Trao đổi về cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến

doc 4 trang sangkien 27/08/2022 5720
Bạn đang xem tài liệu "Trao đổi về cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctrao_doi_ve_cach_viet_sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tien_ti.doc

Nội dung text: Trao đổi về cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến

  1. trao đổi về cách viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến I- khái niệm về SKKN giáo dục tiên tiến - Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến (SKKN) là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục. Thực tế trong nhiều năm cho thấy, SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục và đào tạo trong các nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động tổng kết, đúc rút SKKN tiên tiến và phổ biến áp dụng sẽ tạo nên động lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện thành công các mục tiêu đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay. - Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là một cụm từ kép, có thể hiểu cụm từ này như sau: 1- Sáng kiến - Sáng kiến là tạo ra, tìm ra, xây dựng nên một ý kiến, một ý tưởng, một giải pháp mớivề một đối tượng, một hoạt động nào đó. - Theo từ điển Tiếng Việt "Sáng kiến là ý kiến mới có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn". 2- Kinh nghiệm - Kinh nghiệm là một tổng thể tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có nguồn gốc thực tiễn, được lĩnh hội và tích luỹ trong qúa trình hoạt động giao tiếp của chủ thể. - Kinh nghiệm phải được xem xét như là toàn bộ thực tiễn xã hội của con người bao gồm tác động qua lại giữa chủ thể và hoàn cảnh khách quan bên ngoài và kết quả của tác động qua lại đó. - Kinh nghiệm là cái có thực, được chủ thể tích luỹ được trong quá trình trải nghiệm, nó là những gì tốt nhất trong những gì đã kinh qua. 3- Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến - SKKN GD tiên tiến là những kinh nghiệm thành công ở mức độ cao. Đó là những hoạt động GD- ĐT được tổ chức tối ưu, cho kết quả giáo dục cao và bền vững, ít hao phí sức lực, tiền của, thời gian của cán bộ, giáo viên, học sinh. - SKKN GD tiên tiến là tổng thể những tri thức, kỹ năng , kỹ xảo mà cán bộ, giáo viên tích luỹ được trong thực tiễn, là cơ sở của nghệ thuật giáo dục, là cơ sở quan trọng của lý luận giáo dục. - Tổng kết SKKN kinh nghiệm GD tiên tiến là một phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, từ phân tích thực tiễn mà đúc rút ra kết luận kinh nghiệm. II- Cách viết SKKN SKKN có thể viết theo cấu trúc sau: 1- Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, tổng quan, một số vấn đề chung) - Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu:
  2. + Cơ sở lý luận. + Cơ sở thực tiễn - Mục đích SKKN . - Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. - Kế hoạch nghiên cứu. 2- Nội dung SKKN - Nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. - Thực trạng vấn đề nghiên cứu( cách làm cũ). - Mô tả (có đối chiếu, phân tích, so sánh với cách làm cũ) các giải pháp (hoặc các biện pháp, ứng dụng, đổi mới ) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn- Đây là phần trọng tâm của SKKN. (Tuỳ theo đặc điểm từng SKKN mà thực trạng vấn đề nghiên cứu và mô tả giải pháp có thể viết riêng hoặc có thể kết hợp làm một). - Kết quả thực hiện bắt buộc phải có, nên dùng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh . 3- Kết luận và khuyến nghị - Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả ). - Các đề xuất và khuyến nghị. 4- Tài liệu tham khảo (nếu có) Ghi chú: Cấu trúc trên chỉ là 1 trong những cách trình bầy, nếu cán bộ, giáo viên viết theo các cách khác mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí đánh giá thì vẫn cho điểm tối đa. III- Biểu điểm chấm SKKN Chấm SKKN theo 4 tiêu chí: 1- Tính sáng tạo (5 điểm) gồm nội dung sau: - Nội dung đề tài nhằm giải quyết đến những v/đ đổi mới hiện nay. - Tính mới của SKKN (được xét theo góc độ tương đối). 2- Tính hiệu quả (5 điểm) gồm nội dung sau: - Thể hiện cách làm tối ưu; - Cho kết quả cao và bền vững, ít hao phí công sức, tiền của, thời gian 3- Tính khoa học và sư phạm (5 điểm) gồm nội dung sau: - Nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, quản lý đề cập trong SKKN phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hiện nay, phù hợp với khoa học giáo dục và các chuyên ngành khoa học khác. - Không được trái với những nguyên lý, phương châm sư phạm 4- Tính ứng dụng, phổ biến (5 điểm) gồm nội dung sau: - Dễ ứng dụng. - Dễ phổ biến: Trình bầy vấn đề logic (viết gọn, rõ các bước thực hiện, có phân tích, đối chiếu, so sánh).
  3. IV- Nội dung đúc rút, tổng kết SKKN giáo dục tiên tiến trong năm học 2008- 2009 Trọng tâm hoạt động SKKN năm học 2008- 2009 tập trung vào phổ biến, áp dụng và nâng cao chất lượng SKKN. Thực hiện "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; nội dung nghiên cứu SKKN giáo dục tiên tiến cần tập trung nghiên cứu sâu vào những lĩnh vực đổi mới như: - Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường. - Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị. - Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập. - Đổi mới trong triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới. - Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trường. - Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp. - Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội. - Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động đoàn thể. - Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử. - Đổi mới phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. Hội đồng khoa học Ngành