủ đề cũng như triển khai thực hiện DH theo chủ đề. 2
- - GV còn lúng túng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS theo cách học mới. Việc thực hiện mỗi tuần một tiết Mĩ thuật gây khó khăn cho DH theo chủ đề. - Thực hiện dạy theo chủ đề GV cần có khả năng liên kết các thông tin để tạo sự hấp dẫn cho người học, tuy nhiên hiện nay nhiều GV còn hạn chế về mặt này cũng như xác định các năng lực cần hình thành cho HS. - PHHS chưa chú ý đến môn học cũng như những thay đổi của môn học. Hiện nay số lượng HS/lớp khá đông, thiếu phòng học chức năng, rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ tới việc DH theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 1.2. Thực trạng của bản thân: Bản thân luôn tâm quyết với nghề, tích cực tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước, luôn tìm tòi sáng tạo và luôn trăn trở tìm ra phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn bởi: mỗi bài chỉ 1 đến 2 tiết, lớp có mỗi 1 tiết/ tuần nên thời gian để các em thực hành trải nghiệm qua bài học còn hạn chế, các em không được đi thực tế, HS chưa tạo ra được “sản phẩm ứng dụng sau mỗi bài học”, nên về việc đánh giá kết quả học tập của HS chỉ được thực hiện khi HS thực hành ở lớp và GV thu bài về nhà chấm xong trả bài vào giờ học sau nên GV chỉ chú ý tới đánh giá từng đơn vị kiến thức kĩ năng của bài học chứ Gv không có thời gian quan tâm đến kinh nghiêm của HS, quá trình học của các em, chưa hướng tới sự phát triển cá nhân, sự cảm thụ cái đẹp thì đã phải chuyển sang chủ đề khác. Với những thực trạng nêu trên là do: + Cấu trúc chương trình và thời lượng dạy – học chưa thể hiện được đặc thù môn học. + Tâm lí HS và PHHS coi nhẹ bộ môn. + HS bị chi phối bởi các môn học khác và phải phụ giúp gia đình. + Khả năng cảm nhận cái đẹp của HS chưa cao. + Mức thu nhập, gia đình gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến việc đứng lớp. Với những thực trạng và nguyên nhân nêu trên nên sau khi được dự lớp tập huấn tại thành phố Cần Thơ về DH và KTĐG kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng tại đơn vị nội dung đề tài “ Hiệu quả của việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn Mỹ thuật theo định 3
- hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp” và đã đem lại hiệu quả khá cao, cải thiện đáng kể những hạn chế trong quá trình dạy học. 2. Nội dung sáng kiến ( giải pháp) đăng ký: Để DH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện mục tiêu nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy – học nhằm khuyến khích phát huy tính tích cực năng động sáng tạo, khả năng tự học một số chủ đề môn Mỹ thuật của HS trường THCS Nguyễn Văn Tiệp tôi xin đưa ra một số biện pháp, giải pháp sau: 2.1. Dạy học môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực HS: - Tích cực đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp với đặc thù môn Mỹ thuật tôi xin liệt kê một số biện pháp đổi mới DH theo định hướng phát triển năng lực của HS như sau: + Cải tiến các PPDH truyền thống, tăng cường các PPDH học đặc thù bộ môn đồng thời kết hợp đa dạng các PPDH. + Vận dụng DH giải quyết vấn đề, DH theo tình huống và theo định hướng hành động. + Tăng cường sử dụng PTDH và áp dụng CNTT như thiêt kế bài giảng điện tử, tải tư liệu tranh ảnh, in tranh ảnh ra khổ giấy lớn cho HS xem. + Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS khi học Mỹ thuật. - Thiết kế lại phân phối chương trình “ dạy học theo chủ đề” - chương trình bài học có sự liên kết từ thấp đến cao (tham khảo trong phần phần phụ lục): chú trọng sắp xếp bài dạy theo “chủ điểm”. Ví dụ: chủ điểm tháng 1-2 là Mừng Đảng mừng xuân thì sắp xếp chương trình lớp 6, tuần 20- 21, bài 22 vẽ tranh đề tài Ngày tết và mùa xuân với không khí đón tết như vậy học sinh sẽ hứng thú vẽ hơn. - Thiết kế bài giảng khoa học, câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề quá tải., sắp xếp hợp lý các hoạt động dạy và học. - Vận dụng linh hoạt các khâu lên lớp theo đặc thù bộ môn. - Dạy học bám sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng những em có năng khiếu để tham gia các hội thi vẽ tranh các cấp và phụ đạo học sinh không có năng khiếu đảm bảo hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng. - Thiết kế xây dựng kế hoạch dạy học. 4
- - Tích cực tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị ĐDDH một cách thường xuyên bởi môn Mỹ thuật là môn trực quan, dạy – học thông qua đồ dùng dạy học. - GV phải thường xuyên vẽ và thị phạm cho học sinh xem để các em khỏi nghi ngờ về trình độ cũng như khả năng của người thầy giúp các em đam mê và hứng thú vẽ hơn. Dạy Mỹ thuật không nhất thiết yêu cầu HS phải có khả năng thực hành vẽ đẹp, nếu các em có khả năng phân tích tranh hay biết cảm nhận sự vật hiện tượng hoặc cảm nhận tác phẩm nghệ thuật thì được rồi bởi thông qua khả năng đó học sinh hình thành óc tưởng tượng, khả năng bao quát sự vật hiện tượng, có thái độ với sự vật hiện tượng từ đó biết cách vận dụng kiến thức liên môn với các môn học khác. 2.2. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực: - Môn Mỹ thuật cũng như những môn học khác, việc GV dạy cũng như KTĐG phần lớn dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ GD&ĐT đã qui định. Ngoài ra, còn có một số biện pháp đánh giá khác mà theo tôi GV bộ môn này cần áp dụng đó là: - Đánh giá năng lực mang tính tích hợp: tức là đòi hỏi HS phải có khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, liên quan đến bộ môn. - Đánh giá hướng tới sự cảm thụ thẩm mỹ: nghĩa là hướng tới cách thức đánh giá mang lại cơ hội cảm thụ thẩm mỹ cho HS, các em không chỉ là chủ thể sáng tạo mà còn là chủ thể đầu tiên cảm thụ bài vẽ do mình tạo ra. Cách đánh giá này sẽ khuyến khích các em vẽ tốt hơn. - Đánh giá hướng tới sự phát triển cá nhân: đây là cách đánh giá dựa trên tinh thần động viên là chính, khuyến khích HS mạnh dạng thể hiện ý tưởng của mình thông qua bài vẽ, không nên áp đặt, chê hay so sánh bài vẽ của các em với nhau để tránh tình trạng học sinh ganh đua hay mặc cảm tự ti làm giảm hứng thú học tập vì đây là môn năng khiếu nên khả năng thể hiện của HS là khác nhau. Áp dụng ba cách đánh giá này trong một bài cụ thể. Ví dụ đối với bài 29 Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông, trong chương trình Mỹ thuật lớp 7: Gv đặt câu hỏi, gợi ý HS trả lời - Hằng ngày các em đi học từ nhà đến trường, - Thấy các bạn chạy xe hàng ba hàng tư, lạng các em có nhận xét gì về tình trang các bạn lách, đùa giỡn với nhau tham gia giao thông trên đường? -Thực tế tai nạn giao thông dẫn đến chết - Do người tham gia giao thông không có ý người hay chấn thương sọ não là do đâu? thức, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo 5