SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở

doc 8 trang sangkien 29/08/2022 8620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tu_van_huong_nghiep_cho_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở

  1. UBND HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG BÀI DỰ THI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN QUẢN LÝ GIỎI NĂM HỌC 2011-2012 Người thực hiện : Nguyễn Hồng Tâm Chức vụ : P. Hiệu trưởng Đơn vị công tác : Trường THCS Gáo Giồng Gmail : tam1.thcs.gaogiong@gmail.com Điện thoại : 097 551 4560
  2. I. THỰC TRẠNG Hướng nghiệp, hướng học là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tự giác có ý nghĩa là việc lựa chọn đó có sự phù hợp với yêu cầu của xã hội và phù hợp với những đòi hỏi của nghề. Hướng nghiệp là một vấn đề giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ góp phần vào việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng ý thức đúng đắn đối với lao động, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho thế hệ trẻ tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề. Chính vì vậy công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS là một công tác giáo dục toàn diện. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin đề xuất: "Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường trung học cơ sở". 1. Về nhận thức: * Ưu điểm: - Cán bộ quản lý và phần lớn giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được vai trò vị trí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông xem đây là mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. - Phần lớn học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, giúp các em định hướng được nghề nghiệp. - Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Xem đây là một hoạt động cần thiết, bổ ích giúp các em hiểu biết cơ bản về một số nghề để các em lựa chọn sau này. * Tồn tại - GVCN, GVBM chỉ quan tâm đến chất lượng các bộ môn văn hoá, chưa quan tâm đến chất lượng của hoạt động hướng nghiệp. -Về học sinh: Một số học sinh khối 9 cho rằng công tác hướng nghiệp là hoạt động phụ không liên quan đến kết quả học tập, trong giờ học không chú ý, các em cho rằng việc chọn nghề bây giờ chưa quan trọng. -Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần học văn hoá cho tốt là được, còn việc định hướng nghề và học nghề biết cũng được mà không cũng không sao. 2. Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động: *Ưu điểm: Về cán bộ quản lý, hội đồng sư phạm quán triệt được đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước và ngành. Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể và đã thực hiện chường trình hoạt động HN theo yêu cầu của Sở và Bộ GD- ĐT. - Đưa hoạt động HN vào hoạt động dạy học chính khoá, hướng nghiệp được bố trí 9tiết/năm học. - Về học sinh: Tham gia các buổi học HN và học nghề, nắm được một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp các em tự chọn.
  3. - Về phụ huynh và lực lượng ngoài nhà trường: Đã nắm được cơ bản của công tác HN thông qua dịp họp phụ huynh học sinh của trường tổ chức. *Tồn tại : - Một số giáo viên bộ môn, GVCN chưa coi trọng công tác HN cho học sinh chưa thấy được trách nhiệm của mình. - Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của công tác HN và học nghề. - Đối với HS trong số 50 em được hỏi về suy nghĩ của em về công tác HN trong trường THCS có tầm quan trọng như thế nào thì có 90% học sinh thấy đựợc công tác HN trong trường THCS rất cần thiết cho các em định hướng nghề nghiệp sau này, còn 4% cho rằng hoạt động HN không cần thiết cho lúc này, 6% cho rằng có cũng được và không có cũng được. - Đối với Cha mẹ HS trong số 50 người được hỏi về suy nghĩ của phụ huynh về công tác HN trong trường THCS có tầm quan trọng như thế nào? Nhận định của cha mẹ học sinh rất cao về công tác HN như sau: có 47/50 tỉ lệ 94% ý kiến cho rằng công tác HN trong nhà trường THCS hiện nay là rất cần thiết, còn 3/50 tỉ lệ 6 % cho rằng có cũng được, không có cũng được. 3. Nội dung và hình thức tổ chức: *Ưu điểm: + Cán bộ quản lý cùng hội đồng sư phạm đã bám sát nội dung chương trình, kế hoạch của công tác HN hướng học + Đã tổ chức hướng nghiệp, hướng học cho HS khối 9: 1 tiết /1tháng. + Công tác HN hướng học được tiến hành ngay đầu năm học . *Tồn tại : + Hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú + Công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn thường xuyên. 4. Cơ sở vật chất: *Ưu điểm: Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, các cấp Đảng chính quyền địa phương nên nhà trường đã vận dụng được một số kinh phí trong ngân sách cho phép như quỹ học phí để mua sắm một số thiết bị dạy học phục vụ cho công tác HN thực hiện các chuyên đề ngọai khóa theo qui định. *Tồn tại : - Việc thực hiện thiết bị dùng để hoạt động còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí như tranh (hình ảnh minh họa) nghề nghiệp, dụng cụ dùng để hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, dụng cụ trò chơi, test trắc nghiệm . . . - Chưa tranh thủ các nguồn đóng góp của các lực lượng xã hội việc huy động cộng đồng còn hạn chế. 5. Quản lý chỉ đạo: *Ưu điểm: -Cán bộ quản lý có sự quan tâm chỉ đạo việc dạy HN cho học sinh khối 9 phù hợp với yêu cầu và chỉ tiêu đề ra của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT. -Xây dựng được kế hoạch thực hiện chương trình.
  4. *Tồn tại -Lãnh đạo trường cần quan tâm nhiều hơn nữa cho công tác HN, nhất là tạo điều kiện về kinh phí hoạt động để phong trào học tập hướng học, hướng nghiệp ở đơn vị có ý nghĩa hơn. -Qua thực trạng hoạt động giáo dục HN của khối 9 ở trường THCS Gáo Giồng cụ thể là tôi được sự phân công của lãnh đạo nhà trường làm công tác hướng nghiệp cho học sinh hơn 6 năm qua tôi nhận thấy rằng công tác HN được đưa vào trường THCS là một việc làm rất cần thiết. -Trường đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể và phân công thành viên chịu trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin phối hợp với các Trung tâm GDTX trong và ngoài huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đồng Tháp, trường Cao Đẳng Nghề Đồng Tháp cũng như các trường có phối hợp để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đặc biệt là sự quan tâm của Phòng GD&ĐT h.Cao Lãnh trong công tác HN của trường. Trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu một số giải pháp đã và đang thực hiện sau: II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Ở LỚP 9 TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG 1. Giải pháp 1: -Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng ngoài nhà trường. -Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục HN, đây là một hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. a. Đối với cán bộ giáo viên -Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt động trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. -Thấy được tầm quan trọng của công tác HN trong trường phổ thông, giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp hoặc làm quen được một số nghề sau này có cơ sở để chọn nghề mà mình yêu thích. b. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm -Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác hướng nghiệp vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. -Thông qua hoạt động ngoại khoá, giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và trường nói riêng nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh c. Đối với học sinh khối 9 -Đây là lứa tuổi sắp làm người lớn nhưng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trong của hoạt động này. Vì vậy nhiệm vụ của CBGV phụ trách là giúp các em hiểu được tầm quan trọng của công tác HN để các em tham gia đầy đủ, tích cực và có ý thức hoạt động tốt.
  5. -Thông qua các buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, hoặc các bộ môn văn hoá như: Công nghệ, Vật lý, Sinh học, giáo dục công dân giúp học sinh nhận thức được trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngoài việc đào tạo những người thầy phải cần đến những người thợ. Những kiến thức mà các em được học trên lớp cần phải được vận dụng vào thực tiễn.Thông qua hoạt động này sẽ giúp các em tìm hiểu một số nghề để các em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của mình. d.Đối với lực lượng ngoài xã hội. Nhà trường có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các lực lượng khác ngoài xã hội nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động HN. Hoạt động này không thể ảnh hưởng đến chất lượng các môn văn hoá mà đây là công tác giúp các em phát triển toàn diện. Từ nhận thức đầy đủ về hoạt động này nhà trường dễ dàng tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của họ trong qúa trình giáo dục. 2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động: Theo mục tiêu giáo dục của thời kỳ CNH-HĐH để phát triển toàn diện học sinh ngoài việc học các bộ môn văn hoá cần phải cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức cơ bản về một số nghề quen thuộc, giúp các em làm quen được với một số nghề mà em yêu thích, hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển KT-XH của đất nước, khu vực và địa phương, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục phổ thông, THCN và dạy nghề cao đẳng, đại học ở địa phương và cả nước. Để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này cần phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Khi học lớp 9 học sinh nào cũng có những dự định chọn một hướng cho bản thân mình như: Một trường THPT, trường THCN, các trường dạy nghề hoặc về gia đình tham gia lao động sản xuất kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự thành đạt trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn một hướng đi này gần như bao giờ cũng gắn việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú, năng lực bản thân với những khó khăn thuận lợi sẽ gặp. Đây là lần đầu tiên trong đời các em phải đối đầu với việc lựa chọn này. Do vậy, học sinh sẽ gặp không ít khó khăn hoặc mắc phải những sai lầm khi chọn cho mình một hướng đi không phù hợp. Vì vậy thông qua buổi thảo luận lớp, giáo viên cần cho các em nhận thức những thuận lợi, khó khăn khi quyết định lựa chọn hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp. Qua nhiều năm được dạy hướng nghiệp bản thân đã rút ra Sơ đồ phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS để các em có thể định hướng trong tương lai. 3. Giải pháp 3: Tổ chức và chỉ đạo hoạt động, bồi dưỡng giáo viên và ban quản lý hoạt động HN. Hiệu trưởng chỉ đạo GV phụ trách công tác hướng nghiệp, GVCN, TPT đặc biệt là GVCN khối 9 phải nắm vững nội dung chương trình hoạt động HN theo chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, chương trình được xây dựng theo chủ đề hàng tháng.