Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

docx 33 trang sangkien 05/09/2022 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truon.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Lời giới thiệu 2 II. Tên sáng kiến 2 III. Tác giả sáng kiến 2 - 3 IV.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 V.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 VI. Ngày sáng kiến được áp dụng 3 VII.Mô tả bản chất của sáng kiến 3 – 29 VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 30 IX. Đánh giá lợi ích thu được 30 - 32 x. Danh sách người tham gia sáng kiến 32 1
  2. I. LỜI GIỚI THIỆU Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Trong những năm học trước trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi chưa quan tâm nhiều đến công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác, mà chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn. Vì vậy ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, chưa phát huy được vai trò trung tâm tâm, khả năng tự quản của các em,có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật,chưa giúp ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm. Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại kết quả làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã đã được tôi thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm. II. TÊN SÁNG KIẾN Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học III. TÁC GIẢ - Họ và tên: Lao Thị Thái - Địa chỉ: Trường Tiểu học Chiến Thắng - TT Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên - Số điện thoại: 0974145289 - Email: laothai73@gmail.com 2
  3. IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Chủ đầu tư: Lao Thị Thái V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Chiến Thắng. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết đó là giúp giáo viên chủ nhiệm lớp có thêm những kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh và có nhiều biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả cao nhất . VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9/ 2016 đến 4/ 2017 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh học yếu, học sinh cá biệt có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp. Năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3B đây là lớp mà học sinh từ lớp 2B đưa lên. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em ấy luôn cảm thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt hơn năm học trước. Ngay sau khi nhận lớp, tôi nhanh chóng khảo sát thực tế và nắm bắt tình hình cụ thể qua phiếu điều tra thông tin sau: 3
  4. GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. HọvàTên: 2. Là con thứ trong gia đình. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) 4. Kết quả học tập năm lớp 2: ( hoàn thành tốt, hoàn thành) 5. Môn học yêu thích: 6. Môn học cảm thấy khó: 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không) 8. Những người bạn thân nhất trong lớp: 9. Sở thích: 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà tổ Số điện thoại của gia đình: Tình hình lớp sau khi điều tra cụ thể như sau: Xếp loại đầu năm Hoàn cảnh gia đình Khá giả, Đủ sống, ít Khó khăn Hoàn quan tâm quan tâm không quan TSHS Nữ Hoàn thành việc học của đến việc học tâm đến việc thành tốt con em của con em học tập của con 32 18 13 19 11 17 4 Do điều kiện gia đình và hoàn cảnh của các em khác nhau nên còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Bên cạnh đó các em còn nhỏ, ý thức học tập chưa cao, đầu năm học thường đến lớp chưa đúng giờ, quên đồ dùng học tập, chưa tập trung chú ý trong giờ học Để khắc phục những khó khăn 4
  5. trên tôi đã áp dụng rất nhiều biện pháp, trong đó nổi bật là một số biện pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong giờ học, đề cao vai trò của ban các sự lớp. 2. Mô tả các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó mỗi giáo viên phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp. 2.1 Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. - Khảo sát học sinh qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ chủ nhiệm cụ thể như: + HS có hoàn cảnh khó khăn + HS khá giỏi + Học sinh nghịch ngợm trong lớp. + Học sinh học còn chậm + HS có những năng khiếu đặc biệt * Đối với HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn: + GV cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ để các em không bị mặc cảm với các bạn. * Đối với học sinh khá gỏi: Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là Toán và Tiếng Việt làm cho các em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phát hiện những nhân tài về chương trình nâng cao, tư vấn với phụ huynh mua thêm sách tham khảo giải các bào tập khó cho các em, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để tham gia thi học sinh giỏi các cấp. 5
  6. *HS khuyết tật: Không có * Đối với học sinh nghịch ngợm trong lớp. - Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Giai đình có sự mâu thuẫn giữa bố mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè lôi kéo hoặc là do các em có bản tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được - Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng tuyệt đối không trách phạt, gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em một số chức vụ trong lớp nhằm gắn các em với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. * Đối với HS học còn chậm - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc do rỗng kiến thức nên cảm thấy chán nản. - GV lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng HS bằng những việc cụ thể sau: + Giảng giải lại bài mà em HS đó chưa hiểu hoặc còn chưa rõ ràng vào thời gian ngoài giờ lên lớp. + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các em học sinh đó trong các giờ học + Tổ chức học sinh học theo nhom để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu tiến bộ. 6
  7. Đôi bạn cùng tiến 7
  8. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại ở đối tượng hs nào bản thân giáo viên cũng phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và xác định giáo dục đạo đức là then chốt. * Đối với những học sinh có năng khiếu đặc biệt. Bên cạnh các môn học tôi luôn quan niệm rằng “ Nét chữ, nết người: ở lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn chữ viết, giữ gìn sách vở của các em nên hàng tháng có chấm điểm, đánh giá xếp loại khen thưởng, những em có bộ vở sạch chữ đẹp để các em cùng nhau thi đua và có thói quen tự rèn luyện chữ viết, giữ gìn sách vở của mình đẹp hơn. Hàng ngày, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em luyện viết từng bài rõ ràng. những em viết chữ đẹp tôi yêu cầu các em luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau. Với những học sinh có năng khiếu về hội họa, hàng tuần tôi cho các em tìm hiều chọn các đề tài, từ đó các em hình dung và vẽ theo ý thích 8
  9. 2.2 Lập sơ đồ tổ chức lớp học. Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp, giáo viên không nên quá áp đặt và cũng không đưa ra tiêu trí xếp nam, nữ ngồi cạnh nhau. Có thể dựa trên các cơ sở: Tình trạng sức khỏe của học sinh; học lực và căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp. Giáo viên cần có sự điều chỉnh chồ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự bất hợp lí theo phản ánh của chính bản thân học sinh, cán sự lớp, . ví dụ mất trật tự, không chú ý, nhận thức chậm. *Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu chí thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp được tập thể học sinh nhất trí ,thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Đề ra định mức khen thưởng tuyên dương kịp thời thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, 10
  10. * Xây dựng lớp học thân thiện: Giáo viên đến sớm các buổi tự quản, bảo ban đôn đốc các em đồng thời kết hợp với việc trang trí lớp thân thiện, các bạn học sinh yêu thương tôn trọng lẫn nhau coi lớp học là Ngôi nhà thứ 2 của mình. *Kết hợp chặt chẽ với giáo viên khác trong trường: Nội dung phối hợp: Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất; đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan * Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Liên đội để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh.Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động.Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt các các nội quy, quy định nề nếp mà nhà trường, liên đội đề ra. Tham gia màn đồng diễn Dân vũ khối 3 11