SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_day_va_hoc_tu_vung_mon_anh_van_o_truong_thcs_nhu_the_na.doc
Nội dung text: SKKN Dạy và học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả
- * Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010 * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2009-2010 Tên đề tài: DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG MÔN ANH VĂN Ở TRƯỜNG THCS NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Anh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Thạnh Đông B 1. PHẦN MỞ ĐẦU : 1.1 Lý do chọn đề tài : Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, trường THCS Thạnh Đông B đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học ở tất cả các môn học. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách dạy và học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao đối với một ngôi trường còn nhiều khó khăn. Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và thông tin thì việc học Ngoại Ngữ để giao tiếp với các nước khác trên thế giới là một điều hết sức cần thiết, Ngoại ngữ là một môn học tương đối khó đối với học sinh, đòi hỏi học sinh phải có lòng say mê học bộ môn, yêu thích Tiếng Anh, có hứng thú học Tiếng Anh. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hòa nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy Nguyễn Thị Tuyết Anh – THCS Thạnh Đông B – Tân Hiệp Trang 1
- * Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010 * học ngoại ngữ là giao tiếp. Mà vấn đề quan trọng nhất của giao tiếp là phải có vốn từ, phải nắm được các kiến thức cơ bản. Có kĩ năng sủ dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp. Học và thực hành ngoại ngữ được đánh giá có hiệu quả cao khi người học thể hiện giao tiếp tốt. Việc thực hiện giao tiếp đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình học ngoại ngữ đó là thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hoàn thiện. Để hoàn thiện các kỹ năng, người học nhất thiết phải nắm chắc ngữ pháp của ngoại ngữ đó, nhất là giao tiếp với người bản xứ. Như vậy giáo viên và học sinh phải xác định được rằng việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong ngoại ngữ được đặt ra hết sức quan trọng, nhưng vốn từ còn quan trọng hơn nhiều. Giao tiếp có hiệu quả nếu ngôn từ, chất giọng, âm tiết của từ vựng chính xác, thu hút được người nghe, hiểu được nội dung câu chuyện, hoặc chủ đề được nói tới. Liên quan chặt chẽ đến việc phát âm từ chính xác đó là dấu nhấn của từ, âm tận cùng của từ, nhiều phụ âm đi liền nhau trong một âm tiết. Còn nữa, từ vựng dùng trong câu phải hợp với ngữ cảnh, do đó nó đòi hỏi học sinh có những hiểu biết về văn hóa,tập tục, truyền thống của đất nước đó. Người giao tiếp sẽ có nhiều bất lợi khi dùng từ sai ngữ nghĩa, ngữ cảnh có tể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Ngược lại người giao tiếp sẽ thành công nếu họ dùng từ chính xác, thậm chí từ được dùng mang tính chất hoa mỹ, được trau chuốt đúng ngữ cảnh và làm hài lòng người nghe sẽ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm với đối tượng mà mình giao tiếp. Vậy làm thế nào để người học học tốt từ vựng, phát âm chuẩn, sử dụng từ vựng chính xác về ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Đó chính là vấn đề trăn trở cho tất cả những ai đang dạy và học ngoại ngữ nói chung, môn Tiếng Anh nói riêng. Đẻ thực hiện những vấn đề nêu trên, trong phạm vi của đề tài tôi xin được trình bày việc dạy-học môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao?. Nghiên cứu và xây dựng đề tài này với mục đích nâng cao tay nghề cho bản thân và chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, giúp cho chất lượng giáo dục nhà trường ngày một tốt hơn. 1.2. Lịch sử vấn đề: Nguyễn Thị Tuyết Anh – THCS Thạnh Đông B – Tân Hiệp Trang 2
- * Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010 * Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh rất sợ học từ mới. Do đó khi học từ mới các em thường học một cách hoa loa cho xong. Chính vì lẽ đó khi học từ các em thường phải đối mặt với những khó khăn sau: - Không xác định được từ loại - Có quá nhiều từ viết giống nhau nhưng mang nghĩa khác nhau - Chưa có sáng tạo khi học từ - Một bài có quá nhiều từ mới, có bài thì chẳng có từ nào Tôi bắt đầu ghi nhận vấn đề này từ những năm đầu thay sách giáo khoa. Đến năm học 2008 – 2009 tôi bắt tay vào thu thập thông tin, nghiên cứu từ phía giáo viên, kiểm tra chất lượng từ phía học sinh để lấy cơ sở xây dựng đề tài. Năm học 2009 – 2010 tôi bắt đầu triển khai thực hiện đề tài này. 1.3 Phạm vi đề tài: - Trong đề tài này chỉ áp dụng cho môn Anh Văn THCS - Đề tài xin được phép trình bày các vấn đề sau: cơ sở lí luận – thực trạng vấn đề – kết hợp với các giải pháp – Bài học kinh nghiệm và đề xuất. - Đề tài này bắt đầu triển khai từ tháng 9 năm học 2009 – 2010. 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1Thực trạng vấn đề Trường Trung học cơ sở Thạnh Đông B thuộc địa bàn xã Thạnh đông B gồm 4 ấp với tổng số 1800 hộ; 8174 nhân khẩu, phía Đông tiếp giáp huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Giồng Riềng, phía Tây giáp thị trấn Tân Hiệp, là một xã thuộc vùng sâu của huyện Tân Hiệp, 100% dân số sống bằng nông nghiệp sản xuất lúa 2 vụ, đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp. Ngay từ đầu năm học khi được phân công giảng dạy lớp 9, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với các em học sinh của lớp. Chất lượng chung các môn học cũng như môn Tiếng Anh năm học lớp 8 tương đối cao trên 90% đạt trên trung bình. Nhưng khi hỏi các em “ có thích học từ vựng hay không ? từ vựng dễ hay khó học ? “Đa số các em đều tỏ ý không thích vì nó cho là khi học thuộc ở nhà rồi nhưng đến lớp lại quên. Nguyễn Thị Tuyết Anh – THCS Thạnh Đông B – Tân Hiệp Trang 3
- * Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010 * 2.2. Những hạn chế khó khăn trong thực tế: Qua quá trình giảng dạy, qua các đợt sinh hoạt chuyên môn và qua trao đổi với đồng nghiệp bản thân thấy tình hình học tập nôm Anh văn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: - Về phía học sinh: Nhìn chung học sinh rất “sợ” và “ngại” học từ mới, việc sử dụng từ còn nhiều hạn chế như: viết sai chính tả, phát âm từ sai, sử dụng từ không chính xác, không phù hợp với ngữ cảnh. Đa số các em chỉ có thói quen học thuộc từ đơn giản hoặc nghĩa của từ. Một số em chỉ học vẹt, đối phó để xung phong lên bảng viết từ mới và sau đó khi cần dùng đến thì quên mất hoặc không biết sử dụng từ nhu thế nào. Có nhiều em thì cố học thuộc hết từ mới mà các em đã gặp nên thấy bài nào từ mới cũng nhiều dẫn đến tâm lí sợ và ngại học từ. Vì thế học sinh có ý không học nữa, hoặc học không có hiệu quả. Tất cả những vấn đề trên là do các em chưa biết cách học từ vựng, chưa tìm ra cho mình một phương pháp học từ vựng thích hợp. -Về phía giáo viên: Thực tế việc dạy và học từ vựng ở trường THCS đang là vấn đề đáng quan tâm của giáo viên dạy môn Tiếng Anh. Những năm trước, các giáo viên thực sự lúng túng khi muốn dạy từ vựng cho một tiết học. Họ có thể dạy cả hàng chục từ nếu có trên một đơn vị bài học mà không cần quan tâm đến sự liên quan của từ với chủ đề bài học, không quan tâm đến tâm trạng của học sinh hoặc thậm chí học sinh có thể dùng được từ vựng trong giao tiếp hay không. Những năm trở lại đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ đã được thực hiện các kỹ thuật dạy từ vựng đã được tập huấn cho các giáo viên, việc sử dụng các kỹ thuật đó song vẫn còn lúng túng khi muốn gợi ý một từ thông qua đồ dùng, cho ví dụ, giải thích từ mình cần dạy như thế nào để thật ngắn gọn, dẽ hiểu, nhất là những từ trừu tượng. Trong việc chọn từ để dạy cho một tiết học, ôn tập hoặc củng cố lại từ đã học trở thành một gánh nặng cho giáo viên, do vậy họ có thể tảng lờ việc ôn từ đã học ở những tiết học có cơ hội ôn từ v.v. Từ những vấn dề Nguyễn Thị Tuyết Anh – THCS Thạnh Đông B – Tân Hiệp Trang 4
- * Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010 * trên tôi thực sự phải đầu tư thời gian cho việc soạn và dạy từ vựng như thế nào để học sinh thích học từ vựng nói riêng và thích học bộ môn Anh văn nói chung. *Tình hình học Anh văn ở trường THCS THẠNH ĐÔNG B nói riêng: Qua những vấn đề nêu về việc soạn và dạy từ vựng như thế nào để học sinh thích học từ vựng nói riêng và thích học bộ môn nói chung ở trên cũng được thể hiện rõ nét trong quá trình dạy và học môn Tiếng Anh của giáo viên và học sinh ở trường THCS Thạnh Đông B. Những khảo sát ban đầu để kiểm tra việc học từ vựng và vận dụng từ vựng trong giao tiếp của học sinh ở trường THCS Thạnh Đông B Bước vào tuần thứ tư của kì I tôi đã đối thoại với học sinh để làm những khảo sát nhỏ cho khối lớp tôi đang dạy để xác định xem học sinh học từ, phát âm từ và vận dụng từ vào gio tiếp ở múc độ nào, lỗi mà các em thường mắc phải là gì để có hướng giải quyết. Sau đây là những hội thoại dùng để khảo sát và những vấn đề d97o7c5 rút ra từ các khảo sát đó: Hội thoại khảo sát 1: - T:Good morning ! - S1: / guds ‘mↄ:niη/ - S2:/gud ‘mↄsniη/ - S3:gud ‘mↄniηs/ Với 3 học sinh này việc đáp lại lời chào của giáo viên là đúng nhưng cả 3 em đều phát âm từ bị sai, từ không có âm “s” nhưng hầu hết các em khi phát âm ra đều có âm “s” nhưng 3 em đọc ở 3 vị trí khác nhau. Hội thoại khảo sát 2: - T: What ‘s this ?( Teacher shows students awaste basket) - S1:/weis beikit/ - S2: /wei beikits/ - S3: /weis beiskits/ Với 3 học sinh này việc trả lời câu hỏi của giáo viên đã được các em xác Nguyễn Thị Tuyết Anh – THCS Thạnh Đông B – Tân Hiệp Trang 5
- * Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009-2010 * định đúng vật và tên của vật bằng Tiếng Anh nhưng cả 3 đều phát âm từ bị sai và hầu hết các em chưa chú ý đến âm /s/, từ được phát âm đúng là/ weist bӕkit/ Lỗi phát âm được lặp lại, do đó tôi có thể khẳng định được học sinh chưa có ý thức luyện âm hoặc không dùng từ nhiều trong giao tiếp, do vậy quên từ hoặc quên cách phát âm từ dẫn đến tự do phát âm không cần biết sai hay đúng. Lỗi này hoàn toàn trầm trọng khi giao tiếp, người nghe sẽ hiểu sai nội dung thông báo của câu. Ví dụ 1:thay vì nói tôi 30 tuổi người giao iếp này đã nói: - am thirsty (I’m thirty ) Như vậy người nghe sẽ hiểu là người nói đang khát nước, người nghe sẽ tiếp tục hội thoại bằng câu: - Would you like some drink ? Ví dụ 2:Thay vì việc nói em gái tôi sáu tuổi, người giao tiếp này đã nói: - My sister is sick Người nghe hiểu là người đang nói thông báo việc em gái của người này đang bị ốm nặng, người nghe sẽ tiếp tục hội thoại : - Oh, poor her. I’ll come to see her if I have time 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 3.1 Các giải pháp khắc phục khó khăn: 3.1.1- Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: Trường lớp, thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều mặt cho cả thầy và trò. Trong những năm trước do khó khăn về cơ sở vật chất Trường THCS Thạnh Đông B hoạt động trong một điều kiện môi trường chưa thuận lợi. Chẳng hạn như trường lớp không đúng qui cách, không có sân chơi, không có hệ thống điện trong lớp học, không có phòng thiết bị – thư viện Do đó một trong những yếu tố nâng cao chất lượng dạy và học là trang thiết bị CSVC để phục vụ công tác dạy học. Một thầy giáo giỏi phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt động để trong đó có sự tương tác giữa các tri thức Nguyễn Thị Tuyết Anh – THCS Thạnh Đông B – Tân Hiệp Trang 6