SKKN Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS Thị trấn Cát Bà - Năm học 2011-2012

doc 22 trang sangkien 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS Thị trấn Cát Bà - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_bai_ly_thuyet_mon_hoa_9_tai.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS Thị trấn Cát Bà - Năm học 2011-2012

  1. Uû ban nh©n d©n huyÖn c¸t h¶i Tr­êng thcs thÞ trÊn c¸t bµ D¹y Häc tèt tèt §Ò tµi: ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc bµi lý thuyÕt m«n ho¸ 9 t¹i tr­êng thcs thÞ trÊn c¸t bµ n¨m häc: 2011 - 2012 Hä vµ tªn : §ç ThÞ Anh Chøc vô: gi¸o viªn §¬n vÞ: Tr­êng THCS TT C¸t Bµ C¸t Bµ, n¨m 2012 1
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 2 Bản cam kết 3 I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4 II. GIÓI THIỆU 1. Hiện trạng 4,5 2. Giải pháp thay thế 5 3. Vấn đề nghiên cứu 5 4. Giả thuyết nghiên cứu 6 III. PHƯƠNG PHÁP 6 1. Khách thể nghiên cứu 6,7 2. Thiết kế 8 3. Qui trình nghiên cứu 8 4. Đo lường a. Sử dụng công cụ đo, thang đo b. Kiểm chứng độ giá trị nội dung c. Kiểm chứng độ giá trị tin cậy IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN 1. Phân tích kết quả dữ liệu 9 2. Bàn luận 10 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHHỊ 1. Kết luận 10 2. Khuyến nghị 10,11 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 VII. PHỤ LỤC 13-20 Danh sách các sáng kiến kinh nghiệm đã viết 21 2
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc BẢN CAM KẾT I.TÁC GIẢ Họ và tên: Đỗ Thị Anh Ngày, tháng , năm sinh: 03/ 9/1980 Đơn vị: THCS TT Cát Bà II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: ((Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS TT Cát Bà năm học 2011 - 2012)) III. CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo về tính trung thực của ban cam kết này. Cát Hải, ngày 24/2/2012 Người cam kết Đỗ Thị Anh 3
  4. I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng bộ môn. Trường THCS TT Cát Bà cũng như các trường học khác rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong điều kiện học sinh quá lười học và làm bài ở nhà, trên lớp học không chú ý vào bài, thậm chí các em còn ngủ trong giờ học. Giải pháp của tôi đưa ra là thay vì giáo viên dành thời gian quá nhiều để giảng toàn bộ lý thuyết trong một bài, thì có thể tập trung vào những kiến thức trọng tâm và hướng học sinh chú ý vào kiến thức đó dành thời gian hợp lý để các em có thể ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp, giáo viên sử dụng phương pháp nhóm nhỏ(2 em cùng bàn cho học sinh khá ngồi cùng học sinh yếu, trung bình) để hỗ trợ nhau. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 9A1 và 9A4 trườngTHCS TT Cát Bà. Lớp 9A4 là lớp thực nghiệm và lớp 9A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ((Đổi mới phương pháp dạy học bài lý thuyết môn Hoá 9 tại trường THCS TT Cát Bà năm học 2011 - 2012)). Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc dành thời gian để học sinh khắc sâu được kiến thức trong giờ học đã giúp nâng cao chất lượng các bài lý thuyết trong chương trình môn Hoá 9. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Trường THCS TT Cát Bà nằm ở trung tâm thị trấn Cát Bà – khu du lịch nổi tiếng. Hàng năm, Cát Bà thu hút được lượng lớn khách du lịch ra tham quan, nghỉ mát mang lại thu nhập tương đối cao cho người dân. Kinh tế gia đình khá giả nên nhiều học sinh không biết tiếc công sức của bố, mẹ lao vào chơi bời, hưởng thụ. 4
  5. Nhiều em vùi đầu vào quán điện tử đến lớp chỉ ngủ gật, không chú ý vào bài.Kết quả là ngày càng học hành sa sút, chán học Hoá học là môn khoa học thực nghiệm mà bản thân học sinh rất tò mò và hiếu kì nên các tiết học có thực hành sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Các tiết lý thuyết chữ nhiều với sự ngại tìm tòi đọc thì học sinh gần như không có sự tập trung vào bài. Vậy làm thế nào để các em thật sự chú ý vào bài và nắm được bài ngay tại lớp, tạo hứng thú cho học sinh học các bài tiếp theo, giúp các em luôn mong chờ đến giờ học môn Hoá? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên trong đó có cá nhân tôi. 2.Giải pháp thay thế Qua nhiều tiết học tôi thấy với kiến thức trọng tâm của bài học giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh có sự giám sát của giáo viên, động viên em nào học nhanh lên bảng ghi đúng sẽ được điểm thưởng, Giáo viên chú ý khuyến khích học sinh trung bình, học sinh yếu với kiến thức dễ. Khi dạy kiến thức trọng tâm của bài thì giáo viên sẽ cho học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK và ghi nhớ thông tin đó trong thời gian từ 5 – 7 phút tuỳ thuộc vào lượng kiến thức ghi nhớ nhiều hay ít. Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa tự nắm kiến thức rồi nên bảng trình bày hay sau khi học sinh nắm được kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách lại rồi trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra trả lời tốt sẽ được điểm cao. Như vậy muốn thực hiện được yêu cầu giáo viên đưa ra thì học sinh phải có sự tập trung cao độ thì mới nắm được bài. Khi đã nắm được bài và thuộc bài tại lớp thì việc về nhà học bài rất nhanh, học sinh chỉ sử dụng thời gian ngắn đã thuộc bài nên không cảm giác mệt mỏi mà rất hứng thú học tập bộ môn 3.Vấn đề nghiên cứu việc giao nhiệm vụ cho học sinh phải nắm được bài tại lớp, học sinh hoạt động nhóm nhỏ có thu hút được sự tập trung của các em vào tiết học để nâng cao chất lượng học tập của các em không? 5
  6. 4.Giả thuyết nghiên cứu Việc giao nhiệm vụ bắt buộc các em phải đọc thông tin có liên quan đến vấn đê bài học mà giáo viên đưa ra, từ đó giúp các em nắm được kiến thức liên quan tới bài học và hiểu bài. III. PHƯƠNG PHÁP 1.Khách thể nghiên cứu Tôi lựa chọn 2 lớp 9A1 và 9A4 trường THCS TT Cát Bà để nghiên cứu. Đây là 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa nên thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng. Hai lớp tôi lựa chọn có những điểm tương đương nhau về trình độ học tập của học sinh năm học trước và điểm số các môn học: Lớp Tổng Học lực Hạnh kiểm số học G K Tb Yếu T K Tb Yếu sinh 9A1 33 5 11 15 2 17 14 2 0 9A4 32 2 17 12 1 18 10 4 0 2.Thiết kế Tôi khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập được khả năng nắm được bài của học sinh. Tôi lựa chọn lớp 9A4 là nhóm thực nghiệm và 9A1 là nhóm đối chứng. Sau khi tác động tôi dùng bài kiểm tra 15phút cuối giờ học để kiểm tra kết quả đạt được. Sau các giờ học giáo viên ghi lại quan sát, nhận xét của mình(rút kinh nghiệm sau mỗi giờ học) 6
  7. Thu thập và phân tích dữ liệu: Khảo sát trước và sau tác động Qua khảo sát thấy được việc giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy hoạt động nhóm nhỏ( 2 em gồm học sinh khá kèm hướng dẫn học sinh yếu), kết hợp với giao nhiệm vụ cho học sinh phải thuộc ngay kiến thức trọng tâm ở trên lớp đã kích thích sự chú ý, hứng thú học tập của nhiều học sinh và kết quả là chất lượng của các giờ học đó được nâng lên rõ rệt. Nhiều học sinh đã tích cực xây dựng bài trong đó có cả những học sinh học yếu và học sinh vốn rất lười học, chất lượng các bài kiểm tra được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn học kì I giảm hẳn. Kết quả về học tập của học sinh Kết quả thử nghiệm qua một giờ (kiểm tra 5 phút cuối giờ) Điểm Điểm Sĩ Điểm Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 số 0 5 1,5 2,5 3,5 4,5 5,5 6,5 7,5 8,5 9,5 9A1 33 0 0 0 0 5 5 8 8 9 3 27 9A4 32 0 0 0 0 1 1 4 6 9 7 5 31 Kết quả thử nghiệm qua một chương (kiểm tra 45’) Điểm Điiểm Sĩ Điểm Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 số 0 5 1,5 2,5 3,5 4,5 5,5 6,5 7,5 8,5 9,5 9A1 33 0 0 0 4 7 11 10 0 4 5 3 0 22 9A4 32 0 0 0 0 0 0 5 8 7 6 6 0 32 7
  8. 3. Qui trình nghiên cứu a. chuẩn bị của giáo viên Lớp đối chứng: giảng dạy theo phương pháp thông thường có sự chuẩn bị bài bình thường. Lớp thực nghiệm: giáo viên thiết kế hoạt độngcó sử dụng thời gian để học sinh đọc và tìm hiểu thông tin trong tài liệu tham khảo, ghi nhớ nhanh kiến thức. Giáo viên phân cặp học sinh theo nhóm giúp đỡ nhau,đưa ra điều kiện nếu đôi bạn cùng tiến bộ thì cô sẽ thưởng điểm cho cả 2 và tuyên dương trước lớp, nếu cặp nào chưa tiến bộ sẽ phạt trực nhật lớp và lao động. b. Tiến hành thực nghiệm Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi tiến hành giảng dạy theo lịch phân công của chuyên môn. Thường xuyên quan sát các em trong các giờ học, lấy ý kiến từ phía học sinh để có những đánh giá chính xác. 4. Đo lường a. Sử dụng công cụ đo, thang đo Thông tin vê khả năng nắm kiến thức của học sinh trước tác động Khâu kiểm tra bài cũ( có nắm tốt được bài hôm trước không) Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài tập * Tiến hành kiểm tra và đánh giá Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra 5 phút cuối giờ. Sau đó chấm bài của các em 8
  9. b. Kiểm chứng độ giá trị nội dung Kiểm chứng độ giá trị nội dung năng lực của học sinh là giáo viên trực tiếp đánh giá, cho điểm những phần mà các em nên bảng trình bày sau thời gian mà giáo viên qui định. Giáo viên dựa vào cả sự cố gắng, có tiến bộ để khuyến khích cho điểm các em. c. Kiểm chứng độ tin cậy Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra học sinh, lấy ý kiến phản hồi đánh giá từ phía học sinh. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu Điểm Điiểm Sĩ Điểm Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 số 0 5 1,5 2,5 3,5 4,5 5,5 6,5 7,5 8,5 9,5 9A1 33 0 0 0 4 7 11 10 0 4 5 3 0 22 9A4 32 0 0 0 0 0 0 5 8 7 6 6 0 32 Qua bảng so sánh kết quả thực nghiệm trong một chương cho thấy khi học sinh thật sự chú ý vào bài học thì có sự tiến bộ rõ rệt. Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp thì nhiều học sinh chú ý vào bài trong các giờ học lý thuyết không còn lơ mơ, các em đã thật sự được cuốn hút vào bài học và hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao.Giả thuyết của đề tài ((Đổi mới phương pháp )) dạy học bài lý thuyết môn hoá 9 tại trường THCS TT Cát Bà đã được kiểm chứng. 9
  10. 2. Bàn luận Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc học sinh hỗ trợ nhau là môt hoạt động hữu ích, đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh nghiêm túc nghiên cứu tài liệu thì với độ tuổi đang phát triển khi được kích thích, đặt vào trong những tình huống có vấn đề yêu cầu tư duy sẽ nhanh nhạy và nắm bắt được nhanh kiến thức, việc học sinh học thuộc kiến thức trọng tâm ngay ở trên lớp là tương đối dễ dàng đối với học sinh khá giỏi. * Hạn chế: Việc rèn cho học sinh hỗ trợ nhau trong nhóm nhỏ chỉ có thể thực hiện được khi học sinh khá nhiệt tinh muốn giúp đỡ bạn, học sinh yếu phải cố gắng khắc phục để nắm kiến thức. Với việc thuộc kiến thức trọng tâm của bài mà giáo viên không kiên tri, sợ cháy giáo án thi chỉ có học sinh khá, giỏi là phát huy được vai trò trong các giờ học này. Vì vậy để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và xây dựng được một đội ngũ cốt cán bộ môn vừa có kiến thức và vừa nhiệt tình. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu của tôi là nhằm cải thiện tình trạng lười học của học sinh trong quá trinh học bài lý thuyết môn Hóa 9 trường THCSTT Cát Bà bước đầu đã thu được kết quả nhất định, tôi sẽ tiếp tục áp dụng và thực hiện trong những năm học tiếp theo. 2. Khuyến nghị Để đạt được kết quả thật sự thì giáo viên phải thực hiện thường xuyên phương pháp này đối với lớp để các em quen với yêu cầu của cô đưa ra ra. Giáo viên phải quan tâm đến đối tượng trung bình, yếu vì nếu không quan tâm đến đối tượng này thì chỉ có học sinh khá giỏi thực hiện được nhiệm vụ giáo viên đưa ra. 10