SKKN Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam - Thông qua các hoạt động Đội

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 6160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam - Thông qua các hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giup_doi_vien_hoc_tap_lich_su_dat_nuoc_the_thu_cac_trie.doc

Nội dung text: SKKN Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam - Thông qua các hoạt động Đội

  1. BM 01-Bia SKKN UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẢO QUANG Mã số: (Do HĐKH Phòng GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP ĐỘI VIÊN HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC – THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI Người thực hiện: Trần Hữu Thạch Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục:  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 1
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Hữu Thạch 2. Ngày tháng năm sinh: 12/12/1984 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp Núi Đỏ - Xã Bàu Sen – Long Khánh – Đồng Nai. 5. Điện thoại: (CQ) ; (NR); 0913.118351 (ĐTDĐ) 6. Fax: E-mail: thcsbaoquang@yahoo.com 7. Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội. 8. Đơn vị công tác: Trường THCS Bảo Quang – Xã Bảo Quang – Long Khánh - Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2013 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tổng phụ trách Đội - Số năm có kinh nghiệm: 08 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Biện pháp nâng cao chất lượng Ban chỉ huy Liên – Chi đội Nâng cao hiệu quả trong phong trào Kế hoạch nhỏ 2
  3. GIÚP ĐỘI VIÊN HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC – THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, vấn đề học lịch sử Đảng, Đoàn, Đội là vấn đề hết sức cần thiết và đặc biệt vấn đề học sinh nhớ và nắm bắt lịch sử của các triều vua, các vị anh hùng lại càng cần thiết hơn. Vì lịch sử không chỉ làm cho con người chúng ta lớn lên, yêu quê hương, đất nước, yêu nhân loại. Và trên nền tảng đó, chúng ta hòa nhập được với thế giới và đặc biệt dạy cho con người Việt Nam biết tự trọng, tự tôn, biết mình đang ở đâu, đi về đâu để phấn đấu. Tóm lại, lịch sử góp phần hình thành bản lĩnh, nhân cách con người Việt Nam để chúng ta có chổ đứng trên thế giới, vẫn khẳng định và tự hào mình là người Việt Nam, không trộn lẫn với người Trung Hoa, người Nhật, người Triều Tiên Tuy nhiên đối với những môn xã hội như lịch sử, học sinh thường học theo kiểu “học gạo”, chẳng mấy khi người học cầm giấy, bút viết ra nên rất mau quên. Trong khi đó bài học lại dài, nhiều sự kiện, nhiều ngày tháng làm sao có thể nhớ được! Còn giáo viên nhiều người cũng chỉ dạy cho xong chương trình theo sách giáo khoa. Với tình trạng dạy và học như vậy thì không thể có hiệu quả như mong muốn được. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ Ngày nay, ở nước Việt Nam ta tình trạng dạy và học sử khó có thể thay đổi ngay trong một lúc được. Có quá nhiều vấn đề dồn lại trong một thời gian dài. Cả một hệ thống rất nặng nề, muốn thay đổi, không phải là vấn đề đơn giản. Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội với trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy là Sư phạm Địa lý – Lịch sử, bản thân tôi luôn đặt câu hỏi: Vì sao học sinh nước ta lại biết rất ít về lịch sử nước nhà, nhưng lại khá rành rọt về lịch sử của các nước khác? Với mong muốn ý nghĩa đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Địa lý – Lịch sử và cũng là một Tổng phụ trách Đội đã đưa việc tổ chức dạy cho học sinh nắm lịch sử các triều vua lồng ghép vào các hoạt động Đội để các em có thể nắm rõ và nhớ kĩ hơn lịch sử của các triều vua, các vị anh hùng mà từ đó khi nhắc tới lịch sử nước mình các em có thể hãnh diện kể cho các bạn nước khác biết và cũng từ đó các em có thể theo kịp với sự phát triển của nước bạn. Đưa đất nước ta phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chính vì ý nghĩa đó tôi đã thực hiện sáng kiến: Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam- thông qua các hoạt động Đội II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tổ chức Đội trong nhà trường với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, thiết kế các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh – đội viên tham gia giải trí, vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Ngược lại, việc học tập các môn văn hóa trong nhà trường nói chung hay môn lịch sử nói riêng đều dễ làm cho các em áp lực, đặc biệt là trong thời đại mà việc học thường là gáng nặng đối với các em học sinh. Ở bộ môn lịch sử, đa phần thầy cô giáo trong nhà trường đều hướng dẫn các em học theo hướng thuộc lòng, mặc dù trong thời gian gần đây đã có nhiều biến đổi trong phương pháp dạy học, các em đã có hứng thú hơn đối với bô môn này, nhưng nhìn chung với kiến thức khô khan vẫn làm cho các em học sinh học tập lịch sử chỉ là 3
  4. để hoàn thành kết quả học tập chứ chưa thật sự hiểu rõ mình đã học, đã hiểu, đã nắm rõ ý nghĩa của lịch sử nước nhà hay nói hẹp hơn thì các em đã biết được bao nhiêu trong tổng số các triều vua Việt Nam Theo như lời tác giả Nguyễn Khắc Thuần – một nhà sử học Việt Nam từng nói: Nếu lấy việc của nhà Đinh đem gán cho nhà Trần, lấy việc của nhà Lý đem gán cho nhà Hồ, hoặc giả là lấy việc của nhà Lê đem gán cho nhà Nguyễn thì dẫu là vô tình hay cố ý, đều không khỏi mang tội với tổ tiên Ở đây ta thấy việc học lịch sử sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với các em học sinh. Tôi đã từng đọc sáng kiến kinh nghiệm của các tác giả khác như: Học tập lịch sử thông qua tên các con đường. Quả thật đây là một sáng kiến hay, rất đáng để ta học hỏi, nhưng hạn chế lớn nhất của sáng kiến này là không thể biết được thứ tự các triều vua Việt Nam ở giai đoạn nào? Nếu vậy thì học sinh – đội viên không thể hệ thống được quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nước ta. Trong các tài liệu Đại cương lịch sử Việt Nam 1, 2, 3 của Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh viết ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007 ) thì ta thấy các kiến thức trong tài liệu quá rộng và sâu, không thể đòi hỏi học sinh phổ thông có thời gian tìm hiểu. Hoặc trong tài liệu Thế thứ các Triều vua Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần viết ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1995 ) thì cũng hệ thống được thứ tự của từng thời đại, tuy nhiên với mức độ tra cứu của học sinh thì việc này cũng quá sức. Vì việc học tập thông qua những kiến thức sách vở, sách giáo khoa, tài liệu đối với cá em đã là hằng ngày, hàng giờ, do đó các em cần có một khoảng thời gian nghĩ ngơi, vui chơi để giảm căng thẳng. Đó chính là thời gian mà các hoạt động của Đội được tổ chức và đem lại nhiều lợi ích cho việc học tập của các em học sinh nói chung và đối với môn lịch sử nói riêng. Chính vì lí do trên, bản thân tôi đã không ít trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào để giúp các em học sinh – đội viên trong nhà trường vừa tham gia các hoạt động Đội, vừa học tập, hiểu biết được các kiến thức lịch sử dân tộc, đặc biệt là thứ tự các đời vua Việt Nam để khi các em được hỏi, được nhắc đến thì bản thân mỗi em đều có thể trả lời rành rọt. Trên cơ sở các hoạt động của nhà trường, tôi đã lồng ghép các hoạt động Đội như: Phát thanh măng non, tuyên truyền dưới cờ, tổ chức các hội thi viết, vẽ, các trò chơi vận động, trò chơi lớn, mang màu sắc lịch sử dân tộc nhằm từng bước hình thành trong mỗi học sinh – đội viên của trường hệ thống lịch sử các vị vua Việt Nam qua từng thời kì. Từ các hoạt động Đội trên, các em học sinh – đội viên trong nhà trường đã một phần học tập được thêm các kiến thức mà đôi khi trong quá trình học tập ở lớp các em vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ. Qua các hoạt động Đội trên cũng đã giúp các em có hứng thú hơn đối với môn học lịch sử trong nhà trường, môn học mà hiện nay cả nước đang phải từng bước đầu tư để khôi phục lại tư tưởng xem nhẹ việc học tập của các em. Bản thân tôi cho rằng đây là một giải pháp hoàn toàn mới giúp việc học tập các kiến thức bộ môn văn hóa nói chung và môn lịch sử nói riêng trong trường học đạt được kết quả cao hơn, từ đó cũng khẳng định rằng vai trò của tổ chức Đội và các hoạt động Đội trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh. 4
  5. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trong quá trình giảng dạy và tổ chức các phong trào, hoạt động Đội, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội và giúp các em học sinh học tập kiến thức văn hóa trong quá trình tham gia các hoạt động Đội, ở đây tôi xin trình bày các biện pháp giúp các em có hứng thú trong việc học tập các kiến thức về thế thứ các triều vua Việt Nam thông qua các hoạt động của Đội. 1. Giải pháp 1: Tổ chức học tập qua chương trình phát thanh măng non hàng tuần và đề cương tóm tắt Vào đầu năm học Ban biên tập chương trình phát thanh măng non soạn thảo các nội dung liên quan đến vấn đề lịch sử theo từng giai đoạn, bên cạnh đó, vào cuối chương trình phát thanh hàng ngày sẽ có các câu hỏi mang tính chất đố vui để kích thích các em tham gia lắng nghe và theo dõi và trả lời các câu hỏi trong chương trình. Việc thực hiện phát thanh hàng ngày, hàng tuần trong phạm vi toàn trường sẽ giúp cho hầu hết các em đội viên nắm được kiến thức về lịch sử của các triều vua Việt Nam qua các thời kì. Song song với việc phát thanh măng non, bản thân tôi còn tiến hành in ấn các tài liệu có liên quan đến kiến thức lịch sử dưới dạng tóm tắt để phát về các lớp, đề cương dưới dạng bỏ túi giúp các em tìm hiểu những điều thú vị về các triều vua Việt Nam trong những giờ rãnh rỗi. Thêm vào đó, ngay ở các khu vực lớp học, cầu thang của trường, tôi cũng sử dụng việc in ấn các đề cương này và treo ở những khu vực các em học sinh dễ nhìn thấy giúp các em không quên những kiến thức mà bản thân vừa tìm hiểu và được nghe phát thanh hàng ngày, khắc sâu vào trí nhớ để các em không quên kiến thức lịch sử của từng giai đoạn. Từ đó sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức lịch sử các triều vua Việt Nam qua các thời kì trong thời gian ngắn nhất. Khi thực hiện việc phát thanh măng non và học tập kiến thức lịch sử trong thời gian ngắn, tôi thực hiện khảo sát thông qua các bài trắc nghiệm và được kết quả như mong muốn như sau: Số học sinh tham Trước khi thực Sau khi thực hiện gia khảo sát hiện khảo sát khảo sát 124 em 15 em biết 92 em biết Các bài trắc nghiệm chủ yếu được hỏi về tên các vị vua có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân tộc, các vị anh hùng dân tộc như: Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lý Thái Tổ, Đinh Thái Tổ, câu trắc ngCác kiến thức của từng câu trắc nghiệm không đánh đố học sinh mà chỉ mang tính chất loại trừ hoặc gợi mở như: Vị vua nào đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên là Thăng Long ? a. An Dương Vương b. Trần Thái Tông c. Lý Thái Tổ d. Bảo Đại 5