SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi

pdf 12 trang honganh1 15/05/2023 20243
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_an_toan_g.pdf

Nội dung text: SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi

  1. I.Tên đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi” II. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận An toàn giao thông (ATGT) đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đặc biệt hơn tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Để giảm thiểu TNGT trong độ tuổi thanh thiếu niên và tăng cường văn hóa giao thông cho tuổi trẻ học đường, việc giáo dục kiến thức về ATGT cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông, mà cụ thể hơn là tuổi trẻ học đường, là những người đi đầu trong việc xây dựng và tuyên truyền văn hóa giao thông, là lực lượng nòng cốt của một đất nước. Muốn thế, cần phải hiểu rõ và nắm vững các quy tắc tham gia giao thông, từ đó cùng nhau thực hiện và tuyên truyền văn hóa giao thông cho mọi người. Những việc làm đó sẽ góp phần làm giảm thiểu vi phạm Luật giao thông đến mức tối đa nhất để xây dựng một đất nước, một xã hội giao thông văn minh, tiến bộ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên nói chung và công tác ý thức chấp hành ATGT của học sinh trường THPT Lê Lợi có những chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả khả quan.Tuy nhiên, để xây dựng văn hóa giao thông trong học đường giảm thiểu tối đa tình trạng vi phạm các quy tắc trật tự ATGT, tai nạn giao thông ở đối tượng này vẫn cần nhiều sự chung tay từ nhiều phía, cần nhiều biện pháp. - Nhận thức về pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy nội địa, Luật đường sắt của một bộ phận đoàn viên thanh niên còn hạn chế. - Nhiều em chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục ATGT; hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm Luật giao thông đường bộ vẫn còn phổ biến như không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển trên xe đạp điện, vượt đèn đỏ, đi xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi 1
  2. - Nội dung, phương thức tuyên truyền được chú trọng đổi mới song vẫn còn thụ động, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, nhiều khi chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình, một số học sinh chưa ý thức được việc chấp hành và tuân thủ pháp luật. - Công tác phối hợp và thông tin hai chiều giữa nhà trường và công an nơi học sinh cư trú còn hạn chế. - Một số hoạt động còn mang nặng hình thức, chưa đi vào chiều sâu, một số khác mang tính dàn trải, chưa phân hóa nhóm đối tượng phù hợp, dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục ATGT chưa đạt kết quả như mong muốn. - Có thể nhận thấy, ngoài những nhân tố khác thì phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng vi phạm các quy tắc về trât tự ATGT trong độ tuổi thanh thiếu niên ngày càng cao, là khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Là một Bí thư Đoàn trường và Cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở trường học tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Để nâng chất lượng công tác giáo dục ATGT, một trong những giải pháp then chốt là tập trung nâng cao các giải pháp, xây dựng, thiết kế, triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật khoa học, logic nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Với những lí do đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và triển khai đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho đoàn viên thanh niên trường THPT Lê Lợi” 2. Mục đích của đề tài Phân tích rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi. 3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm Đoàn viên thanh niên trường THPT Lê Lợi. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu, tổng kết thực nghiệm. 2
  3. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Thời gian bắt đầu thực hiện nghiên cứu và áp dụng đề tài: Năm học 2017- 2018, bắt đầu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. III. Nội dung 1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu Giải quyết tích cực tình trạng ùn tắc trước cổng trường và xử lý triệt để tình trạng vi phạm Luật giao thông trong học sinh của nhà trường. Xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng luật pháp, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông, nhất là đối tượng học sinh; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của nhà trường với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.Tiếp tục thực hiện giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 2. Thực trạng công tác giáo dục ATGT cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi Trường THPT Lê Lợi là trường có quy mô lớn của tỉnh Quảng Trị. Năm học 2016-2017 có 36 Chi đoàn (1 chi đoàn giáo viên; 35 chi đoàn học sinh) với hơn 1330 đoàn viên thanh niên. a. Thuận lợi Với bề dày truyền thống 20 năm của nhà trường, tuổi trẻ trường THPT Lê Lợi luôn trân trọng những thành tích đã đạt được, quyết tâm thi đua, rèn luyện, đoàn kết tốt cùng nhau xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. Sự quan tâm, chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Chi bộ Đảng - BGH, sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh, của quý Thầy cô giáo là những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục ý thức chấp hành trật tự ATGT nói riêng cho học sinh của nhà trường ngày càng được nâng cao. Sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các chi đoàn kết nghĩa trong việc giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên của nhà trường: Chi đoàn Cảnh sát, 3
  4. trật tự cơ động công an thành phố Đông Hà; Chi đoàn Chính trị - Trinh sát - Ma túy bộ đội biên phòng tỉnh; Chi đoàn PC45 công an tỉnh. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục tuyên truyền nhằm tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục đã được ngành giáo dục rất coi trọng, nhà trường chú tâm; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như: Đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về các quy định của Luật giao thông, giáo dục ý thức tham gia giao thông có văn hóa. b. Khó khăn Chất lượng đầu vào của trường còn thấp, gần ½ ĐVTN nhà trường thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, thường trú tại các xã thuộc diện vùng khó, địa bàn cư trú rộng, công tác tập hợp thanh niên trong việc giáo dục pháp luật gặp nhiều khó khăn. Tình trạng học sinh trên địa bàn thành phố vi phạm các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông có giảm nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến sự buông lỏng trong quản lý giáo dục của nhiều gia đình. Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con, sự phối hợp của phụ huynh đối với nhà trường và cơ quan chức năng còn hạn chế, một số bậc phụ huynh còn giao xe phân khối lớn cho con đến trường và tham gia các hoạt động giao thông khác. Ở các trường THPT trên địa bàn một bộ phận học sinh còn hiểu biết Luật giao thông một cách rất sơ sài, hời hợt. Đa phần các bạn còn ít hiểu biết thậm chí là không hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia các hoạt động giao thông, không biết đánh giá một hành vi là hợp pháp hay vi phạm luật giao thông. Các bạn có hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật hay có tâm lý thiếu tự tin trước các vấn đề pháp lý, không có kỹ năng lái xe an toàn.Tình trạng này đã và đang là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc trong học sinh, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ tại nạn giao thông trong lứa tuổi thanh thiếu nhiên ngày càng cao. Bên cạnh bộ phận ĐVTV thiếu hiểu biết dẫn đến vi phạm các quy tắc trật tự ATGT thì còn một bộ phận dù có hiểu biết nhưng lại mang thái độ thờ ơ hay bất tuân các quy định khi tham gia thông, đặc biệt là giao thông đường bộ. 4
  5. Cũng phải kể đến những trường hợp ngang nhiên vi phạm pháp luật để thoả mãn trạng thái tâm lý “thích thể hiện mình”, “không ai làm gì được mình” như hiện tượng học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đông Hà. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục ATGT cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng tâm sinh lý học sinh. Từ những lý luận và thực tiễn trên, với kinh nghiệm và kiến thức về công tác giáo dục kiến thức ATGT cho học sinh trong những năm qua của bản thân, tôi xin đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN trường THPT Lê Lợi, góp phần chung vào việc làm bớt tình trạng vi phạm các quy tắc về trật tự ATGT trong học sinh. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ATGT đối với ĐVTN a. Ứng dụng hiệu quả các công cụ CNTT vào việc giáo dục kiến thức về ATGT cho học sinh Với vai trò là BTĐT, Cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật của nhà trường được sự cho phép của lãnh đạo nhà trường tôi đã phát động cuộc thi “Tìm hiểu và tuyên truyền Luật giao thông đường bộ dành cho học sinh THPT Lê Lợi” thông qua một số công cụ hổ trợ tích cực như mạng xã hội Facebook thu hút học sinh toàn trường tích cực tham gia. Đây vừa là sân chơi bổ ích, vừa là nơi để học sinh trao dồi các kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn nhất. Tổ chức cho ĐVTN toàn trường tích cực tham gia các cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”; Cuộc thi “Giao thông học đường” thông qua trang giaothonghocduong.com.vn Với phát động cuộc thi trên, Đoàn trường lấy công tác giáo dục làm chính, đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến lứa tuổi chuyển giao từ giai đoạn mới phát triển sang giai đoạn trưởng thành. b. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyền truyền giáo dục ATGT Đóng vai trò là nơi quản lý và giáo dục học sinh, các trường trên địa bàn thành phố Đông Hà đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm nâng cao kiến thức về ATGT cho học sinh. Trường THPT Lê Lợi đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông đến với học sinh. 5