SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Tiểu học - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoài

doc 11 trang sangkien 26/08/2022 5680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Tiểu học - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_cong_tac_chu_nhiem_o_tieu_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Tiểu học - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hoài

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN LĂK TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TIỂU HỌC GV: Lê Thị Hoài Năm học: 2014 - 2015 1
  2. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Hưởng ứng phong trào vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT đã phát động. Mỗi giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức, quản lí lớp học, nhất là ở bậc Tiểu học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng để tất cả học sinh đến trường không phải “sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để thực hiện điều này, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Tiểu học” 2
  3. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 4a Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Lak, Đak Lak. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Trường học, học sinh, gia đình, đồng nghiệp, BGH, chuyên môn, địa phương - Tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học - Có vận dụng kiến thức trong thực tế thời gian công tác của bản thân, kiến thức giáo dục phổ thông trên báo chí, tập san, các phương tiện thông tin đại chúng theo đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước đối với công tác giáo dục và Đào tạo. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo sách, báo, tài liệu có liên quan - Tìm hiểu thực tế - Đúc rút kinh nghiệm bản thân - Phương pháp điều tra, quan sát II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. Khác với bậc học khác, người giáo viên ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ”và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lí toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần một người thường xuyên hướng đần, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm, lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện mức cao hơn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Mỗi năm một lần được ban giám hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần 3
  4. công sức phục vụ cho sự nghiệp trồng người. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh yếu, học sinh chưa ngoan lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở của mỗi người giáo viên. 2. Thực trạng Năm học 2014-2015 được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công giảng dạy lớp 4a điểm học chính Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường. - Giáo viên chuyên như âm nhạc, thể dục, mĩ thuật, của lớp khá trẻ, năng động và nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong giáo dục nhân cách cho học sinh. - Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 2 buổi/ ngày nên có nhiều thời gian gần gũi các em. - Đội ngũ cán sự lớp là những thành viên có học lực giỏi ,tích cực ,ham hoạt động . - Học sinh chủ yếu là người kinh . *Khó khăn: - Một số Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em. - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà. - Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, công tác chủ nhiệm chưa đạt được kết quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Để khắc phục tình trạng này thì trước hết mỡi thầy giáo, cô giáo cần nhận thức rằng người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo các em theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc là người bạn tốt của các em để từ đó có thể uốn nắn các em theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Làm thế nào để công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm đạt được hiệu quả? 3. Giải pháp, biện pháp: 4
  5. Giáo dục là quá trình lâu dài, trong đó người giáo viên chủ nhiệm phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục dến tác động vào từng cá nhân tập thể. Quá trình đó không phải diễn ra trong một, hai ngày mà là cả quá trình tác động lâu dài và thường xuyên. Bằng kinh nghiệm trong nhiều năm trong công tác chủ nhiệm và giáo dục học sinh, tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh ở bậc Tiểu học cụ thể như sau: a. Nhận lớp chủ nhiệm-Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh: - Đối tượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và nhà trường nói chung là học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm lớp muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của lớp mình thì giáo viên phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách của từng học sinh trong lớp. Vì vậy, khi nhận phân công của BGH nhà trường nhận lớp chủ nhiệm. Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của học sinh thông qua biện pháp sau: - Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp như học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn - Tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của từng học sinh thông qua bài kiểm tra và kết quả học tập của của học sinh năm trước qua học bạ, sổ theo dõi đánh giá học sinh. - Trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa hoặc trong các giờ ra chơi. - Thăm hỏi gia đình học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, trò chuyện với học sinh tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực. - Ngay đầu năm học, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh. Giáo viên phải cập nhật những thông tin đã tiếp cận, ghi chép những thông tin đó vào sổ nhật kí để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp như: Tuyên dương, khen ngợi hay nhắc nhở khéo nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. * Nắm được các thông tin về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, những ưu diểm, hạn chế của từng học sinh, đây là những cơ sở rất quan trọng trong suốt quá trình giáo dục học sinh, từ đó giáo viên mới xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và có những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh lớp mình. 5
  6. b. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: - Kế hoạch chủ nhiệm là bước thiết kế lộ trình thực hiện nội dung giáo dục mang tính khoa học, giúp giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành tổ chức, giáo dục học sinh một cách chủ động, có mục đích rõ ràng. - Trên cơ sở nắm bắt tình hình học sinh và sự chỉ đao, lãnh đạo của nhà trường ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học chi tiết cụ thể. Kế hoạch chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu các mặt giáo dục học sinh theo từng tháng, học kì, cả năm học và đặc biệt đề ra những biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra. Những biện pháp giáo dục phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, của từng học sinh trên cơ sở thông tin đã thu thập. Chú trọng việc giáo dục toàn diện và đồng thời cũng nâng cao, phát huy những điểm mạnh của các em để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. c. Xây dựng bộ máy tổ chức lớp: - Việc xây dựng bộ máy tổ chức lớp học, sẽ tạo ra nhân tố rất quan trọng để giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp. Xây dựng bộ máy tổ chức lớp tốt sẽ đẩy mạnh các phong trào thi đua của lớp, góp phần giáo dục toàn diện cho các em. - Để xây dựng được bộ máy tổ chức lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm căn cứ trên các thông tin đã cập nhật về số lượng học sinh của lớp, năng lực tổ chức quản lí và học lực của học sinh, bầu chọn cán sự lớp và dàn đều số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu trong từng tổ .Để bầu ban cán sự lớp hoạt động có hiệu quả , giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm cũ bởi họ là những người nắm rõ khả năng của các em học sinh. Cán sự lớp phải là người có đầy đủ các tố chất về tổ chức, học lực giỏi, khá, năng nổ, có khả năng quy tụ, đoàn kết trong tập thể. - Khi chia tổ giáo viên cần tạo sự đồng đều trong tổ, mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng học sinh như có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, học sinh ở địa bàn xa, gần , có học sinh ngoan, học sinh cá biệt làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, lao động. - Sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức bồi dưỡng phương pháp làm việc cho cán sự lớp. Để phát huy kịp thời, nhanh chóng đưa lớp đi vào hoạt động có nề nếp, giáo viên phải hoàn thành công việc này ở tuần thứ hai của năm học. d. Lập sơ đồ lớp học: 6