SKKN Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh - Bùi Thị Kiều Nhi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh - Bùi Thị Kiều Nhi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_giao_vien_chu_nhiem_la_nhan_to_then_chot_trong_viec_gia.docx
Nội dung text: SKKN Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh - Bùi Thị Kiều Nhi
- Phiếu nhận xét dành cho các đơn vị, trường học trực thuộc Sở GD&ĐT Mẫu 2a SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRÀ VINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT DƯƠNG HÁO HỌC PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh. Thời gian thực hiện: Năm học 2016 -2017 Tác giả : Bùi Thị Kiều Nhi Chức vụ : Giáo Viên Bộ phận công tác : Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ TỔ CHUYÊN MÔN ( TRƯỜNG ) HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại Xếp loại : Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . Tổ trưởng Hiệu trưởng 1
- UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh. Thời gian thực hiện: Năm học 2015 - 2016 Tác giả : Bùi Thị Kiều Nhi Chức vụ : Giáo Viên Đơn vị công tác : Trường THPT Dương Háo Học TỔ BỘ MÔN ( CẤP TỈNH ) HỘI ĐỒNG KHGD SỞ GD & ĐT Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại Xếp loại : Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . Tổ trưởng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo 2
- BÁO CÁO TÓM TẮT 1. Người thực hiện: - Họ và tên: Bùi Thị Kiều Nhi - Năm sinh: 20/10/1984 - Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Háo Học - Chức vụ hiện tại: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: ĐHSP 2. Tên sáng kiến: Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh. 3. Nội dung sáng kiến: Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải bỏ nhiều công sức và thời gian. Để làm tốt vai trò của mình GVCN cần biết đặt tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp phụ trách trên cơ sở nề nếp, kỷ cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội Vì vậy, trong việc tổ chức giáo dục học sinh, hoạt động giáo viên chủ nhiệm rất đặc thù và đầy sáng tạo, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ tuổi, mức độ trưởng thành của HS, hoạt động của ban cán sự lớp, điều kiện cụ thể của trường, lớp, gia đình HS và các tổ chức xã hội có liên quan. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của GVCN. công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường, đòi hỏi GVCN phải hết sức sáng tạo, có một tinh thần trách nhiệm cao, mới gánh vác được nhiệm vụ này có hiệu quả. 4. Thời gian thực hiện sáng kiến: Bắt đầu từ tháng 9/2013 đến tháng 11 năm 2016. 5. Phạm vi áp dụng: - Áp dụng học sinh trường THPT Dương Háo Học ở tất cả các hệ. - Là tài liệu trao đổi phương pháp giáo dục học sinh với đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường. 6. Hiệu quả: - Chưa áp dụng đề tài: Năm Lớp Học sinh Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm TNTHPT học CN Đầu Cuối Tỉ lệ G K Tb Y G K Tb Y SL TL năm năm 2013- 2014 11CB 30 25 83,3% 1 5 19 5 10 14 5 1 1 - Áp dụng đề tài: Năm Lớp Học sinh Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm TNTHPT học CN Đầu Cuối Tỉ lệ G K Tb Y G K Tb Y SL TL năm năm 2014- 2015 10CB 31 31 100% 7 20 4 0 28 3 0 0 1 2015- 2016 12B2 29 29 100% 7 18 4 0 28 1 0 0 29 100% XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO Bùi Thị Kiều Nhi 3
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, giáo viên là những người được đào tạo để giáo dục học sinh trở thành những người có đầy đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thiết nghĩ, đã chọn nghề giáo làm lý tưởng cho cuộc đời mình, Tôi luôn tự nhủ là phải làm sao giữ cho mình luôn là một giáo viên mẫu mực, một tấm gương tận tụy, một tình cảm nhân hậu, vị tha, một đức tính kiên nhẫn, một tấm lòng rộng lượng, bao dung. Thậy vậy, trong nghề giáo viên có giây phút nào vui hơn, hạnh phúc hơn khi nhìn những ánh mắt rạng ngời, say sưa của học sinh thân yêu khi nghe từng lời giảng của mình. Có tự hào nào hơn khi đứng trên bục giảng được đón nhận những tình cảm mến yêu, kính trọng từ những học trò của mình! Có sung sướng nào hơn khi giữa phố chợ tấp nập ồn ào lại có tiếng chào “Thưa cô!” hay là một cái gật đầu biểu hiện thái độ kính trọng. Vì thế, vai trò của người làm công tác giáo dục là vậy, song không thể không kể đến ngững người làm công tác giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp. Vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý cả một tập thể lớp với những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, hoàn cảnh, điều kiện, ý thức tâm sinh lý khác nhau và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp. Đây là chức năng rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm so với các giáo viên bộ môn khác không làm chủ nhiệm lớp. Đồng thời là người bị áp lực, trách nhiệm ở nhiều góc độ như: về học tập, hạnh kiểm, tham gia các phong trào, học sinh nghĩ học, bỏ học, công tác thi đua, về phía phụ huynh học sinh, Ban giám hiệu. Chính vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy, Tôi nhận thấy là một giáo viên nếu được Ban giám hiệu tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm thì đòi hỏi người giáo viên phải chủ nhiệm lớp bằng cả khả năng và cả một trái tim nhiệt huyết. Bởi vai trò của người làm công tác chủ nhiệm rất quan trọng, làm tốt công tác chủ nhiệm thì kết quả nề nếp và học tập cao và ngược lại. Xuất phát từ những lý do, và yêu cầu thực tiễn trên, Tôi chọn đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm đóng góp một chút kinh nghiệm làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp đối với công tác giáo dục HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THPT. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, bản thân Tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: 4
- Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục HS THPT, các bài tham luận trên Internet, một số sáng kiến có đề cập tới công tác GVCN của một số đồng nghiệp, bạn bè trường bạn. - Phương pháp điều tra: + Điều tra tình hình lớp, trước khi nhận lớp chủ nhiệm ( hồ sơ, học lực, hạnh kiểm, chức vụ cán sự lớp, hoàn cảnh gia đình, lý lịch hs ) + Trò chuyện, trao đổi với GVBM, với HS. + Thông qua phương pháp này GVCN nắm rõ hơn tâm lý, tính cách của từng HS, rõ về học tập của từng em để tham mưu cho các GVBM, phối hợp với CMHS được tốt hơn trong việc phân công tổ, nhóm học tập.Đồng thời giúp GVCN định hướng cán sự lớp thật sự có năng lực, chất lượng và làm việc có hiệu quả. - Phương pháp phân tích số liệu: Kết quả cụ thể qua từng học kỳ của năm học và qua tổng kết của từng năm học sẽ có sự thay đổi . GVCN sẽ tìm ra những hạn chế, và mặt tích cực để có giải pháp phù hợp hơn cho năm chủ nhiệm tiếp theo. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp trường bạn, trường mình. + Từ kinh nghiệm của chính bản thân qua các năm làm công tác chủ nhiệm. - phương pháp thử nghiệm: Đã áp dụng các biện pháp vào công tác giáo dục HS Trường THPT Dương Háo Học từ năm học 2013 đến 2016. III. Giới hạn đề tài §Ò tµi nµy tËp trung nghiªn cøu vÒ ph¬ng ph¸p giáo dục học sinh IV. Kế hoạch thực hiện Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/2013, Kết thúc tháng 11 năm 2016. 5
- B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. Trong những năm gần đây cùng với việc thay đổi sách giáo khoa cũ bằng sách giáo khoa mới, việc thay đổi một số phương pháp trong dạy học là rất cần thiết. Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quan trọng, đặc biệt vai trò của GVCN trong công tác giáo dục học sinh. GVCN được coi như người mẹ, người cha thứ 2 của HS. Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế , tư duy trừu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người. Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết GVCN phải nắm rõ nhiệm vụ của GVCN trong điều lệ trường phổ thông. Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Do đó GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em. Học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống. mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng, tỷ lệ thi TNTHPT của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học. Vì vậy việc quản lí giáo dục học sinh THPT không phải là dễ. II. Cơ sở thực tiễn Hiện nay công tác chủ nhiệm mặc dù được chú ý đến nhưng chưa có phương pháp, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm chưa thấy hết được vị trí và chức năng của mình. Các giáo viên chủ nhiệm chưa có phương pháp tối ưu hoặc có dùng một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm nhưng không hiệu quả. Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú tâm vào việc rèn luyện, không chú ý đến việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Do vậy một số lớp mặt dù là lớp tiên tiến, được xếp thứ hạng cao trong trường nhưng lại không phải là một tập thể lớp vững mạnh, chưa phát huy hết vai trò của tập thể. Với những thực tế trên đã dẫn đến ở các trường hiện nay đạo đức học sinh đang đi xuống, tác phong không đúng, lời nói cử chỉ chưa phù hợp với lứa tuổi của mình. Lực học bị sa sút, các thành viên trong lớp không có tinh thần tập thể. Là một giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy và tham gia làm công tác chủ nhiệm, với mong muốn luôn làm tốt công tác chủ nhiệm và có thêm những 6