Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học

doc 16 trang sangkien 01/09/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_lop_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học

  1. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 1.1. Lí do chọn đề tài. Trang 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trang 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trang 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trang 3 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Trang 4 2. NỘI DUNG Trang 4 2.1. Cơ sở lí luận. Trang 4 2.2. Thực trạng của vấn đề. Trang 4 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Trang 5 2.3.1 Xây dựng nề nếp tự quản. Trang 5 2.3.2 Xây dựng nề nếp học tập. Trang 6 2.3.3 Xây dựng thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp. Trang 8 2.3.4 Xây dựng nề nếp vệ sinh. Trang 8 2.3.5 Xây dựng nề nếp giờ ra chơi. Trang 8 2.3.6 Xây dựng nề nếp ra, vào lớp. Trang 9 2.3.7 Xây dựng nề nếp lễ phép. Trang 9 2.4. Kết quả đạt được. Trang 10 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 10 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 13 PHỤ LỤC Trang 14 1
  2. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bên cạnh việc dạy kiến thức cho học sinh thì việc rèn nề nếp cho các em là việc rất cần thiết nhất là khi toàn huyện nói riêng và tỉnh đang thực hiện mô hình trường học mới VNEN. Trường Tiểu học Ngô Gia Tự nằm trên địa bàn xã Tân Thành một xã vùng 3 có 99% là học sinh dân tộc thiểu số. Đầu năm nhận lớp tôi thấy tình hình chung của lớp như sau : - Trong lớp học Hội đồng tự quản chưa tự quản lớp tốt, còn ồn dẫn tới chất lượng học tập chưa cao. - Chưa tự giác trong học tập, còn nói chuyện riêng nhiều, hay quên sách vở, bỏ bài không làm bài tập - Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn hộ nghèo, cận nghèo dẫn đến thiếu dụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo rách, bẩn - Học sinh trong lớp còn hay chửi bậy, nói tục, đánh nhau, nói tiếng dân tộc địa phương trong lớp, trong trường. - Các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp với người lạ. - Hay tự ái vặt, xấu hổ trước mọi người. - Công tác phối hợp với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh chưa cao, chưa chặt chẽ. - Tinh thần đoàn kết, giúp bạn bè và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chưa có. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong trường học, giờ học thì một trong những việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp là tạo những thói quen, xây dựng tốt nề nếp lớp học. Bởi lớp có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các 2
  3. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự em, nâng cao vai trò của hội đồng tự quản lớp học. Mặt khác, nề nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách con người . Với các lý do trên ngay từ đầu năm học 2015 - 2016 này tôi đã chọn đề tài cho mình là: Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp các em học sinh : - Học sinh không nói tục, chửi bậy, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, - Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của liên đội - Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui chơi - Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân. - Học sinh trung thực, đoàn kết. - Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh. - Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thể dục thể thao, văn nghệ - Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2013 – 2014. - Học sinh lớp 4 và lớp 5 trường Tiểu học Ngô Gia Tự năm học 2014 – 2015. - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngô Gia Tự năm học 2015 – 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát nhận xét. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét. - Phương pháp trò chuyện. - Tuyên dương, khen thưởng. - Điều tra, tổng hợp. 3
  4. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Vì đây là đề tài gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhất là thời gian cũng như địa bàn đi lại nên việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học.” chỉ giới hạn trong phạm vi lớp 4 và lớp 5. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có kỉ luật, có trật tự, có tổ chức. Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc xây dựng một số nề nếp tự quản trong lớp cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau này. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng của bậc học phổ thông, chính vì vậy chúng ta cần coi trọng việc xây dựng nề nếp cho học sinh để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào mỗ giáo viên chúng ta. Là một giáo viên Tiểu học, chúng ta cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt và nâng dần tầng nhận thức cho các em học sinh. 2.2. Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi - Học sinh ngoan, lễ phép nghe lời thầy cô giáo. - Thực hiện phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi. 4
  5. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đang từng bước trang bị như tủ đồ dùng, trang trí không gian lớp học - Được sự quan tâm và ủng hộ của BGH nhà trường. b. Khó khăn - Trường Tiểu học Ngô Gia Tự là một trong những trường nằm trên xã vùng 3 có số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 99% giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. - Khả năng giao tiếp của người dân cũng như học sinh còn thấp, ngại giao tiếp không dám trao đổi những khó khăn, vướng mắc. - Kiến thức về Tiếng việt của học sinh cũng như phụ huynh còn hạn chế dẫn đến học sinh đến trường giao tiếp, trò chuyện với nhau vẫn bằng tiếng địa phương. - Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực - Một số gia đình còn khó khăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đến con em mình. Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết thương yêu học sinh như con mình. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để xây dựng nề nếp lớp 2.3.1 Xây dựng nề nếp tự quản - Đề cử và gợi ý để học sinh bầu cử ra chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng tự quản là những em nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, có uy tín có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết và có năng lực học tập để giúp giáo viên điều hành, phân công nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong lớp học. 5
  6. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự - Giờ sinh hoạt đầu tiên trong 2 tuần sinh hoạt ngoại khoá giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh cách điều khiển, các bước trong 1 tiết, sinh hoạt lớp nhận xét một số nề nếp( học tập, vệ sinh, ) lớp trong tuần qua. - Các trưởng ban nhận xét hoạt động của ban mình phụ trách, Chủ tịch hội đồng điều khiển sau đó giáo viên nêu kế hoạch của tuần đến các em sẽ thảo luận nêu nhiệm vụ cần làm trong tuần . - Sau mỗi buổi sinh hoạt tổ chức các trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho các em để các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui từ đó hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, nguy cơ bỏ học.(H.4) - Cùng các em tổ chức trang trí lớp học thân thiện, mỗi em đề trang trí từ đó các em có ý thức gìn giữ sản phẩm mình tạo ra ( H.5) 2.3.2 Xây dựng nề nếp học tập Để được giờ học có kết quả tốt thì lớp học phải có nề nếp tốt. Ngay tuần sinh hoạt ngoại khóa đầu tiên của năm học tôi đã dành thời gian cho học sinh học nội quy của trường và 10 bước học tập của lớp. Rèn thói quen xin phép ra, vào lớp, Quy định một số thói quen: - Giơ tay phát biểu, giơ mặt mếu mặt cười. - Quy định về các biểu tượng. - Cách ngồi học ngay ngắn, giữ vở sạch chữ đẹp. - Trong giờ học không nói chuyện và làm việc riêng. - Im lặng khi giáo viên kiểm tra vở. 6
  7. Kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp học – GV Đinh Ích Khang – TH Ngô Gia Tự Tôi đã phân loại học sinh ngay từ đầu năm học qua bài khảo sát đầu năm để hiểu rõ xem các em chưa hoàn thành về mặt nào, môn nào từ đó có biện pháp bồi dưỡng kịp thời, hợp lý. Muốn lớp mình có nề nếp tốt tôi đã xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần và cho mỗi kỳ học. Đối với học sinh chưa hoàn thành, chậm trong học tập thì tôi xếp các em ngồi lên bàn đầu để các em dễ tiếp thu kiến thức trong mỗi bài học,cũng để cho giáo viên tiện giúp đỡ và theo dõi sự tiến bộ của các em . Phân công rõ nhiệm vụ cho từng em và cho các em tự đăng ký thi đua. Xây dựng nề nếp đội ngũ tự quản cốt cán của lớp. Kết hợp với đội sao đỏ của liên đội, các em sẽ tự kiểm tra về: Nghi thức đội, mặc đồng phục, việc chuẩn bị học bài và làm bài ở nhà . Ví dụ: Các trưởng ban theo dõi các thành viên trong Ban và báo cáo cho Phó chủ tịch hội đồng tự quản, Phó chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo chủ tịch hội đồng tự quản. Nêu cao tinh thần tự giác và tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hình thức thi đua, khen thưởng Tôi luôn tạo ra tình huống để mỗi học sinh được thể hiện mình trước tập thể lớp. Từ đó khen ngợi kịp thời với từng tiến bộ nhỏ của các em . Chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi chung trong lớp. Động viên đúng mực kịp thời để các em phấn khởi tự giác trong học tập cũng như mọi hoạt động khác . Ngoài khâu tổ chức lớp, tôi còn vận dụng nhiều phương pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng giáo dục có nề nếp như “Nói lời hay, làm việc tốt”; “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”; “ Đền ơn đáp nghĩa”; “ Lá lành đùm lá rách” Giáo viên nhắc nhở và tạo thói quen tự giác học tập, giữ gìn sách vở ở trường cũng như ở nhà. 7