SKKN Đổi mới một số giải pháp trong công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường Tiểu học Gia Tường

doc 14 trang honganh1 15/05/2023 15020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới một số giải pháp trong công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường Tiểu học Gia Tường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_phoi_hop_voi_ba.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới một số giải pháp trong công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường Tiểu học Gia Tường

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do -Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Nho Quan Chúng tôi: Tỉ lệ % Trình đóng góp Ngày tháng Đơn vị độ STT Họ và tên Chức vụ vào việc năm sinh công tác chuyên tạo ra môn sáng kiến Tiểu học 1 Nguyễn Thị Lưu 28/9/1969 Hiệu trưởng Đại học 60 Gia Tường Tiểu học Cao 2 Vũ Văn Nam 6/6/1978 Giáo viên 40 Gia Tường đẳng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đổi mới một số giải pháp trong công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường tiểu học Gia Tường. I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Các tác giả sáng kiến III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: 03 năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018; 2018 - 2019 IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em. Nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử giáo dục của nước ta từ lâu nhà trường gia đình đã có sự hợp tác chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh, câu nói: “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thày” đã khái quát lớn lao về mối quan hệ này. 1
  2. Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường và gia đình là hai cơ sở trực tiếp giáo dục các em. Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình thương yêu. Như vậy, gia đình là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi và ưu thế trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, do đó nhà trường cần phải chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Tiểu học là tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả ấy thì nhà trường không những truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn phải biết phối hợp chặt chẽ với gia đình, Ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng quản lý, giáo dục học sinh đạt chất lượng. Theo Thông tư 55/2011 ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm động viên các bậc cha mẹ học sinh tích cực tham gia giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh, chăm lo sức khoẻ học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhà trường có trách nhiệm phối hợp giáo viên chủ nhiệm tạo ra sự đồng thuận trong tập thể giữa cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh, phát huy được sức mạnh của từng thành viên và cả tập thể. Hiệu quả hoạt động của Ban đại diện CMHS phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức phối hợp của Hiệu trưởng và của các giáo viên chủ nhiệm từng lớp. Ban đại diện CMHS hoạt động trên tinh thần cống hiến, công sức, thời gian, thậm chí cả tiền bạc cho công việc chung của trường mà không có lợi ích riêng nào. Từ nhận thức trên là cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm chúng tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt đến công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong những năm qua trường Tiểu học Gia Tường đã thực hiện “Đổi mới một số giải pháp trong công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh” nhằm tìm ra những biện pháp phối hợp hiệu quả nhằm nâng cao nâng hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường. 2
  3. 1.1. Giải pháp cũ thường làm 1.1.1. Nội dung giải pháp Trước kia, chúng tôi hiểu rằng, muốn thực hiện được các mục tiêu giáo dục của nhà trường thì chỉ cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên và các em học sinh trong nhà trường mà chưa chú ý nhiều đến các điều kiện như ban đại diện cha mẹ học sinh. Vì thế, không mang lại kết quả như mong muốn. Cụ thể những giải pháp cũ được thực hiện như sau: - Xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm học: + Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch phối hợp. - Tổ chức họp cha mẹ học sinh định kỳ + Giáo viên tổ chức họp cha mẹ học sinh tại lớp triển khai kế hoạch của lớp, bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.( Thời gian khoảng 1 giờ) + Họp tập trung toàn trường, bầu ban đại diện cha mẹ HS trường. Trong các buổi họp chúng tôi báo cáo kết quả của năm học trước và những việc đã làm, đồng thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm của năm học tiếp theo. Sau khi báo cáo, chúng tôi xin ý kiến phát biểu của các bậc cha mẹ học sinh, tiếp thu giải trình. Mọi cuộc họp hầu hết các phụ huynh chỉ phát biểu đồng ý với chỉ tiêu và các hoạt động của nhà trường mà không có đóng góp gì. Chúng tôi làm như vậy Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ tiếp thu các nội dung một chiều làm theo kế hoạch của nhà trường và của các lớp, thoái thác hết mọi việc cho nhà trường chỉ quan tâm đến các việc thỏa thuận ủng hộ, không có thời gian trao đổi bàn bạc thống nhất, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh không được phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp. 1.1.2 Nhược điểm của giải pháp cũ Với cách làm như vậy Kế hoạch xây dựng còn chung chung chưa cụ thể, giáo viên và cha mẹ học sinh chỉ thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. - Nội dung các cuộc họp chủ yếu là thông báo kết quả học tập, tình hình thu - chi tài chính. Nhà trường và giáo viên chưa tạo điều kiện để cha mẹ học sinh được tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường, của lớp dẫn đến cha mẹ học sinh ngại chia sẻ, còn có tư tưởng đi họp chỉ để điểm danh, phó mặc con em mình cho nhà trường. Vì vậy nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa có tiếng nói chung. 3
  4. - Một số giáo viên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, của nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình, nên chưa tích cực chủ động tham mưu phối hợp với cha mẹ học sinh với nhà trường. - Ban đại diện lớp thành lập cho có, nhưng không hoạt động, không phát huy hiệu quả đôi khi chỉ là hình thức, chưa mạnh dạn, chưa chủ động thực hiện vai trò của mình, nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ nên tinh thần hoạt động còn hạn chế. 1.2. Giải pháp mới cải tiến Sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS và gia đình là yêu cầu tất yếu trong xã hội và nó không thể thiếu trong điều kiện giáo dục hiện nay. Hiệu quả hoạt động của Ban đại diện CMHS phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức phối hợp của Hiệu trưởng ở phạm vi toàn trường và của các giáo viên chủ nhiệm ở phạm vi từng lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp với nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh, trên tinh thần tự nguyện, không vì mục đích vụ lợi, cục bộ Ban đại diện lớp phải là chỗ dựa tin cậy của cha mẹ học sinh và luôn được cha mẹ học sinh tôn trọng, ủng hộ, gửi gắm, là cầu nối giữa phụ huynh với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Do đó nhà trường phải có phương pháp tổ chức tác động, phối hợp hợp lý thì mới phát huy được hiệu quả hoạt động của Ban đại diện CMHS. Giải pháp 1: Xây dựng công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Xây dựng các kế hoạch: - Kế hoạch phối hợp: Từ thực tế của việc phối hợp chúng tôi đã rất chú ý đến việc xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết nhằm thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ học sinh về mục tiêu nội dung phương pháp nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục. - Kế hoạch hoạt động của cha mẹ học sinh: Kế hoạch phải cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Nội dung kế hoạch là những việc mà nhà trường phải chỉ đạo, thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng nhau phấn đấu đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra trong năm. - Kế hoạch huy động phải hợp lý dựa trên điều kiện kinh tế của đại phương, có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. 4
  5. - Kế hoạch sử dụng phải thực tế có hiệu quả. Các nguồn lực ủng hộ bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng, động viên giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo có nhiều thành tích trong học tập phải được Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất dựa trên tình hình cụ thể Ban đại diện cùng nhà trường khảo sát. - Xây dựng qui chế phối hợp, cơ chế giám sát đối với hoạt động giáo dục trong trường học. Phát huy tốt vai trò của Ban đại diện trong việc kết hợp giáo dục học sinh và phát triển nhà trường đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện. Công việc cần thực hiện trong năm - Chuẩn bị vào năm học mới nhà trường tổ chức hội nghị Liên tịch nhà trường cùng Ban đại diện CMHS năm học vừa qua, họp thông qua dự thảo kế hoạch năm học, trong đó có dự kiến thu, chi kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp, trường. + Huy động sự vào cuộc thực sự của cha mẹ học sinh, định hướng cho Ban đại diện cha mẹ HS những việc làm để giải quyết những khó khăn, bức xúc cho nhà trường. + Nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh trường. + Vận động cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục của trường, giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa như giáo dục trải nghiệm, văn nghệ, thể dục thể thao, ngày hội, các hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh lớp, Ban giám hiệu nhà trường phân công nhau dự họp ở một số lớp đặc biệt như: lớp có cha mẹ học sinh đặc biệt khó tính, lớp có GVCN mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm; lớp có nhiều học sinh có năng khiếu về các phong trào - Tổ chức hội nghị CMHS cấp trường: Hội nghị này do Hiệu trưởng và trưởng Ban đại diện CMHS cấp trường cũ chủ trì, các thành Ban đại diện chuẩn bị từng nội dung theo phân công. - Tạo điều kiện cho Ban đại diện hoạt động cả về thời gian và không gian cho BĐ D cha mẹ học sinh cấp trường họp riêng. Chú trọng định hướng cho Ban đại diện CMHS hoạt động trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo Điều lệ. 5